Biện pháp 5: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường văn hóa I (Trang 101 - 105)

tượng tiêu cực trong thi cử

* Mục tiêu của biện pháp

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong quản lý và thực hiện hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh nhằm thực hiện Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” thực sự có hiệu quả, chất lượng và tạo được lòng tin với xã hội.

- Chấn chỉnh, siết chặt kỷ cương trong hoạt động dạy và học, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong hoạt động KT, ĐG KQHT của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

* Nội dung và quy trình thực hiện biện pháp Bước 1:Xây dựng kế hoạch thực hiện

- Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng các nội quy, quy định và quản lý chặt chẽ công tác ra đề thi, kiểm tra, coi thi và chấm thi, trả bài, đánh giá nhận xét kết quả bài làm của học sinh,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

93

- Xây dựng kế hoạch, lịch trình thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh.

- Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu đội ngũ giáo viên thực hiện nghiêm túc hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo đúng quy định thông qua thực hiện tốt các nội dung sau: Kế hoạch giảng dạy, kế hoạch thi - kiểm tra, hồ sơ chuyên môn, lịch báo giảng, thời khoá biểu.

- Xây dựng quy định cụ thể về chế độ khen thưởng xứng đáng, kịp thời đối với các tập thể và cá nhân nghiêm túc thực hiện và đạt được nhiều thành tích xuất sắc. Đồng thời, cần phải kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy chế thi, kiểm tra.

Bước 2: Tổ chức thực hiện biện pháp

- Xây dựng các quy định trong việc ra đề thi, kiểm tra.

+ Đối với đề kiểm tra 15 phút bắt buộc giáo viên phải có 02 đề khác nhau, ở các lớp khác nhau đề cũng phải khác nhau.

+ Đối với đề kiểm tra 1 tiết trở lên, nhà trường giao cho lãnh đạo hai bộ môn chỉ đạo giáo viên ra các đề khác nhau, sau đó chọn một số đề phù hợp, tiến hành thành lập ngân hàng đề kiểm tra 1 tiết do lãnh đạo hai bộ môn quản lý theo đúng quy định.

+ Đối với đề thi hết học kỳ, nhà trường giao cho phòng Đào tạo tổ chức cho hai bộ môn chỉ đạo giáo viên ra các đề khác nhau, sau đó chọn một số đề phù hợp (với tỷ lệ hợp lý), có phản biện đề, tiến hành thành lập ngân hàng đề thi hết học kỳ, trình Ban Giám hiệu duyệt, giao cho phòng Đào tạo niêm phong, quản lý theo đúng quy định.

- Thực hiện nghiêm túc công tác coi thi, kiểm tra.

+ Đối với bài kiểm tra 15 phút, giáo viên ra 02 đề và tiến hành coi thi nghiêm túc, đúng quy định, đúng thời gian làm bài, tránh tình trạng học sinh coi cóp bài của nhau, sử dụng tài liệu trong khi làm bài.

+ Đối với bài kiểm tra 1 tiết trở lên, khi giáo viên báo đến tiết kiểm tra, lãnh đạo bộ môn giao đề kiểm tra, đảm bảo tối thiểu mỗi lớp có 02 đề sao cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

94

hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng học sinh học tủ, coi cóp và sử dụng tài liệu trong khi làm bài. Giáo viên thực hiện nghiêm túc công tác coi thi, báo cáo, xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm quy chế thi, kiểm tra.

+ Đối với bài thi hết học kỳ, căn cứ kế hoạch tổ chức thi hết học kỳ của nhà trường, nhà trường thành lập Ban Thanh tra thi, Hội đồng coi và chấm thi, đề thi được sử dụng từ ngân hàng đề đã được Ban Giám hiệu duyệt. Công tác coi thi phải được thực hiện nghiêm túc, phân công cặp giám khảo coi thi, giám sát thi theo quy định. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy chế thi theo quy định của Bộ GD & ĐT và Bộ Công an.

- Thực hiện nghiêm túc công tác chấm bài thi, kiểm tra.

+ Các bài kiểm tra 15 phút, giao cho giáo viên chủ động coi, chấm và trả bài đúng thời gian quy định của Bộ GD & ĐT.

+ Các bài kiểm tra 1 tiết trở lên, bộ môn giao bài chấm chéo giữa các giáo viên trong tổ, bộ môn.

+ Các bài thi hết học kỳ, nhà trường chỉ đạo Hội đồng thi tiến hành dọc phách, chấm bài theo đúng nghiệp vụ, quy chế thi.

- Thông báo kết quả thi, kiểm tra đảm bảo thời gian quy định.

+ Các bài kiểm tra 15 phút, giáo viên trả bài và lấy điểm trên lớp đúng thời gian quy định.

+ Các bài kiểm tra 1 tiết trở lên, giáo viên trả bài theo đúng quy định của một tiết trả bài: Ghi lại đề bài, đáp án, biểu điểm, cho học sinh nhận xét về đề bài và bài làm của học sinh, giáo viên nhận xét chung, sửa lỗi cơ bản, trả bài, hướng dẫn học sinh đối chiếu kết quả bài làm với đáp án, nhận và giải đáp các thắc mắc, lấy điểm vào sổ.

+ Thông báo công khai kết quả học tập của học sinh theo từng tuần, tháng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

95

- Hiệu trưởng chỉ đạo phòng Đào tạo, hai bộ môn, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện đổi mới hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh cả về hình thức và nội dung.

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác coi thi, giám sát thi, chấm bài, công bố kết quả. Chỉ đạo giải quyết, xử lý các trường hợp vi phạm quy chế thi đảm bảo khách quan, chính xác, có tác dụng giáo dục trong nhà trường.

Bước 4:Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện

- Ban Giám hiệu nhà trường cần tăng cường kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên theo từng tháng, học kỳ, năm học để thực hiện tốt hơn hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của của học sinh.

- Chỉ đạo phòng Đào tạo tăng cường kiểm tra hồ sơ giáo án, sổ sách cá nhân của đội ngũ giáo viên, kiểm tra sổ điểm lớn để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn; tiến hành thanh tra việc chấm bài, cộng điểm, lên điểm,… Kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những tồn tại, thiếu sót. Chỉ đạo Ban Thanh tra thi, Hội đồng coi và chấm thi thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn nhằm chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, thiếu sót của hoạt động này.

*Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Các cấp, các ngành cùng chung tay giải quyết vấn nạn trong giáo dục, công tác chỉ đạo thực hiện phải xuyên suốt và thống nhất từ cấp vĩ mô, cách thức chống gian lận, tiêu cực trong thi cử phải được thực hiện đồng bộ và duy trì trong toàn ngành và trên toàn quốc.

- Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm, chỉ đạo sát sao hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh trong nhà trường, thực hiện tốt chế độ đối với cán bộ làm công tác thi cử.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy chế thi, kiểm tra, thực hiện công bằng trong giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

96

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường văn hóa I (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)