huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong QTHT
* Mục tiêu của biện pháp
- Nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của người Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh, trong đó có chỉ đạo sử dụng các hình thức KT, ĐG nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
- Phát huy sự năng động, sáng tạo và khuyến khích đội ngũ giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá đa dạng, phong phú, gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập thông qua việc sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
* Nội dung và quy trình thực hiện biện pháp Bước 1:Xây dựng kế hoạch thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
85
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng các hình thức KT, ĐG KQHT của học sinh, Hiệu trưởng giao cho phòng Đào tạo nghiên cứu, tham mưu xây dựng kế hoạch sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường hiện nay.
- Phòng Đào tạo dự thảo các quy định, hướng dẫn về việc sử dụng các hình thức KT, ĐG KQHT của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập, trình Hiệu trưởng duyệt, ký ban hành.
- Chỉ đạo phòng Đào tạo phối hợp với hai bộ môn nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường; yêu cầu đội ngũ giáo viên tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy và sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường.
Bước 2: Tổ chức thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng giao cho phòng Đào tạo phối hợp với hai bộ môn tiến hành khảo sát thực trạng hiệu quả sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường.
- Phòng Đào tạo xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, năng lực thực hiện hoạt động KT, ĐG cho đội ngũ giáo viên.
Bước 3: Chỉ đạo thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nghiên cứu kỹ các văn bản pháp quy về quy chế thi cử, về hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh, từ đó yêu cầu giáo viên đề xuất các hình thức KT, ĐG phù hợp với đặc điểm của từng môn học.
- Chỉ đạo tổ chức các buổi toạ đàm, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm nhằm đưa ra những hình thức KT, ĐG phù hợp đối với mỗi môn học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
86
- Hiệu trưởng giao cho phòng Đào tạo thường xuyên kiểm tra hồ sơ giáo án, hồ sơ kiểm tra, đánh giá của giáo viên, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá; phỏng vấn học sinh về mức độ hứng thú với các hình thức kiểm tra, đánh giá mà các thầy cô giáo đã sử dụng.
- Lãnh đạo hai bộ môn phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về hoạt động KT, ĐG của giáo viên trong bộ môn mình phụ trách, biểu dương những cá nhân tích cực sử dụng đa dạng các hình thức KT, ĐG, tạo hứng thú, sự say mê học tập cho học sinh, kích thích khả năng tìm tòi, thích khám phá của các em học sinh.
- Hiệu trưởng chỉ đạo tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của đội ngũ giáo viên, chú trọng kiểm tra việc thực hiện tiến độ theo phân phối chương trình, tiến độ thực hiện KT, ĐG theo kế hoạch và các phương pháp KT, ĐG đã thực hiện.
- Nhà trường tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm; khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt; nhắc nhở, phê bình, xử lý nghiêm đối với những tập thể, cá nhân vi phạm trong quá trình dạy học.
* Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Để biện pháp được thực hiện có hiệu quả, rất cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ - Ban Giám hiệu nhà trường mà người đứng đầu là Hiệu trưởng; sự trăn trở, hối thúc của các cấp quản lý trong việc đánh giá thực kết quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
- Sự tích cực, nhiệt tình, ham học hỏi của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong việc tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, thường xuyên nghiên cứu, đề ra những hình thức KT, ĐG đa dạng, phong phú, tạo được sự hứng khởi trong học sinh.