Kiến của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh (cuốn "Giảng văn văn học

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 71 - 73)

Nam" NXB Giáo Dục, 2001)

Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã phân tích, đánh giá Tuyên ngôn Độc lập

từ góc độ đặc trưng của văn nghị luận bởi Tuyên ngôn Độc lập là một bài văn chính luận. Vì vậy trong bài viết tác giả tập trung làm sáng tỏ nghệ thuật đặc sắc của Tuyên ngôn Độc lập ở lí lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được.

- Đối tượng và mục đích của Tuyên ngôn Độc lập: đối tượng hướng đến là đồng bào cả nước và nhân dân thế giới cụ thể là bọn đế quốc Mĩ, Anh, Pháp. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ tuyên bố về quyền tự do, độc lập mà còn là cuộc tranh luận nhằm bác bỏ lí lẽ của bọn xâm lược trước dư luận thế giới.

Mở đầu bản Tuyên ngôn Hồ Chí Minh nhắc đến hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng của Mĩ và Pháp vừa để lấy đó làm căn cứ, cơ sở khách quan vừa khẳng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

định tầm vóc của cuộc cách mạng nhân dân ta vừa ngầm nhắc nhở kẻ thù đừng đi trái lời dạy của tổ tiên họ.

Điều quan trọng là từ lời Tuyên ngôn của nước Mĩ nói về quyền của cá nhân mỗi con người Bác đã "suy rộng ra" thành quyền của các dân tộc trên thế giới. Đó là một đóng góp lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào giải phóng dân tộc các trên thế giới.

Kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất đối với Việt Nam là thực dân Pháp bởi chúng đang nhăm nhe quay trở lại xâm lược Việt Nam nên đã đưa ra những luận điệu xảo trá để "hợp pháp hoá" cuộc xâm lược của chúng. Bản

Tuyên ngôn Độc lập đã bác bỏ luận điệu xảo trá ấy bằng một hệ thống lập

luận hết sức chặt chẽ.

- Thực dân Pháp muốn khoe khoang công lao "khai hoá" của chúng đối với Đông Dương thì bản Tuyên ngôn đã vạch trần những hành động "trái hẳn nhân đạo và chính nghĩa" của chúng trong 80 năm đô hộ nước ta.

- Thực dân Pháp muốn kể công lao "bảo hộ" Đông Dương thì bản Tuyên ngôn đã chỉ rõ đó không phải là công mà là tội vì "trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật"

- Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của chúng và chúng có quyền trở lại Đông Dương thì bản Tuyên ngôn khẳng định "Sự thật là mùa thu năm 1940 nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta

đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà."

thế bản Tuyên ngôn đi đến tuyên bố: "Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt

nam." Đó là sự thật và chân lí sự thật luôn luôn đúng.

Còn với dân tộc Việt Nam, dân tộc ta xứng đáng được hưởng tự do độc lập bởi vì:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nếu thực dân Pháp từng hai lần phản bội Đồng minh thì nhân dân Việt Nam, đại diện là Việt Minh đã đứng lên chống Nhật cứu nước và đã giành được độc lập từ tay Nhật.

- Nếu thực dân Pháp thể hiện sự đê hèn, tàn bạo khi "thẳng tay khủng bố

Việt Minh" và khi thua chạy còn "nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên

Bái và Cao Bằng" thì nhân dân ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân

đạo ngay với kẻ thù thất thế "Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ"

Một dân tộc đã chịu bao đau khổ dưới ách thực dân tàn bạo và đã anh dũng đứng lên đấu tranh cho độc lập, tự do, đứng hẳn về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, đã nêu cao tinh thần nhân đạo, bác ái như thế

"Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập." Sự thật là dân

tộc ta, đất nước ta đã là một dân tộc tự do, một đất nước độc lập. Đó là sự thật không ai chối cãi được.

Tài nghệ của Bác là đã dàn dựng được một lập luận chặt chẽ, đưa ra những luận điểm, những bằng chứng không ai chối cãi được. Và đằng sau những lí lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hoá lớn đã tổng kết được trong một văn bản ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết, kinh nghiệm của nhiều thế kỉ đấu tranh vì độc lập, tự do, vì nhân quyền, dân quyền của dân tộc và nhân loại.

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)