Kết luận chung về thực nghiệm

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 112 - 117)

Qua kết quả khảo sát của thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy rằng, khi dạy tác phẩm Đại cáo bình Ngô theo hướng dạy học TPNL trung đại trong sự so sánh với TPNL hiện đại đã thu được kết quả nhất định. Kết quả trên đã cho thấy tính khả thi của đề tài.

Tuy nhiên thời gian thực nghiệm luận văn chưa nhiều nên chưa có cơ hội kiểm chứng kết quả nhiều lần, địa bàn thực nghiệm còn hạn chế. Vì vậy kết quả thực nghiệm trên mới chỉ là kết quả bước đầu, chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát thêm để hoàn thiện hơn nữa hướng khai thác của đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN KẾT LUẬN

1. TPNL trung đại có một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam. Các TPNL trung đại cũng được đưa vào giảng dạy trong nhà trường từ rất lâu. Do vậy các nhà nghiên cứu và các thế hệ thầy cô giáo đã tốn không ít giấy mực nghiên cứu, tìm tòi về nội dung, nghệ thuật và phương pháp dạy học các TPNL trung đại. Tuy nhiên cho đến nay việc dạy văn nghị luận trung đại như thế nào cho thật hiệu quả và phù hợp với tư duy của lớp trẻ thời hiện đại lại là một vấn đề đang mở. Vì vậy ở đề tài này chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu "Dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so

sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại", với mong muốn góp một phần nhỏ

bé vào việc làm mới các giờ học TPNL trung đại ở trường phổ thông.

2. Khi thực hiện luận văn chúng tôi đã tiến hành theo chu trình như sau: Trước tiên tìm hiểu về những vấn đề lí luận về văn nghị luận, từ cơ sở lí luận về văn nghị luận chúng tôi tiến hành khảo sát thực tiễn việc dạy và học tác phẩm nghị luận ở trường phổ thông để có cơ sở thực tế cho việc triển khai đề tài. Từ việc khảo sát các TPNL được đưa vào trong chương trình THPT cho thấy Đại cáo bình NgôTuyên ngôn Độc lập là hai tác phẩm nghị luận tiêu biểu cho hai thời đại, chúng tôi đã lựa chọn hai tác phẩm này làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài. Trên cơ sở ý kiến đánh giá về hai tác phẩm Đại cáo

bình NgôTuyên ngôn Độc lập của các nhà nghiên cứu; qua hướng khai

thác giảng dạy hai tác phẩm này ở SGV và các tài kiệu tham khảo, chúng tôi đã đưa ra hướng khai thác của luận văn về dạy học Đại cáo bình Ngô trong

sự so sánh với Tuyên ngôn Độc lập. Từ sự định hướng trong giảng dạy, luận

văn tiến hành triển khai cụ thể thành một thiết kế thể nghiệm và đã cho dạy thực nghiệm ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, kết quả thu được tương đối khả quan.

3. Với những gì mà luận văn thể hiện, chúng tôi tin rằng luận văn đã có những đóng góp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Về mặt lí luận: Luận văn đã đưa ra một hướng tìm hiểu và giảng dạy tác phẩm Đại cáo bình Ngô theo hướng "dạy học tác phẩm nghị luận trung

đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại". Như vậy xét trên

bình diện lí luận sẽ là một hướng nghiên cứu mới về phương pháp dạy học TPNL trong sự so sánh mở rộng với những TPNL ở thời đại khác. Luận văn cũng góp một tiếng nói vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường phổ thông.

- Về mặt thực tiễn: Khi tiến hành dạy học tác phẩm Đại cáo bình Ngô

trong sự so sánh với Tuyên ngôn Độc lập chúng tôi đã thu được kết quả bước đầu. Như vậy tính khả thi của đề tài cũng đã một phần khẳng định sự đúng đắn của hướng dạy học do luận văn đề xuất. Do đó có thể nhận thấy dạy học tác phẩm Đại cáo bình Ngô trong sự so sánh với Tuyên ngôn Độc lập là hoàn toàn có thể thực hiện được và đạt được kết quả tốt. Luận văn đã đóng góp một cách giảng dạy Đại cáo bình Ngô có hiệu quả.

4. Tuy nhiên khi thực hiện đề tài chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn.

Do Đại cáo bình Ngô là một tác phẩm lớn, có giá trị nhiều mặt nhưng là một

tác phẩm ra đời cách đây đã mấy trăm năm do vậy lối tư duy của những thế hệ trẻ ngày nay đã khác xa nhiều, hơn nữa đây là một tác phẩm văn học cổ nên hàng rào ngôn ngữ cũng là một cản trở lớn đối với học sinh ngày nay. Vì vậy để tìm ra một hướng giảng dạy tác phẩm này cho hay và cuốn hút học sinh quả không dễ dàng. Hơn nữa do tâm lí của thế hệ trẻ hiện nay không còn mấy mặn mà, quan tâm đến văn chương, văn nghị luận nói chung và Đại cáo bình Ngô nói riêng vì vậy người làm luận văn như chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa bản thân tác giả luận văn vẫn còn non về kinh nghiệm giảng dạy và ít kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học do vậy luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong được các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Hoàng Hữu Bội (2003), Thiết kế bài học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp

NXB Giáo dục

3. Hoàng Hữu Bội (2003), Thiết kế bài học Ngữ văn 8 theo hướng tích hợp

NXB Giáo dục

4. Hoàng Hữu Bội (2006), Thiết kế dạy học Ngữ Văn 10, NXB Giáo dục 5. Hoàng Hữu Bội (2006), Thiết kế dạy học Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục

6. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Khắc Đàm...(2010) Hướng dẫn thực hiện chuẩn

kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10, NXB Giáo dục.

7. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Khắc Đàm...(2010) Hướng dẫn thực hiện chuẩn

kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11, NXB Giáo dục.

8. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Khắc Đàm...(2010) Hướng dẫn thực hiện chuẩn

kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, NXB Giáo dục.

9. Nguyễn Hải Châu (chủ biên) (2006), Giới thiệu Giáo án Ngữ văn 10, NXB Hà Nội.

10. Trần Thanh Đạm (chủ biên),(1971), Vấn đề giảng dạy TPVC theo thể loại,

NXB Giáo dục.

11. Hà Minh Đức (1998), Văn học Việt Nam hiện đại, bình giảng và phân tích

tác phẩm, NXBThanh Niên.

12. Nguyễn Văn Đường (2006), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, NXB Hà Nội

13. Nguyễn Văn Đường (2008), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, NXB Hà Nội

14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ

văn học, NXB Giáo dục.

15. Nguyễn Trọng Hoàn (2006), Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10, NXB Giáo dục. 16. Nguyễn Văn Hạnh (1999), Lí luận văn học- vấn đề và suy nghĩ, NXB

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

17. Nguyễn Thanh Hùng (2003), Hiểu văn dạy văn, NXB Giáo dục. 18. Nguyễn Phạm Hùng (1996), Văn học Lí - Trần nhìn từ thể loại, NXB

Giáo dục

19. Phan Trọng Luận (1996), Thiết kế bài học TPVC ở nhà trường phổ thông

NXB Giáo dục,

20. Phan Trọng Luận (2009), Văn học nhà trường- nhận diện, tiếp cận, đổi mới, NXB Đại học Sư phạm.

21. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), SGK Ngữ văn 10 (tập I) NXB Giáo dục.

22. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), SGV Ngữ văn 10 (tậpII) NXB Giáo dục

23. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), SGV Ngữ văn 11 (tậpI) NXB Giáo dục

24. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), SGV Ngữ văn 11 (tậpII) NXB Giáo dục

25. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), SGV Ngữ văn 12 (tập I) NXB Giáo dục

26. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), SGV Ngữ văn 12 (tậpII) NXB Giáo dục

27. Bảo Quyến (2003), Rèn kĩ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục 28. Nguyễn Huy Quát (2008), Nghiên cứu văn học và đổi mới phương pháp

dạy - học văn, NXB Đại học Thái Nguyên.

29. Nguyễn Quốc Siêu (2004), Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông, NXB Giáo dục

30.Trần Đình Sử (chủ biên) (2006), SGK Ngữ văn 10 (tập I), Ban khoa học xã hội và nhân văn, NXB Giáo dục.

31. Trần Đình Sử (chủ biên) (2006), SGV Ngữ văn 10 (tập II), Ban khoa học xã hội và nhân văn, NXB Giáo dục.

32. Trần Đình Sử (chủ biên) (2007), SGV Ngữ văn 11 (tập I), Ban khoa học xã hội và nhân văn, NXB Giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33. Trần Đình Sử (chủ biên) (2007), SGV Ngữ văn 11 (tập II), Ban khoa học xã hội và nhân văn, NXB Giáo dục.

34. Trần Đình Sử (chủ biên) (2008), SGV Ngữ văn 12 (tập I), Ban khoa học xã hội và nhân văn, NXB Giáo dục.

35. Trần Đình Sử (chủ biên) (2008), SGV Ngữ văn 12 (tập II), Ban khoa học

xã hội và nhân văn, NXB Giáo dục.

36. Trần Đình Sử (2002), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.

37. Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá, NXB Giáo dục.

38. Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Thị Thị Thu Thuỷ (2008), Vai trò của lập luận

trong văn nghị luận, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 31.

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)