Định hướng dạy học " Tuyên ngôn Độc lập"

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 85 - 117)

a. Về nội dung

* Văn chính luận: Tuyên ngôn Độc lập là một bài văn chính luận. Văn chính luận thuyết phục người đọc bằng lí lẽ, nếu đánh địch thì cũng đánh bằng lí lẽ. Lợi khí của nó là lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng hùng hồn không ai chối cãi được. Văn chính luận nếu có dùng đến hình ảnh, gợi đến tình cảm thì cũng chỉ để phụ giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lí lẽ. Nhiệt tình của tác giả thể hiện ở mài sắc những lí lẽ.

* Đối tượng và mục đích của bản Tuyên ngôn Độc lập

Mở đầu bản Tuyên ngôn, tác giả đã chỉ rõ: "Hỡi đồng bào cả nước" Thực ra, đối tượng của hướng tới của bản Tuyên ngôn là các nước trên thế giới, chủ yếu là phe Đồng minh, trong đó có Anh, Mĩ, đặc biệt là Pháp. Vì thế khi đọc bản Tuyên ngôn cần phân tích rõ đối tượng và mục đích của bài nghị luận chính trị này.

Vì đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là quốc dân đồng bào mà còn nhằm vào bọn đế quốc Anh, Mĩ, Pháp nên nội dung của bản

Tuyên ngôn còn có thể xem là cuộc tranh luận ngầm với những đối tượng ấy.

Xác định đối tượng của bản Tuyên ngôn như vậy mới có thể hiểu được nội dung tư tưởng, cách lập luận, hệ thống lí lẽ và các bằng chứng được đưa ra trong bản Tuyên ngôn.

* Về việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và bản Tuyên ngôn

Nhân quyền và Dân quyền của Pháp

Văn nghị luận thường triển khai các lí lẽ từ một luận đề có tính chất nguyên lí, gọi là tiền đề. Cách lập luận và lí lẽ của một bài văn nghị luận muốn có sức thuyết phục thì phải xuất phát từ một tiền đề có giá trị như một chân lí không ai chối cãi đựoc.

Lời văn của Tuyên ngôn Độc lập được trích từ hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ có tính chất như một danh ngôn, nghĩa là những chân lí lớn của nhân loại, không ai bác bỏ được. Hơn nữa đó lại là những lời bất hủ của tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiên họ. Cách lập luận của Hồ Chí Minh "vừa kiên quyết lại vừa khôn khéo", có thể gọi là thủ pháp "gậy ông đập lưng ông".

Mặt khác việc trích dẫn như vậy vừa có giá trị lập luận vừa có giá trị khẳng định tính chất vĩ đại và bình đẳng của ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau.

Điều cốt yếu là từ vấn đề nhân quyền, vấn đề quyền của cá nhân trong

Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ, Hồ Chí Minh đã suy rộng ra thành quyền của

dân tộc: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào

cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" Đây là một đóng góp

lớn của Hồ Chí Minh.

* Cuộc tranh luận ngầm với luận điệu của thực dân Pháp

Thực dân Pháp nhằm chuẩn bị chiếm lại Việt Nam nên đã đưa ra nhiều luận điệu xảo trá, bản Tuyên ngôn Độc lập đã đưa ra lí lẽ bác bỏ những luận diệu này:

- Chúng kể công "khai hoá", thì bản Tuyên ngôn kể tội (tội nặng nhất chúng gây ra nạn đói giết chết hơn hai triệu đồng bào ta từ Bắc kì đến Quảng Trị)

- Chúng kể công "bảo hộ" thì bản Tuyên ngôn lên án chúng trong năm năm đã bán nước ta hai lần cho Nhật.

- Chúng khẳng định Đông Dương là thuộc địa của Pháp thì bản Tuyên ngôn chỉ rõ, Đông Dương đã trở thành thuộc địa của Nhật từ mùa thu năm 1940 và nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền, giành lại nền độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

- Chúng nhân danh Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, vậy chúng có quyền lấy lại Đông Dương thì bản Tuyên ngôn vạch rõ chúng là kẻ phản bội Đồng minh, đã hai lần dâng Đông Dương cho Nhật. Chỉ có Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh hội) mới thực sự thuộc phe Đồng minh đã đứng lên đánh Nhật giải phóng Đông Dương.

Ngoài ra, bản Tuyên ngôn còn lên án tội ác dã man của thực dân Pháp: khi trốn chạy khỏi Đông Dương chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. Ngược lại quân Đồng minh đã tỏ rõ lòng nhân đạo khi giúp đỡ chúng chạy qua biên giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tất cả những lí lẽ và bằng chứng trên dẫn đến kết luận không ai phủ nhận được: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã là một nước tự do, độc lập"

* Về phong cách chính luận của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn Độc lập

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện chính trị lớn, tổng kết cả một thời kì

lịch sử của dân tộc, chứa đựng nhiều chân lí lớn, sức thuyết phục cao mà hết sức ngắn gọn, lời lẽ thì không thể trong sáng, giản dị hơn.

b. Về phƣơng pháp:

- HS chuẩn bị bài ở nhà theo các câu hỏi trong SGK, đến lớp trả lời dưới sự hướng dẫn của GV.

- Cần hướng dẫn HS chiếm lĩnh được giá trị chủ yếu của Tuyên ngôn Độclập

là: lí lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ, luận cứ xác thực, có sức thuyết phục cao. Với cương vị là GV trực tiếp giảng dạy, khi soạn giảng tác phẩm Đại cáo

bình Ngô chúng tôi có tham khảo định hướng dạy học trong SGV bộ cơ bản

và bộ nâng cao. Chúng tôi nhận thấy cả hai bộ sách cùng hướng dẫn khai thác theo kết cấu của tác phẩm, cùng lưu tâm đến giá trị nội dung và nghệ thuật. Đó là một hướng đi đúng. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK và yêu cầu HS phát hiện, bình giá là rất khó thành công vì đó là những câu hỏi lớn, mang tính khái quát cao. Khả năng cảm thụ và nhận thức của học sinh còn non, các em chưa thể có tư duy sâu sắc để nhận diện mọi vấn đề. Hơn nữa sẽ không có liên hệ mở rộng để tạo không khí mới trong giờ học, không tạo được năng lực tư duy so sánh và chưa khuyến khích những em có niềm yêu thích, sự tìm tòi, khám phá cái mới. Xuất phát từ thực tế như vậy, chúng tôi lựa chọn hướng dạy học TPNL trung đại trong sự so sánh với TPNL hiện đại với mong muốn tạo nên một chút mới mẻ trong giờ giảng văn nghị luận nói chung và giờ học Đại cáo bình Ngô nói riêng.

2.4. Định hƣớng dạy học tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" trong sự so sánh với tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập" theo đề xuất của luận văn

( Phần này sẽ được trình bày đầy đủ, rõ ràng trong phần Thiết kế thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.1. Định hướng chung

Đại cáo bình Ngô là một bài tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại của

dân tộc để bá cáo cho toàn dân được biết. Bài đại cáo này vẫn được coi là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc, tiếp nối bài thơ Nam quốc sơn hà

của Lí Thường Kiệt và là tiền đề cho sự ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. Vì vậy khi tìm hiểu Đại cáo bình Ngô luôn đặt trong sự so sánh

với Tuyên ngôn Độc lập. Khi dạy Đại cáo bình Ngô sẽ tuân thủ theo kết cấu

và trình tự vốn có của tác phẩm. Trong quá trình tìm hiểu các phần của cấu trúc văn bản luôn có sự so sánh liền kề với Tuyên ngôn Độc lập để thấy những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm này. Trên cơ sở đó khắc sâu kiến thức cho HS về Đại cáo bình Ngô và gợi mở những vấn đề mới, trí tò mò của HS đối với tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập, tạo tâm thế tốt cho HS chuẩn bị học Tuyên ngôn Độc lập ở lớp 12.

2.4.2. Định hướng về nội dung

Đại cáo bình Ngô là một tác phẩm nghị luận bất hủ. Khi học tác phẩm

này cần hướng dẫn HS nắm được hệ thống lập luận cũng như cách triển khai chủ đề tư tưởng của tác phẩm theo kết cấu:

* Phần 1: (Từ "Từng nghe....Chứng cứ còn ghi")

- Nội dung: Đại cáo bình Ngô khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập, dân tộc của Đại Việt. Hai nguyên lí này là cơ sở pháp lí để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.

- Cách diễn đạt: Đại cáo bình Ngô nêu ra tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng được mặc nhiên thừa nhận lúc bấy giờ vì nó xuất phát từ tư tưởng của Nho gia. Khi khẳng định chân lí tồn tại độc lập của dân tộc lại căn cứ vào lịch sử tồn tại của các triều đại và những điều hiển nhiên, sẵn có được thể hiện qua các từ: "duy ngã", "thực vi", "kí thù", "diệc dị" ("từ trước", "vốn xưng", "đã chia", "cũng khác"...). Cơ sở lập luận của bài cáo là từ những điều hiển nhiên, đã có.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tuyên ngôn Độc lập cũng mở đầu bằng cách nêu nguyên lí mang tính

phổ quát: Tất cả mọi người và các dân tộc đều có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đây cũng là luận điểm nền tảng, coi độc lập, tự do, bình đẳng là những thành tựu lớn của tư tưởng nhân loại đồng thời là lí tưởng theo đuổi hết sức cao đẹp của các dân tộc trên thế giới.

- Tuyên ngôn Độc lập lại trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp

làm cơ sở cho lập luận. Bởi lẽ hai bản tuyên ngôn này đã được thế giới thừa nhận như một chân lí. Từ quyền lợi của các cá nhân được đề cập trong hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp Bác suy ra quyền lợi của các dân tộc trên thế giới là bình đẳng như nhau. Cơ sở lập luận của bản Tuyên ngôn lấy từ thực tiễn cách mạng trên thế giới.

* Phần 2: ( "Vừa rồi....Ai bảo thần dân chịu được")

- Nội dung: Đại cáo bình Ngô: Tố cáo tội ác của giặc Minh đã tàn sát nhân dân ta; vơ vét tài nguyên, sản vật; bóc lột đến kiệt cùng sức người, sức của. Tội ác của giặc Minh có thể khái quát trong hai câu: "Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội/ Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi"

- Cách diễn đạt: Dùng nhiều câu văn mang tính hình tượng cao "Nướng

dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ"...Giọng

văn khi uất nghẹn, trào sôi, lúc nghẹn ngào, đau xót.

Trong Tuyên ngôn Độc lập (Từ "Thế mà....ở Yên Bái và Cao Bằng") - Nội dung : Tố cáo tội ác của thực dân Pháp: Tội ác về chính trị; tội ác về kinh tế; tội ác bán nước ta; tội ác tàn sát nhân dân ta; đặc biệt chúng gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 khiến hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

- Bản Tuyên ngôn đưa ra một loạt các bằng chứng "không ai chối cãi được"; giọng văn vừa đanh thép vừa xót xa; ngôn từ sắc sảo, gợi cảm, hùng hồn.

* Phần 3: ("Ta đây....Cũng là chưa thấy xưa nay")

- Nội dung: kể lại diễn biến cuộc chiến từ mở đầu cho đến thắng lợi. Đoạn này nổi lên hình tượng Lê Lợi với những phẩm chất cao đẹp của người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

anh hùng đã dẫn dắt, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn, gian khổ đi đến thắng lợi hoàn toàn. Qua hình tượng Lê Lợi, tác giả nói lên tính chất nhân dân trong cuộc khởi nghĩa. Đoạn văn cũng khẳng định tính chất nhân nghĩa của nhân dân ta khi ta tha tội chết cho kẻ thù và còn giúp chúng về nước.

- Cách diễn đạt: Khắc hoạ hình tượng người anh hùng Lê Lợi tác giả tập trung khắc hoạ chủ yếu hình tượng tâm lí với bút pháp trữ tình kết hợp với tự sự. Khi tái hiện lại giai đoạn hai của cuộc khởi nghĩa tác giả lại xây dựng bằng bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca.

Đối với Tuyên ngôn Độc lập: (Đoạn văn từ "Tuy vậy....Dân chủ Cộng hoà")

- Bản Tuyên ngôn đã khẳng định công cuộc giành độc lập là của nhân dân Việt Nam. Đồng thời tỏ rõ nhân dân Việt Nam luôn khoan hồng và nhân đạo đối với người Pháp. Nếu Đại cáo bình Ngô miêu tả sức mạnh của nhân dân qua hình ảnh người anh hùng Lê Lợi thì Tuyên ngôn Độc lập khẳng định trực tiếp sức mạnh của quần chúng nhân dân trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Đại cáo bình Ngô ca ngợi anh hùng cá nhân thì Tuyên ngôn độc lập

ca ngợi anh hùng tập thể, anh hùng nhân dân.

- Đoạn văn có hàng loạt các câu được viết theo hình thức lặp kết cấu cú pháp để nhấn mạnh, tạo giọng điệu mạnh mẽ, hùng hồn.

"Sự thật là mùa thu....chứ không phải là thuộc địa của Pháp nữa." "Sự thật là dân ta ....chứ không phải từ tay Pháp"

* Phần 4: Lời tuyên bố hoà bình, độc lập được lặp lại: (Phần còn lại)

Kết thúc bài cáo là lời tuyên bố về nền độc lập đã được lặp lại, đồng thời mở ra một viễn cảnh tươi sáng của đất nước.

Nhưng trong Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, kết thúc bản Tuyên ngôn là lời tuyên bố xoá bỏ mọi ràng buộc với thực dân Pháp, kêu gọi Đồng minh công nhận nền độc lập của Việt Nam; đồng thời tuyên bố quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong việc giữ gìn nền độc lập của nước nhà.

Sự khác nhau đó là do hoàn cảnh lịch sử chi phối. Tuyên ngôn Độc lập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nam, Mĩ cũng có dã tâm muốn chiếm Việt Nam, nhưng Đại cáo bình Ngô ra đời khi nước ta hoàn toàn sạch bóng quân thù.

2.4.3. Định hướng về phương pháp

Bằng hệ thống những lời gợi dẫn, GV tổ chức cho HS làm việc với văn bản để tìm ra những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài cáo như đã nêu ở phần trên.

Trong quá trình tìm hiểu bài cáo theo cấu trúc, ở mỗi phần GV lại có câu hỏi liên hệ hoặc giảng bình, mở rộng vấn đề so sánh với Tuyên ngôn Độc lập.

Kết luận: Qua sự khảo sát, phân loại và đánh giá về giá trị nội dung và

nghệ thuật của các tác phẩm nghị luận được đưa vào trong chương trình THPT, chúng tôi nhận thấy Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi và Tuyên

ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là hai tác phẩm lớn, tiêu biểu, có giá trị và có

nhiều điểm tương đồng. Hơn nữa hai tác phẩm này được coi là hai tác phẩm nghị luận mẫu mực của hai thời đại vì thế chúng tôi đã lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài Dạy học TPNL trung đại trong sự so sánh với TPNL hiện đại.

Để có cái nhìn khái quát và đưa ra định hướng trong dạy học so sánh, chúng tôi tham khảo ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu về hai tác phẩm này. Bên cạnh đó, chúng tôi đã lựa chọn, tham khảo định hướng dạy học hai tác phẩm Đại cáo bình NgôTuyên ngôn Độc lập trong SGV bộ cơ bản và bộ nâng cao. Trên cơ sở những ý kiến đánh giá và định hướng dạy học hai tác phẩm này của hai bộ sách, luận văn đưa ra định hướng dạy học tác phẩm Đại

cáo bình Ngô trong sự so sánh với Tuyên ngôn Độc lập như đã trình bày ở

phần trên. Từ sự định hướng ban đầu chúng tôi tiếp tục triển khai thành phương án dạy học cụ thể trong phần thiết kế thể nghiệm sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 85 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)