Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường văn hóa I (Trang 88 - 90)

3.1.1. Đảm bảo tính khoa học

Để đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động KT, ĐG KQHT của học sinh nhất thiết phải có hoạt động quản lý. Quản lý là một khoa học và phải đảm bảo được 4 chức năng, đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Vận dụng khoa học quản lý vào lĩnh vực hoạt động KT, ĐG KQHT của học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

80

sinh đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính khoa học về kỹ năng quản lý và kỹ năng thực hiện hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh.

3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp đề xuất phải được tiến hành một cách khoa học, đồng bộ và được xây dựng dựa trên những tri thức của khoa học quản lý giáo dục, phải được hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm tác động tích cực đến hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Các biện pháp đề xuất phải phát huy được những ưu điểm, những thành quả đã đạt được của các biện pháp đang tiến hành và khắc phục những tồn tại, yếu kém, từ đó tìm ra những biện pháp, hướng đi mới thuận lợi hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.

3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn

Kết quả khảo sát thực tế hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh ở trường Văn hóa I - Bộ Công an cho thấy đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế từ khâu ra đề, coi và chấm thi; quy trình tổ chức và thực hiện KT, ĐG còn chưa thống nhất, thiếu khách quan và chưa khoa học.

Vì vậy, các biện pháp quản lý đề xuất phải phù hợp với với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mục tiêu đào tạo của nhà trường. Đồng thời, phải phù hợp với các điều kiện thực tế của nhà trường, với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh là người dân tộc thiểu số, đặc điểm tổ chức quản lý của nhà trường, với tình hình thưc tế của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên thì các biện pháp quản lý mới thực sự đem lại hiệu quả thiết thực như mong đợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

81

Các biện pháp đề xuất phải tuân thủ các nguyên tắc, quy trình của hoạt động KT, ĐG, phải có điều kiện thực thi trong hoàn cảnh thực tế của nhà trường, từ đó góp phần thúc đẩy công tác giảng dạy và học tập của nhà trường ngày càng phát triển.

3.2. Một số biện pháp nâng cao kết quả quản lý hoạt động KT, ĐG KQHT của học sinh ở trƣờng Văn hoá I - Bộ Công an

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường văn hóa I (Trang 88 - 90)