Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường văn hóa I (Trang 107 - 127)

Các nhóm biện pháp quản lý hoạt động KT, ĐG KQHT của học sinh ở trường Văn hoá I có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau, biện pháp này vừa là tiền đề xuất phát vừa là cơ sở của nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường ngày càng phát triển.

Nhóm biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh về hoạt động KT, ĐG là biện pháp then chốt, mang tính quyết định, là điều kiện và tiền đề để thực hiện các nhóm biện pháp còn lại. Đồng thời, các biện pháp còn lại cũng có tác động trở lại nhóm biện pháp chỉ đạo này nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, tạo điều kiện để nhóm biện pháp này thực hiện có hiệu quả hơn.

Nhóm biện pháp chỉ đạo xây dựng kế hoạch và quy trình KT, ĐG cho các môn học sinh nhằm đảm bảo yêu cầu đánh giá thường xuyên và có hệ thống, là cơ sở để thực hiện các biện pháp còn lại.

Việc tăng cường sử dụng các hình thức KT, ĐG nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh sẽ giúp học sinh hứng thú học tập hơn, phát huy khả năng sáng tạo, khả năng giải quyết hợp lý với các tình huống cụ thể trong cuộc sống, từ đó giúp các em nhận thức đầy đủ, đúng đắn về hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

99

Việc bồi dưỡng kỹ năng tự KT, ĐG KQHT sẽ giúp học sinh học tập và rèn luyện tốt hơn. Khi kết quả học tập, rèn luyện của học sinh được nâng lên sẽ tác động trở lại thúc đẩy niềm say mê học tập, từ đó các em sẽ chấp hành nghiêm túc quy chế thi, kiểm tra.

Một yếu tố có vai trò rất quan trọng nữa là tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống gian lận, tiêu cực trong thi cử. Việc làm này được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, khách quan sẽ nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường, khi đó sẽ khuyến khích, thúc đẩy đội ngũ giáo viên tích cực sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; đồng thời sẽ nâng cao năng lực tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho các em.

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và trong quá trình thực hiện hoạt động KT, ĐG KQHT của học sinh nói riêng, nhất là khâu quản lý đề thi, kiểm tra, xây dựng bộ đề thi là sự hỗ trợ đắc lực trong việc đổi mới hoạt động KT, ĐG KQHT của học sinh trong nhà trường; đồng thời là công cụ, phương tiện quan trọng để quản lý, triển khai và thực hiện các biện pháp còn lại.

Như vậy, các nhóm biện pháp quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng trường Văn hoá I - Bộ Công an nhằm nâng cao kết quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có mối quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.Thực hiện tốt các biện pháp quản lý nêu trên sẽ góp phần thúc đẩy và ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị mà cấp trên giao phó.

3.4. Khảo nghiệm các biện pháp quản lý đã đề xuất

Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 50 người, trong đó có 10 cán bộ quản lý, gồm: Ban Giám hiệu; lãnh đạo phòng Đào tạo; lãnh đạo hai Bộ môn và 40 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại nhà trường.

Mỗi biện pháp quản lý đã đề xuất, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi ở 3 mức độ (Rất cần thiết - Cần thiết - Không cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

100

thiết và Rất khả thi - Khả thi - Không khả thi), kết quả thăm dò ý kiến được tổng hợp trong bảng sau đây:

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV và HS về hoạt động KT, ĐG KQHT của học sinh 90 10 - 82 18 - 2 Tăng cường sử dụng các hình thức KT, ĐG nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập 92 8 - 82 8 10 3

Xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra, đánh giá cho các môn học

88 12 - 72 28 -

4

Đẩy mạnh thực hiện hoạt động nâng cao năng lực tự KT, ĐG KQHT cho HS

96 4 - 68 32 -

5

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống hiện tượng tiêu cực trong thi cử

84 16 - 78 16 6

6

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh

86 14 - 76 20 4

Về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất: Tất cả các biện pháp quản lý đã đề xuất trong luận văn đều được cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường đánh giá ở mức độ “rất cần thiết” với tỷ lệ cao trên 80%. Đối với biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động nâng cao năng lực tự kiểm tra, đánh giá cho học sinh được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở mức độ “rất cần thiết” với tỷ lệ cao nhất (96%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

101

Về tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất: Tuy được đánh giá ở mức độ “rất khả thi” khá cao, nhưng so với mức độ rất cần thiết thì vẫn thấp hơn. Biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động nâng cao năng lực tự kiểm tra, đánh giá cho học sinh được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở mức độ “rất cần thiết” với tỷ lệ cao nhất 96%, nhưng đánh giá về tính khả thi thì mức độ

“rất khả thi” chỉ đạt tỷ lệ khiêm tốn là 68%. Từ các kết quả khảo nghiệm cho thấy:

- Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đã được đề xuất đều cần thiết với điều kiện thực tế của trường Văn hoá I - Bộ Công an.

- Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đã được đề xuất đều khả thi trong điều kiện được tổ chức thực hiện đồng bộ tại đơn vị.

Kết luận Chƣơng 3

Từ thực tế quản lý của Hiệu trưởng nhà trường đối với hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh ở trường Văn hoá I - Bộ Công an chúng tôi đã nêu ra những cơ sở pháp lý, các nguyên tắc đề xuất biện pháp và đã đề ra 06 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh ở trường Văn hoá I - Bộ Công an.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

102

Các biện pháp quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh đã được đề xuất là những biện pháp đề ra để khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong quá trình quản lý hoạt động này của nhà trường; đồng thời góp phần giải quyết các mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường với các điều kiện thực tế của đơn vị trong thời gian qua.

Mỗi biện pháp đề xuất đều có cơ sở lý luận, mục tiêu, nội dung và quy trình thực hiện, kèm theo các điều kiện để thực hiện biện pháp. Trong mỗi biện pháp đều thể hiện rõ những tác động quản lý để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện trong thực tế công tác.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Nghiên cứu hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh ở trường THPT dưới góc độ của khoa học quản lý, luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về quản lý và một số vấn đề cơ bản về KT, ĐG và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

103

quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh ở trường THPT. Việc nghiên cứu lý luận nêu trên đã định hướng và xác lập cơ sở giúp chúng tôi đề xuất các biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng trong quá trình quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh ở trường Văn hóa I - Bộ Công an.

1.2. Trường Văn hoá I là trường đặc thù của ngành Công an, nhà trường có nhiệm vụ đào tạo văn hóa THPT cho học sinh người dân tộc thiểu số và học sinh thuộc Bộ An ninh nước CHDCND Lào. Vì vậy, công tác giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh nâng cao ý thức tự giác, tích cực trong học tập và rèn luyện, nghiêm túc chấp hành quy chế thi và kiểm tra, kiên quyết chống lại các biểu hiện tiêu cực trong thi cử là điều rất quan trọng, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường cần phải nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, mục đích, ý nghĩa của hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh, coi quản lý hoạt động KT, ĐG là một nội dung trọng tâm của hoạt động quản lý.

1.3. Luận văn đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng trong việc thực hiện hoạt động KT, ĐG KQHT của học sinh ở trường Văn hóa I thông qua điều tra, khảo sát, tìm hiểu các nguyên nhân của thực trạng đó, lý giải cụ thể các nguyên nhân cơ bản tác động, chi phối và ảnh hưởng đến hoạt động này. Từ đó khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lý hoạt động KT, ĐG KQHT của học sinh ở trường THPT.

1.4. Để nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh ở trường Văn hóa I - Bộ Công an đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới, nhà trường cần thực hiện tốt một số nội dung sau đây:

- Tăng cường công tác giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn học tập và làm theo 6 điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy CAND, là tấm gương sáng để học sinh noi theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

104

- Tổ chức tốt công tác phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về quy chế thi cho đội ngũ giáo viên và học sinh. Tổ chức, chỉ đạo giáo viên tập huấn cho học sinh về kỹ năng tự KT, ĐG kết quả học tập của mình.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường, chống mọi biểu hiện gian lận, tiêu cực trong thi cử. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế thi, kiểm tra.

- Quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh toàn trường. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên tận tâm với công việc chuyên môn của mình. Xây dựng môi trường nhà trường thực sự mô phạm, tạo niềm tin để học sinh phấn đấu vươn lên.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Công an

- Cần hướng dẫn, chỉ đạo sát sao đối với Công an các tỉnh có chỉ tiêu tuyển sinh vào học tại trường Văn hoá I về công tác sơ tuyển tại địa phương. Đảm bảo đúng đối đượng, trình độ, khu vực, địa bàn, thành phần dân tộc,…theo quy định của Bộ Công an. Tiến hành Thanh tra, xử lý các tập thể, cá nhân vi phạm các quy định này.

- Không xét cử tuyển vào học tại các trường CAND đối với các trường hợp vi phạm nội quy, bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên, hoặc đã tốt nghiệp THPT nhưng chưa được kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Các trường hợp này nên bàn giao cho Công an địa phương nơi sơ tuyển để thực hiện nghĩa vụ trong ngành Công an, hết thời hạn nghĩa vụ thì cho ra quân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Đối với Sở GD & ĐT Thái Nguyên

- Có các văn bản hướng dẫn cụ thể, tổ chức tập huấn để giáo viên nhà trường thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học.

- Có kế hoạch tổ chức thực hiện và thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, đánh giá của đội ngũ giáo viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

105

- Chỉ đạo cụ thể trong việc triển khai các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc thù môn học, cấp học.

2.3. Đối với nhà trường

- Ban Giám hiệu cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh, coi đây là công việc cấp bách cần làm ngay để đảm bảo tính nghiêm minh, chính xác, khách quan trong thi cử.

- Có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường nhằm nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà cấp trên giao phó.

- Khuyến khích giáo viên sử dụng có hiệu quả các hình thức KT, ĐG kết quả học tập của học sinh nhằm tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho học sinh trong học tập và đạt chuẩn kiến thức kỹ năng.

- Tăng cường dự giờ, thăm lớp, kiểm tra chặt chẽ quy chế chuyên môn của các tổ chuyên môn, của đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Lê Khánh Bằng (1998), Kiểm tra việc lĩnh hội tri thức của học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

106

2. Bộ Công an (2007), Quy chế quản lý giáo dục học sinh các trường Văn hoá Công an nhân dân.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường THPT.

4. Nguyễn Đức Chính (2009), Tập bài giảng đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học, ĐHSP Hà Nội.

5. Phạm Khắc Chương (1997), Jan Amos Komenxky, Ông tổ của nền sư phạm cận đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Đỗ Ngọc Đạt (2003), Tổ chức nghiên cứu trong quản lý giáo dục, Tập bài giảng dành cho học viên cao học QLGD, ĐHSP Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Hà Thị Đức (1989), Đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá kiến thức học sinh, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

9. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1988), Tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Phạm Minh Hạc và các tác giả (1998), Những vấn đề về quản lý nhà nước,

quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội. 11. Nguyễn Kế Hào (2006), Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp

đánh giá đối với giáo dục phổ thông, Cao đẳng và Đại học sư phạm, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

12. Harcold Koontz (1992), Những vấn đề cố yếu của quản lý, NXB khoa học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường văn hóa I (Trang 107 - 127)