Định hướng dạy học trong SGV Ngữ văn bộ nâng cao

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 84 - 85)

2.3.2.1. Định hướng dạy học "Đại cáo bình Ngô"

a. Nội dung:

Trọng tâm bài này là khai thác giá trị tác phẩm (giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật), có thể nêu thêm một số vấn đề tham khảo xung quanh bài cáo:

* Nhan đề:

- Cáo: một thể văn chính trị, thể hiện mệnh lệnh của vua.

- Đại cáo: mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại như một bản tuyên ngôn

- Đại cáo bình Ngô: Tuyên bố về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô.

* Các bản dịch

Hiện đang lưu hành các bản dịch nhưng bản dịch của Bùi Kỉ là nổi tiếng hơn cả.

b. Phƣơng pháp:

* Cách đọc: Đại cáo bình Ngô là một tác phẩm có nhiều từ cổ, điển tích,

trước hết HS phải nắm vững những từ và cụm từ ở phần chú thích trong SGK. Việc xác định cách đọc dựa trên căn cứ đặc trưng thể loại. GV nhấn mạnh một số vấn đề: Cáo có thể được viết theo thể văn xuôi hoặc có thể viết theo thể biền ngẫu. Thể văn biền ngẫu kết cấu theo từng cặp câu, mỗi câu gồm hai vế đối nhau. Đọc Đại cáo bình Ngô, cần chú ý phương diện này để đảm bảo ngữ điệu và chỗ ngắt giọng. Đồng thời để tăng sức diễn cảm mạch văn chính luận của bài cáo, cần đọc với giọng khoẻ khoắn, hùng hồn, sảng khoái; thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng vần điệu ngắn dài linh hoạt của các câu văn.

* Khai thác các bình diện kiến thức theo tính hệ thống.

- Luận đề chính nghĩa ("Từng nghe...chứng cứ còn ghi")

- Tố cáo tội ác của giặc ("Vừa rồi...Ai bảo thần dân chịu được")

- Quá trình kháng chiến và thắng lợi ("Ta đây...chưa thấy xưa nay") - Lời tuyên bố hoà bình ("Xã tắc từ đây...ai nấy đều hay").

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)