Biện pháp 4: Đẩy mạnh thực hiện hoạt động nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường văn hóa I (Trang 98 - 101)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

90

* Mục tiêu của biện pháp

- Trang bị cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nắm vững kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành và nâng cao năng lực tự học, tự KT, ĐG KQHT cho bản thân các em.

- Giúp học sinh nắm vững phương pháp, kỹ năng tự học, tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của chính mình, đồng thời giúp học sinh có kế hoạch điều chỉnh quá trình học tập cho phù hợp.

* Nội dung và quy trình thực hiện biện pháp Bước 1:Xây dựng kế hoạch thực hiện

- Hiệu trưởng giao cho phòng Đào tạo đánh giá thực trạng vận dụng các kỹ năng, phương pháp tự KT, ĐG kết quả học tập của học sinh trong nhà trường hiện nay: Kỹ năng giải bài tập; kỹ năng đọc sách, tạp chí; kỹ năng khái quát hoá, hệ thống hoá, cá biệt hoá,...

- Từ đánh giá thực trạng vận dụng các kỹ năng tự KT, ĐG của học sinh, Hiệu trưởng giao cho phòng Đào tạo tham mưu xây dựng kế hoạch tập huấn các kỹ năng tự KT, ĐG cho toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên để hướng dẫn cho học sinh.

- Tổ chức hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong thời gian hoạt động đầu khoá và duy trì, củng cố các kỹ năng này trong suốt quá trình học, làm tiền đề cho học sinh nâng cao năng lực tự kiểm tra, đánh giá khi đã bước vào các trường chuyên nghiệp, thậm chí trong cuộc sống sau này.

Bước 2: Tổ chức thực hiện biện pháp

- Ban Giám hiệu triển khai kế hoạch tập huấn cho toàn thể giáo viên các kỹ năng tự KT, ĐG theo các nội dung:

+ Kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo: Các yêu cầu cơ bản khi đọc sách, các bước để đọc sách.

+ Kỹ năng giải các bài tập nhận thức: Các bước để giải bài tập nhận thức. + Kỹ năng khái quát hoá và hệ thống hoá trong học tập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

91

+ Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học: Các bước tự kiểm tra, đánh giá (nhận thức rõ mục đích và nội dung cần kiểm tra, đánh giá; đối chiếu khách quan giữa nội dung kiểm tra đánh giá so với chuẩn; tự nhận xét lý do đạt được, chưa đạt được so với chuẩn). Hình thức tự kiểm tra (tự mình kiểm tra, học sinh kiểm tra đánh giá lẫn nhau).

- Hiệu trưởng giao cho lãnh đạo hai bộ môn phân công giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng tự KT, ĐG; phòng Đào tạo lên lịch cụ thể để giáo viên lên lớp hướng dẫn cho học sinh.

- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh về lý thuyết chung đối với từng kỹ năng, tiến hành làm mẫu cụ thể, tỷ mỷ đối với từng kỹ năng và yêu cầu học sinh thực hành theo mẫu, kịp thời uốn nắn, hướng dẫn học sinh khắc phục những sai sót trong trong quá trình thực hiện.

- Sau đợt tập huấn, cần tiếp tục phân công giáo viên thường xuyên hướng dẫn học sinh củng cố lại các kỹ năng mới được hình thành.

Bước 3: Chỉ đạo thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng cử CBQL có kinh nghiệm tập huấn cho đội ngũ giáo viên, đồng thời giao trách nhiệm cho các bộ môn và từng giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình.

- Chỉ đạo phòng Đào tạo, hai bộ môn thực hiện tốt công tác đánh giá, rút kinh nghiệm sau tập huấn; hàng tuần, hàng tháng yêu cầu giáo viên các bộ môn báo cáo kết quả việc hướng dẫn học sinh củng cố các kỹ năng tự KT, ĐG để kịp thời rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại, yếu kém.

Bước 4:Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện

- Ban Giám hiệu tiến hành KT, ĐG, rút kinh nghiệm đợt tập huấn để điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra các nội dung giáo viên hướng dẫn cho học sinh kỹ năng tự KT, ĐG thông qua hồ sơ, giáo án lên lớp của giáo viên, vở ghi chép của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

92

- Tăng cường công tác kiểm tra việc vận dụng các kỹ năng tự KT, ĐG mà học sinh đã được hướng dẫn thông qua kỹ năng thực hành của học sinh.

* Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Việc đánh giá thực trạng vận dụng các kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đảm bảo chính xác, khách quan; phải phân tích, đánh giá chính xác những điểm mạnh, chỉ rõ những điểm còn tồn tại để tập trung cho việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện những kỹ năng học sinh còn yếu.

- Phải có thời gian kiên trì hướng dẫn và luyện tập kỹ năng tự KT, ĐG KQHT cho học sinh, bởi vì: Quá trình hình thành bất kỳ một kỹ năng nào cho học sinh đều phải trải qua các bước nhận thức, thể nghiệm, thành thạo trong luyện tập và sáng tạo. Đòi hỏi giáo viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, đầu tư thời gian, công sức, tận tình với công việc để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường văn hóa I (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)