trƣờng Văn hoá I - Bộ Công an
Thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của mỗi năm học, trong những năm gần đây, Đảng ủy - Ban Giám hiệu trường Văn hóa I - Bộ Công an đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên tất cả các mặt hoạt động nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường. Trong đó, công tác đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng của chương trình giáo dục trung học phổ thông ở các cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo được xem là giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh kết quả học tập của học sinh ở trường Văn hóa I - Bộ Công an, chúng tôi sử dụng mẫu phiếu số 2 (câu 1) để tiến hành khảo sát đối với 50 người (10 CBQL, 40 giáo viên) và tập trung đánh giá ở một số nội dung cơ bản sau đây:
2.4.1. Thực trạng công tác chỉ đạo lập kế hoạch, ra đề thi, kiểm tra
Chất lượng, hiệu quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phụ thuộc rất lớn vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc lập kế hoạch, ra đề thi, kiểm tra và công tác quản lý của Hiệu trưởng nhà trường trong quá trình thực hiện. Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng vấn đề này, kết quả được thể hiện ở bảng 2.11.
Bảng 2.11. Công tác chỉ đạo việc lập kế hoạch, ra đề thi, kiểm tra
TT Chỉ đạo việc lập kế hoạch, ra đề thi, kiểm tra
Mức độ (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
67
SL % SL % SL %
1
Chỉ đạo việc lập kế hoạch KT, ĐG KQHT của HS theo tháng, học kỳ, năm học
43 86 7 14 - -
2
Chỉ đạo việc ra đề thi, kiểm tra, lập bộ đề thi, kiểm tra cho mỗi khối, lớp
36 72 10 20 4 8
3 Chỉ đạo quản lý và sử dụng đề
thi, kiểm tra theo quy định 38 76 9 18 3 6 4
Chỉ đạo chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác thi, kiểm tra
37 74 13 26 - -
Kết quả bảng 2.11 cho thấy, CBQL và giáo viên của nhà trường đánh giá công tác lập kế hoạch, ra đề thi, kiểm tra với tỷ lệ tương đối cao. Cụ thể: Việc chỉ đạo lập kế hoạch KT, ĐG KQHT của học sinh theo tháng, học kỳ, năm học được đánh giá tốt với tỷ lệ 86%. Điều này chứng tỏ rằng, trong những năm qua nhà trường đã làm tốt công tác này. Đối với công tác chỉ đạo quản lý và sử dụng đề thi, kiểm tra theo quy định được CBQL và giáo viên đánh giá tốt với tỷ lệ 76%; công tác chỉ đạo việc ra đề thi, kiểm tra, lập bộ đề thi, kiểm tra cho mỗi khối, lớp được 72% CBQL, GV đánh giá tốt; 74% CBQL và giáo viên đánh giá tốt công tác chỉ đạo chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác thi, kiểm tra.
Tuy nhiên, có 8% CBQL và giáo viên cho rằng công tác chỉ đạo việc ra đề thi, kiểm tra, lập bộ đề thi, kiểm tra cho mỗi khối, lớp là chưa tốt và 6% cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng công tác chỉ đạo quản lý và sử dụng đề thi, kiểm tra theo quy định chưa được thực hiện tốt.
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn đồng chí Đại úy Đào Thị Thu Hằng - giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, đồng chí cho rằng: “Công tác chỉ đạo lập kế hoạch ra đề thi, kiểm tra cơ bản đã được thực hiện tốt. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch thi, kiểm tra theo từng tháng, học kỳ và cả năm học đã được xây dựng từ đầu năm học, nhưng đa phần chưa chi tiết, có đồng chí xây dựng kế hoạch một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
68
đằng nhưng lại thực hiện một nẻo, không tuân thủ các yêu cầu đã đề ra trong kế hoạch, cá biệt có đồng chí không hề thực hiện kế hoạch đã đề ra”.
Như vậy, Hiệu trưởng nhà trường cần phải chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh đảm bảo khoa học, chi tiết để triển khai thực hiện đồng bộ trong nhà trường. Chỉ đạo, quản lý công tác lập kế hoạch chi tiết, cụ thể theo từng tháng, từng học kỳ và cả năm học; chỉ đạo, quản lý việc sử dụng các đề thi, kiểm tra và lập bộ đề thi theo đúng quy định; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động này.
2.4.2. Thực trạng công tác chỉ đạo tổ chức thi, kiểm tra
Bên cạnh việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác lập kế hoạch, ra đề thi, kiểm tra thì công tác chỉ đạo tổ chức thi, kiểm tra cũng rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.
Kết quả khảo sát cho thấy, các ý kiến của CBQL và giáo viên nhà trường đều nhất trí đánh giá công tác chỉ đạo thi, kiểm tra kết quả học tập của học sinh tại nhà trường với tỷ lệ khá cao. Có 96% CBQL và giáo viên cho rằng công tác chỉ đạo thi, kiểm tra được thực hiện tốt theo đúng kế hoạch đã đề ra. Các công tác khác như: Chỉ đạo coi thi được đánh giá tốt với tỷ lệ cao (88%), công tác chỉ đạo tổ chức học tập quy chế thi, kiểm tra được đánh giá tốt với tỷ lệ 70%.
Bảng 2.12. Thực trạng công tác chỉ đạo tổ chức thi, kiểm tra
TT Chỉ đạo công tác thi, KT, ĐG KQHT của học sinh
Mức độ (%)
Tốt thườngBình Chưa tốt
SL % SL % SL %
1 Chỉ đạo tổ chức học tập quy chế
thi, kiểm tra 39 78 8 16 3 6
2 Chỉ đạo công tác thi, kiểm tra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
69
3 Chỉ đạo công tác coi thi 44 88 6 12 - - 4 Chỉ đạo công tác đảm bảo chế độ
cho giáo viên coi, chấm thi 35 70 9 18 6 12 5 Chỉ đạo công tác xử lý các
trường hợp vi phạm quy chế thi 33 66 10 20 7 14 Thực tế công tác chỉ đạo thi, kiểm tra tại trường đã có nhiều thành công và đạt kết quả tốt. Việc tổ chức thi hết học kỳ, thi kết thúc năm học được nhà trường đặc biệt quan tâm, luân chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, thành lập Ban Thanh tra thi, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi và tiến hành thực hiện theo đúng quy định.
Tuy nhiên, có 12% CBQL và giáo viên cho rằng công tác chỉ đạo việc đảm bảo chế độ cho giáo viên coi, chấm thi vẫn chưa được thực hiện tốt, chưa động viên, khuyến khích được tinh thần của đội ngũ làm công tác coi, chấm thi.
Bên cạnh đó, có tới 14% cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng công tác chỉ đạo xử lý các trường hợp vi phạm quy chế thi còn chưa tốt. Trên thực tế, việc xử lý giáo viên coi thi và học sinh vi phạm quy chế thi đôi khi chưa kiên quyết, chưa có tác dụng giáo dục và chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa các trường hợp khác, đôi khi còn nương nhẹ với hành vi này. Vì vậy, Hiệu trưởng nhà trường cần phải tăng cường chỉ đạo, yêu cầu thực hiện tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm của Ban Thanh tra thi, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi của nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đạo tạo trong thời gian tới.
Như vậy, đánh giá chung về công tác chỉ đạo thi, kiểm tra cho thấy: Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ GD &ĐT, Bộ Công an về công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động KT, ĐG KQHT của học sinh. Đã đề ra biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của nhà trường để thực hiện tốt hoạt động này. Qua hoạt động KT, ĐG KQHT của học sinh đã có tác dụng và ảnh hưởng tích cực đến công tác dạy và học trong nhà trường, đã động viên, khuyến khích phong trào “Dạy tốt, học tốt, rèn luyện tốt” trong nhà trường ngày càng phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
70
triển, tạo cơ hội tốt cho đội ngũ giáo viên được thể hiện trình độ, năng lực của bản thân; tạo động cơ, thái độ học tập đúng đắn, tâm lý phấn khởi, tinh thần học tập tích cực cho các em học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà cấp trên giao phó.
2.4.3. Chỉ đạo công tác chấm bài, công bố kết quả thi, kiểm tra
Việc chỉ đạo công tác chấm bài, công bố kết quả thi, kiểm tra luôn được Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm. Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng chỉ đạo công tác chấm bài, công bố kết quả thi, kiểm tra cho kết quả như sau:
Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo công tácchấm bài, công bố kết quả
TT
Chỉ đạo công tác chấm bài thi, kiểm tra,
công bố kết quả
Mức độ (%)
Tốt Bình thường Chưa tốt
CBQL GV CBQL GV CBQL GV
1 Phân công cặp giám khảo
chấm bài 20 67,5 50 20 30 12,5
2 Chỉ đạo chấm bài nghiêm
túc, khách quan, chính xác 80 57,5 20 42,5 - - 3 Chỉ đạo quy trình chấm 70 70 30 22,5 - 7,5 4 Chỉ đạo kiểm tra bài chấm
của giáo viên 30 70 60 25 10 5
5 Chỉ đạo công bố kết quả
công khai tới học sinh 70 82,5 30 12,5 - 5 6 Chỉ đạo công tác ghi điểm,
cộng điểm, lên điểm 80 82,5 20 15 - 2,5 7 Chỉ đạo công tác chấm phúc
khảo bài thi, kiểm tra 90 77,5 10 17,5 - 5 Kết quả bảng 2.13 cho thấy, CBQL và GV đều đánh giá công tác chấm bài thi, kiểm tra và công bố kết quả đến học sinh ở mức độ khá cao, điều này chứng tỏ nhận thức của đội ngũ CBQL và giáo viên ở khâu chấm bài và công bố kết quả KT, ĐG KQHT của học sinh là rất cần thiết và tập trung vào các hoạt động: Chỉ đạo chấm bài nghiêm túc, khách quan, chính xác; chỉ đạo công tác ghi điểm, cộng điểm, lên điểm; chỉ đạo công tác chấm phúc khảo bài thi, kiểm tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
71
Với công tác chỉ đạo chấm bài nghiêm túc, khách quan, chính xác được 80% CBQL đánh giá thực hiện tốt, nhưng chỉ có 57,5 giáo viên đánh giá tốt công tác này; 70% CBQL và giáo viên đánh giá tốt đối với công tác chỉ đạo quy trình chấm bài thi, kiểm tra. Công tác chỉ đạo việc ghi điểm, cộng điểm, lên điểm cũng được CBQL và giáo viên đánh giá cao (80% cán bộ quản lý và 82,5% giáo viên). Chỉ đạo công tác chấm phúc khảo bài thi, kiểm tra cũng được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở các mức độ lần lượt là 90% và 77,5%.
Tuy nhiên, có 12,5% giáo viên đánh giá công tác chỉ đạo phân công cặp giám khảo chấm bài chưa tốt, trong khi đó có tới 30% CBQL đánh giá công tác này chưa được thực hiện tốt. Trong chỉ đạo quy trình chấm, có 7,5% giáo viên cho rằng chưa được thực hiện tốt và 5% cũng là ý kiến của GV đánh giá công tác chỉ đạo kiểm tra bài chấm chưa tốt. Điều đó cho thấy, công tác chỉ đạo việc phân công cặp giám khảo chấm bài và kiểm tra bài chấm của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực sự sát sao và chưa kịp thời.
Có 5% ý kiến của giáo viên cho rằng việc công bố kết quả công khai tới học sinh chưa được thực hiện tốt. Thực tế cho thấy, việc chấm bài thi, kiểm tra nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng chấm bài, trả bài cho học sinh không tuân theo thời gian quy định, không đảm bảo về mặt tiến độ, có tình trạng trừ lỗi quá nặng, cộng sai điểm, bỏ sót bài làm, thậm chí không phân loại được trình độ của học sinh, dẫn đến sự tin tưởng của học sinh vào sự công bằng, công tâm chưa được khẳng định, và như thế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường.
Việc quản lý, chỉ đạo tổ chức thi, KT, ĐG KQHT của học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng trong tổ chức hoạt động giáo dục, trong đó công tác chỉ đạo chấm bài nghiêm túc, chính xác, khách quan, đảm bảo tiến độ công bố công khai kết quả KT, ĐG đến học sinh là một trong những khâu quan trọng của hoạt động KT, ĐG KQHT của học sinh. Vì vậy, Hiệu trưởng nhà trường phải có những biện pháp chỉ đạo, quản lý chặt chẽ hơn nữa nhằm thực hiện có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
72
hiệu quả hoạt động KT, ĐG KQHT của học sinh để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường trong thời gian tới.
2.4.4. Chỉ đạo quản lý hồ sơ thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xử lý vi phạm quy chế thi
Chỉ đạo công tác quản lý chặt chẽ hồ sơ thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xử lý vi phạm quy chế thi có vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học và hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Chúng tôi tiến hành khảo sát vấn đề này thu được kết quả trong bảng sau đây:
Bảng 2.14. Thực trạng công tác chỉ đạo quản lý hồ sơ thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xử lý vi phạm quy chế thi
TT
Chỉ đạo công tác quản lý hồ sơ KT, ĐG, thanh tra, xử lý vi
phạm quy chế thi
Mức độ (%)
Tốt Bình thường Chưa tốt
CBQL GV CBQL GV CBQL GV
1 Chỉ đạo công tác quản lý hồ sơ
kiểm tra, thi (đề thi, bài thi,…) 80 90 20 10 - - 2 Chỉ đạo công tác quản lý hồ sơ
sổ điểm của học sinh 70 95 30 5 - -
3
Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy chế thi, kiểm tra
60 80 40 20 - -
4 Chỉ đạo công tác đánh giá, rút
kinh nghiệm 70
77,
5 20 20 10 2,5 Kết quả bảng 2.14 cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức và đánh giá tốt về công tác chỉ đạo quản lý hồ sơ thanh tra, KT, ĐG, xử lý vi phạm các trường hợp vi phạm quy chế thi. Đối với công tác chỉ đạo quản lý hồ sơ kiểm tra, thi (đề thi, bài thi,…) được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở mức cao với các tỷ lệ lần lượt là 80% và 90%. Chỉ đạo công tác quản lý hồ sơ sổ điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
73
của học sinh cũng được đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở mức khá cao (70% cán bộ quản lý, 95% giáo viên). Công tác chỉ đạo đánh giá, rút kinh nghiệm sau các kỳ thi được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở các mức độ 70% và 77,5%. Đối với chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy chế thi, kiểm tra được cán bộ quản lý đánh giá hơi thấp ở mức 60%, còn đối với đội ngũ giáo viên là 80%.
Khảo sát thực tế tại trường và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Phòng Đào tạo cho thấy, nhà trường đã chỉ đạo làm tốt công tác quản lý hồ sơ thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xử lý vi phạm quy chế thi. Hồ sơ liên quan đến thi, kiểm tra được quản lý chặt chẽ, đề thi được bảo mật cao, bài thi của học sinh được lưu