1. Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi
a. Giá trị nội dung
Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi là một bản tuyên ngôn độc lập đầy ý
nghĩa, đồng thời cũng là bài ca ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng Lê Lợi. Cuộc khởi nghĩa đã đi từ những gian khổ khó khăn đến thắng lợi hào hùng.
* Đoạn 1: Nêu luận đề chính nghĩa: Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa yêu
nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hoá, cương vực lãnh trhổ, phong tục tập quán và sự tự ý thức về sức mạnh dân tộc.
* Đoạn 2: Tố cáo tội ác của giặc Minh: Bản cáo trạng tội ác của giặc
được xây dụng trên tư tưởng nhân nghĩa và lập trường dân tộc, vì dân mà lên án tội ác của giặc nên lời văn gan ruột, thống thiết; chứng cứ đầy thuyết phục.
* Đoạn 3: Tái hiện quá trình kháng chiến và chiến thắng: hình ảnh đạo
quân nhân nghĩa từ dân mà ra, vì dân mà chiến đấu, chiến đấu bằng sức mạnh của dân mà nổi bật là hình ảnh người anh hùng Lê Lợi, lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn với những đặc điểm của người anh hùng mang đầy đủ phẩm chất và sức mạnh của cộng đồng trong cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh.
* Đoạn kết: Lời tuyên ngôn độc lập và hoà bình trang trọng, hùng hồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
b.Giá trị nghệ thuật
* Nghệ thuật kết cấu
Kết cấu bài Đại cáo bình Ngô rất tiêu biểu cho bài văn nghị luận. Phần mở đầu nêu nguyên lí, chân lí làm cơ sở lí luận, làm chỗ dựa để triển khai lập luận cho những phần tiếp theo. Từ cơ sở lí luận soi chiếu vào thực tiễn để chỉ ra đúng sai, chính nghĩa và phi nghĩa. Từ đó rút ra kết luận trên cơ sở tiền đề và thực tiễn, khẳng định chính nghĩa chiến thắng, kỉ nguyên mới độc lập dân tộc được mở ra.
* Nghệ thuật lập luận
Nghệ thuật lập luận chặt chẽ và đầy tính thuyết phục, lí lẽ luôn gắn liền với chứng minh bằng thực tiễn. Chẳng hạn để vạch trần sự xảo trá và phi nghĩa của kẻ thù, tác giả đưa ra một loạt những bằng cớ xác đáng về dã tâm xâm lược của chúng. Chúng mượn luận điệu "phù Trần diệt Hồ" để xâm lược nước ta, chúng thực hiện những chủ trương cai trị tàn độc: vơ vét, bóc lột, tàn sát dân ta, và những hành động hết sức dã man của chúng "nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống duới hầm tai vạ".
* Nghệ thuật lời văn, giọng văn
Lời văn, giọng văn trong bài cáo có sự thay đổi linh hoạt, biểu đạt hiệu quả cho sự biểu hiện về mặt nội dung. Lời văn trong phần mở đầu ngắn gọn, chắc nịch, đưa ra những luận đề có ý nghĩa như chân lí.
* Giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật
Đại cáo bình Ngô là một áng văn chính luận nhưng lại giầu sắc thái văn
chương. Tác giả sử dụng rất nhiều hình ảnh để biểu đạt cảm xúc, tư tưởng. Sử dụng nhiều câu văn tạo tính hình tượng cao.
* Sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tự sự và trữ tình
Yếu tố tự sự thể hiện rõ nhất trong đoạn lược thuật của cuộc khởi nghĩa, đoạn văn lấy lời nhà vua tự xưng là "ta" để kể về chính ta. Nhưng bên cạnh đó
Đại cáo bình Ngô còn lay động lòng người bởi yếu tố trữ tình sâu sắc
Có thể nói chính sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự và chất trữ tình đã làm nên sức hấp dẫn của Đại cáo bình Ngô, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiện lên vừa chân thực vừa sống động lại vừa khái quát. Đó cũng là tài năng của ngòi bút Nguyễn Trãi.
2. Thư lại dụ Vương Thông lần nữa (Tái dụ Vương Thông thư) của
Nguyễn Trãi
a. Giá trị nội dung
* Phần 1: Luận về thời thế- tiền đề cho hệ thống lập luận.
- Mở đầu bằng cách gợi dẫn một vấn đề tư tưởng quân sự quan trọng thời trung đại: vai trò của thời thế. Hiểu biết thời thế là tiêu chí đánh giá tướng tài vì "được thời, có thế thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn; mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy".
- Mục đích của tác giả là nhằm chế nhạo để kích động các tướng Minh không hiểu thời thế nên "chỉ là hạng thất phu đớn hèn".
* Phần 2: Chỉ ra thực trạng về thời thế của giặc Minh
- Những bất lợi về thời thế ở trong nước: chính sự hà khắc, tàn ngược, là nguy cơ dẫn đến diệt vong; phía Bắc có giặc Thiên Nguyên đe doạ bờ cõi; trong nước có nội loại.
- Những bất lợi về thời thế ở Đông Quan: "kế cùng lực kiệt, lính tráng
mỏi mệt, trong không lương thảo ngoài không viện binh"; dân Nam trong
thành oán ghét; quân lính không chịu được khổ sở chỉ chờ cơ hội nổi loại. Từ đó tác giả đã chỉ ra sáu cái cớ bại vong tất yếu của chúng.
Phần nêu thực trạng không chỉ chứng tỏ sự am hiểu tường tận nội tình của giặc, thể hiện tầm trí tuệ lớn lao mà còn thể hiện tài lập luận sắc sảo của Nguyễn Trãi.
* Phần 3: Đề xuất giải pháp, khuyên nhủ Vương Thông cùng các tướng
Minh.
- Giải pháp thứ nhất: "chém đầu Phương Chính, Mã Kì đem đến cửa quân dâng nộp", sẽ được hoà hiếu. Điều này ngoài mục đích dụ hàng còn nhằm gây chia rẽ nội bộ địch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Giải pháp thứ hai: nên dàn trận giao chiến giữa đồng.
Theo tác giả, Vương Thông nên đầu hàng. Vì nếu đánh, chắc chắn quân Minh sẽ thất bại.
b. Giá trị nghệ thuật
Hình thức lập luận đa dạng, niềm tin tất thắng dựa vào chính nghĩa, lòng yêu chuộng hoà bình của cả dân tộc và trí tuệ thiên tài của Nguyễn Trãi.
3. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (trích "Bài kí đề danh tiến sĩ
khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba") của Thân Nhân Trung
a. Giá trị nội dung :
Đầu tiên tác giả đánh giá về vai trò của hiền tài đối với đất nước: Hiền tài là người tài cao học rộng, có đạo đức tốt, được mọi người tín nhiệm, suy tôn. Hiền tài có vai trò quyết định sự hưng vong của một đất nước, góp phần làm nên sự sống còn của một quốc gia, dân tộc.
Vì nhận thức rất rõ vai trò của hiền tài đối với quốc gia, dân tộc nên các bậc thánh đế minh vương của các triều đại đều có ý thức khuyến khích và trọng đãi hiền tài. Tuy nhiên những việc làm dù đến mức cao nhất nhưng vẫn không đủ lưu vẻ sáng lâu dài và vẫn chưa tương xứng với vai trò to lớn của hiền tài vì vậy cần phải khắc đá đề bia những người đỗ tiến sĩ.
Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ
+ Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương "Khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết gắng sức giúp vua". Để kẻ ác "lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước..."
+ Là lời nhắc nhở mọi người nhất là trí thức nhận rõ trách nhiệm với vận mệnh dân tộc.
b. Giá trị nghệ thuật
Lập luận chặt chẽ, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu lí, đạt tình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4. Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm
a. Giá trị nội dung:
* Đoạn 1: Mở đầu bài chiếu bằng một hình ảnh so sánh: "Người hiền xuất hiện ở đời thì như ngôi sao sáng trên trời cao, sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp có tài mà không được đời dùng thì không phải là ý trời sinh ra
người hiền vậy". Từ quy luật tự nhiên (sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần)
khẳng định người hiền phụng sự cho thiên tử là một cách xử thế đúng đắn, là tất yếu, là hợp với ý trời. Đồng thời nêu lên một phản đề: người hiền có tài mà đi ẩn dật, lánh đời thì như ánh sáng bị che lấp, như vẻ đẹp bị giấu đi. Hơn nữa cách viện dẫn Luận ngữ của Khổng Tử vừa tạo nên tính chính danh cho Chiếu
cầu hiền (vì đối với nhà Nho xưa, lời của Khổng Tử là chân lí) vừa đánh
trúng vào tâm lí sĩ phu Bắc Hà, cho thấy vua Quang Trung là người có học và biết lễ nghĩa.
Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục tạo tiền đề cho toàn bộ hệ thống lập luận ở phần sau.
* Đoạn 2: Tác giả chỉ rõ cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của
đất nước
- Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà:
Liệt kê từ trước đây, "thời thế suy vi trung châu gặp nhiều biến cố" đến thời loạn lạc và đến cả nay "trời trong sáng, đất thanh bình" nhưng các sĩ phu Bắc Hà vẫn hoặc "ẩn trong ngòi khe trốn tránh việc đời" hoặc có ra làm việc cho triều đình thì chỉ "gõ mõ, canh cửa"...Như thế là đều không đúng với cách hành xử của người hiền. Điều đó đã tác động vào tâm lí và cả lòng tự trọng của các sĩ phu Bắc Hà, khiến họ phải suy nghĩ lại về cách hành xử của mình. Cách nói như vậy vừa thể hiện được sự thành tâm, khiêm nhường vừa thể hiện được sự đòi hỏi và cả một chút thách thức của vua Quang Trung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thẳng thắn tự nhận những bất cập của thời đại mới. Cách nói vừa khiêm nhường, tha thiết, vừa kiên quyết khiến người tài không thể ra giúp nước, giúp triều đại mới, các sĩ phu Bắc Hà không thể không thay đổi cách ứng xử.
* Đoạn 3: Từ việc chỉ ra tính chất cấp thiết của thời đại mới và những lí lẽ không thể chối từ, để rồi từ đó đưa ra đường lối cầu hiền của vua Quang Trung:
- Đối tượng cầu hiền là "quan viên lớn nhỏ cùng thứ dân trăm họ"
- Biện pháp và cách thức cầu hiền: cho phép mọi người có tài năng, "nghề hay nghiệp giỏi, mưu hay hơn đời" đều có thể được dâng sớ tâu bày kế sách. Nếu hay thì được dùng, nếu không hay cũng không bị trách phạt; cho phép các quan văn võ tiến cử người tài giỏi; cho phép người tài tự tiến cử.
Tư tưởng dân chủ, tiến bộ; đường lối rõ ràng cụ thể, dễ thực hiện; chính sách rộng mở, giàu tính khả thi. Qua đó, chứng tỏ vua Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng cũng như khả năng tổ chức, sắp đặt chính sự, biết giải toả những băn khoăn có thể có (trong đó có băn khoăn tế nhị về danh dự) cho mọi thần dân khiến họ yên tâm khi tham gia việc nước.
* Đoạn kết: Là lời kêu gọi, động viên khích lệ, chung nhau gánh vác
việc nước để cùng hưởng phúc lâu dài.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Cách nói sùng cổ (thi pháp văn học trung đại). Sử dụng lối nói ước lệ tượng trưng.
- Lời văn ngắn gọn, súc tích; tư duy sáng rõ; lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt có sức thuyết phục cả về lí và tình.
5. Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều) của Nguyễn Trƣờng Tộ a. Giá trị nội dung
* Đoạn 1: Đầu tiên đưa ra nội dung của luật bao gồm kỉ cương, uy
quyền, chính lệnh (chính sách và pháp luật)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Luật có tác dụng cai trị xã hội, duy trì sự tồn tại của đất nước. Quan dùng luật để trị dân. Dân theo luật mà giữ gìn. Bất cứ hình phạt nào trong nước đều không vượt khỏi luật. Làm trái luật và không nghiêm sẽ dẫn đến việc người dân coi thường pháp luật. Luật phải đề cao tính dân chủ, gắn với đời sống con người.
+ Luật còn là đạo đức, đạo làm người "Trái luật là có tội, giữ đúng luật là đức" vì "có cái đạo đức nào lớn hơn cái đức chí công vô tư"
- Tác giả phê phán đạo Nho chỉ nói suông không có tác dụng.
b. Giá trị nghệ thuật
Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, lời lẽ mềm dẻo, sức thuyết phục.