Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 110 - 112)

Lớp - Trường Số

HS

Hiểu bài Hiểu sơ sài Không hiểu

SL % SL % SL %

Lớp 10A6-Trường THPT Tân Yên số 1 45 34 75.5 11 24.5 0 0

Lớp 10A14-Trường THPT Tân Yên số 1 42 27 64 13 31.3 2 4.7

Lớp 10A4- Trường THPT Nhã Nam 42 33 78.5 9 21.5 0 0

Lớp 10A2-Trường THPT Lạng Giang 1 46 36 78 10 22 0 0

Lớp10A17- Trường THPTLạng Giang 1 41 27 65.8 13 31.8 1 2.4

Tổng 216 157 72.6 56 26 3 1.4

Mặc dù thời gian thực nghiệm diễn ra rất ngắn chưa được kiểm chứng nhiều lần; địa bàn thực nghiệm còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở một số trường quanh địa bàn tỉnh Bắc Giang song nhìn vào kết quả trên ta nhận thấy hướng dạy dọc do luận văn đề xuất có tính khả thi. Khi thực hiện thực nghiệm sư phạm tác giả luận văn đã đi dự giờ một số lớp và nhận thấy như sau:

- Về phía giáo viên: Cơ bản đã tiến hành soạn giảng tác phẩm Đại cáo

bình Ngô theo đúng hướng mà luận văn đề xuất. Giáo viên tiến hành tổ chức,

gợi mở cho học sinh tìm hiểu tác phẩm Đại cáo bình Ngô theo hệ thống câu hỏi gợi dẫn và giờ học diễn ra khá sôi nổi.

- Về phía học sinh: Các em tương đối hào hứng khi học bài, trong giờ học có những lúc học sinh rất tĩnh và thực sự làm việc. Do có những câu hỏi mang tính chất so sánh mở rộng nên đã phát huy tương đối tốt sự hiểu biết và kết quả chuẩn bị bài ở nhà của các em (đó là phần đọc và tìm hiểu về Tuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau giờ học, chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng hiểu biết và hứng thú của học sinh, chúng tôi thu được kết quả tương đối khả quan và đã được thể hiện ở bảng số liệu trên.

Nếu so sánh với kết quả khảo sát ban đầu, chúng tôi nhận thấy như sau: Phương pháp truyền thống Phương pháp so sánh

Hiểu bài (%)

Hiểu sơ sài (%)

Không hiểu (%)

Hiểu bài (%)

Hiểu sơ sài (%)

Không hiểu (%)

60.8 32.8 6.4 72.6 26 1.4

Nhìn vào bảng so sánh trên chúng ta nhận thấy, sau khi học xong Đại

cáo bình Ngô trong sự so sánh với Tuyên ngôn Độc lập thì số lượng HS hiểu

bài tăng lên 11.8% , số lượng HS hiểu bài sơ sài là 26%, đã giảm 6.8%. Đặc biệt số lượng HS không hiểu bài chỉ còn lại 1.4%, đã giảm 5% so với kết quả khảo sát ban đầu. Từ kết quả này chúng tôi nhận thấy phương pháp so sánh có hiệu quả hơn trong dạy học TPNL trung đại và phần nào đó đã khẳng định hướng đi đúng đắn của đề tài.

Khi được hỏi về hứng thú của các em khi học Đại cáo bình Ngô có sự so sánh với Tuyên ngôn Độc lập, hầu hết các em nhận thấy cách học như vậy giúp các em nhớ kĩ hơn về Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc cũng như những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Em Đinh Xuân Hoàng HS lớp 10A2 trường THPT Lạng Giang 1 cho biết: "Khi học Đại cáo bình Ngô ở lớp 8, cô giáo có nói tới đoạn mở đầu bài cáo này như một bản tuyên ngôn, nhưng em không hiểu rõ mấy. Hôm nay học toàn bộ tác phẩm Đại cáo bình Ngô và khi học cô giáo luôn so sánh với Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh nên em đã hiểu được tại sao Đại cáo bình Ngô được coi là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai. Khi so sánh như vậy em hiểu rõ hơn về những nội dung và nghệ thuật của bài cáo. Em nhận thấy giữa hai tác phẩm này đúng là có rất nhiều điểm giống nhau mà trước đây em không hề nghĩ tới."

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy qua ý kiến của em Hoàng, mặc dù còn chưa đầy đủ nhưng cũng nhận thấy rằng khi dạy Đại cáo bình Ngô có sự so sánh với Tuyên ngôn Độc lập sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về tác phẩm và điều đặc biệt là giúp các em hiểu rõ hơn tại sao Đại cáo bình Ngô được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc và chắc chắn rằng khi các em lên lớp 12 và học Tuyên ngôn

Độc lập các em cũng sẽ nhớ và có sự so sánh ngay với Đại cáo bình Ngô.

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)