Kiến của tác giả Lã Nhâm Thìn (cuốn "Giảng văn văn học Việt

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 64 - 67)

Nam" NXB Giáo dục, 2001)

Theo ý kiến của tác giả Lã Nhâm Thìn, Đại cáo bình Ngô được Nguyễn Trãi viết dưới hai nguồn cảm hứng: cảm hứng chính trị và cảm hứng sáng tác. Cảm hứng chính trị đem đến cho lịch sử dân tộc bản tuyên ngôn độc lập đầy ý nghĩa. Cảm hứng sáng tác đưa tới lịch sử văn học nước nhà một kiệt tác văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chương. Tác giả bài viết đã chỉ ra những nội dung và nghệ thuật của bài cáo theo bố cục bốn phần như sau

Cảm hứng về chính nghĩa

Cảm hứng về chính nghĩa thể hiện ở hai dạng: nhận thức sâu sắc về nguyên lí chính nghĩa và thái độ khẳng định sức mạnh của nguyên lí đó.

Trong nguyên lí chính nghĩa của Nguyễn Trãi có hai nội dung chính được nêu lên: nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt.

- Nguyên lí nhân nghĩa. Đây là nguyên lí có tính chất phổ biến được mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ.

Từ gốc phạm trù nhân nghĩa của nho giáo nói về mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, Nguyễn Trãi chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản, tích cực và gắn liền với thực tiễn lịch sử để đưa ra một quan niệm mới về nhân nghĩa: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo".

- Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc

+ Khẳng định sự tồn tại có chủ quyền của Đại Việt là có cơ sở từ thực tiễn, hiển nhiên. Vì vậy tác giả đã sử dụng các từ thể hiện tích chất hiển nhiên, sẵn có: "duy ngã", "thực vi", "kí thù", "diệc dị" (từ trước, đã lâu, đã chia, cũng khác...). + Yếu tố căn bản xác định độc lập chủ quyền dân tộc: cương vự lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt không bao giờ thiếu, trong đó hạt nhân cơ bản nhất là văn hiến.

+ Khẳng định chính nghĩa và sức mạnh của chính nghĩa, Nguyễn Trãi đã đưa ra một loạt dẫn chứng thực tế để chứng minh: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã kẻ bị giết người bị bắt "rành rành" "chứng cớ còn ghi".

Cảm hứng căm thù giặc

Nguyễn Trãi đã viết nên một bản cáo trạng đanh thép tội ác giặc Minh theo một trình tự lôgic: vạch trần âm mưu xâm lược, lên án chủ trương cai trị thâm độc, tố cáo những hành động tội ác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Kẻ thù có âm mưu xâm lược nước ta từ trước mà luận điệu "Phù Trần diệt Hồ" chỉ là xảo trá, là cái cớ để mượn gió bẻ măng.

- Chủ trương cai trị thâm độc: chúng vơ vét, bóc lột tài nguyên thiên nhiên, thậm chí huỷ hoại cả môi trường sống, tiêu diệt con người khiến dân ta vô cùng cực khổ, bị dồn vào đất chết.

- Hành động của kẻ thù vô cùng tàn bạo, dã man Nguyễn Trãi đã khái quát bằng hai hình ảnh: "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ"

Kẻ thù thực chất là lũ khát máu người, như loài ác quỷ. Tội ác mà chúng gây ra khiến trời không dung, đất không tha, thần và người không sao chịu được. Ngòi bút của Nguyễn Trãi đầy căm tức trước kẻ thù lại vừa nhói đau trước nỗi thống khổ của nhân dân. Khi viết những dòng tố cáo về tội ác của kẻ thù tác giả đã đứng trên lập trường nhân bản. Vì vậy Đại cáo bình Ngô có yếu tố của một bản Tuyên ngôn nhân quyền.

Cảm hứng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, về tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân Đại Việt

Nguyễn Trãi đã khắc hoạ quá trình khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu khó khăn gian khổ đến những ngày thắng lợi vẻ vang.

- Khi tái hiện lại diễn biến giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi tập trung khắc hoạ hình tượng người anh hùng Lê Lợi, làm nổi bật đời sống tâm lí của người anh hùng.

+ Hình ảnh Lê Lợi hiện lên qua những lời tự thuật "Ta đây...". Ở Lê Lợi có sự thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ cuộc khởi nghĩa. Con người bình thường hiện lên qua cách xưng hô khiêm nhường và nguồn gốc xuất thân nhưng Lê Lợi có lòng căm thù giặc sâu sắc, có lí tưởng hoài bão lớn, có chí quyết tâm thực hiện lí tưởng ấy. Qua đó ta thấy tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa.

+ Hình tượng Lê Lợi được so sánh với hình tượng và nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn- người anh hùng dân tộc chống Nguyên Mông thuở nào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Với bầu nhiệt huyết cứu nước Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đã vượt qua muôn vàn khó khăn và biết dựa vào sức dân, đặc biệt là tầng lớp manh lệ. Đó là tư tưởng lớn của Nguyễn Trãi.

- Cuộc phản công thắng lợi của nhân dân ta

+ Nhắc lại nguyên lí nhân nghĩa "lấy chí nhân để thay cường bạo" + Khắc hoạ quá trình phản công thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bằng cảm hứng anh hùng ca rần rật bốc cao. Từ hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc đến âm thanh, nhịp điệu...Câu văn biến hoá linh hoạt, nhịp điệu dồn dập, sảng khoái, âm thanh ròn rã, hào hùng như sóng trào bão cuốn. + Kẻ thù bại trận thảm hại. Tất thảy chúng đều tham sống sợ chết và ta, nghĩa quân Lam Sơn, đã tha chết cho chúng, còn cho chúng một con đường sống. Điều đó càng làm ngời sáng tính chất nhân nghĩa, nhân đạo của ta.

Cảm hứng độc lập dân tộc và tƣơng lai đất nƣớc

- Kết thúc bài Đại cáo là lời tuyên ngôn nền độc lập tự do của dân tộc đã được lập lại đồng thời khẳng định nền độc lập đi liền với đổi thay, phát triển và phục hưng đất nước.

- Nguyên nhân thắng lợi: hiện thực hôm nay và tương lai ngày mai là bởi có chiến công trong quá khứ. Vì vậy mọi người cần biết tự hào về quá khứ, trân trọng hiện tại và vui mừng hướng đến tương lai.

- Cảm hứng độc lập dân tộc và tương lai đất nước hoà quyện với cảm hứng vũ trụ có khi "bĩ", "hối" nhưng rồi lại "thái" lại "minh". Từ nay dân tộc Đai Việt hướng tới nền đại định.

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)