Giới thiệu tổng quát các TPNL trung đại và các TPNL hiện đại trong

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 50 - 51)

chƣơng trình và SGK Ngữ văn THPT

Nếu nhìn một cách tổng quát toàn bộ nền văn học Việt Nam thì văn nghị luận có một lịch sử phát triển tương đối dài. Thể văn nghị luận ra đời từ rất sớm và đã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học nước nhà. Trải qua bao thăng trầm, văn nghị luận vẫn luôn song hành cùng những biến cố của lịch sử dân tộc. Đặc biệt trong những thời khắc quan trọng của vận mệnh dân tộc văn nghị luận lại có những tác phẩm nổi bật đánh dấu những mốc son chói lọi của lịch sử nước nhà.

Xuất phát từ vai trò và vị thế của văn nghị luận trong kho tàng văn học dân tộc nên trong quá trình đổi mới về chương trình SGK cấp THPT các nhà biên soạn đã đưa thêm nhiều tác phẩm nghị luận thuộc nhiều thể loại khác nhau vào học ở THPT. Sự bổ sung ấy dàn đều cho cả nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại, cả nghị luận chính trị và nghị luận văn học. Nghị luận chính trị có Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, Hiền tài là nguyên khí của

quốc gia (trích "Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ

ba") của Thân Nhân Trung, Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, Xin lập khoa

luật (trích "Tế cấp bát điều") của Nguyễn Trường Tộ, Về luân lí xã hội ở nước

ta (trích "Đạo đức và luân lí Đông Tây") của Phan Châu Trinh, Tiếng mẹ đẻ,

nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức của Nguyễn An Ninh, Tuyên ngôn

Độc lập của Hồ Chí Minh. Nghị luận văn học có các tác phẩm: Tựa Trích

diễm thi tập của Hoàng Đức Lương, Một thời đại trong thi ca (trích "Thi nhân

Việt Nam") của Hoài Thanh, Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ

của dân tộc của Phạm Văn Đồng, Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi.

Trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu về các tác phẩm nghị luận trong chương trình THPT, chúng tôi đã xét theo nội dung luận bàn và phân loại thành hai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thể: văn chính luận hay nghị luận chính trị, xã hội (luận bàn về các vấn đề

chính trị, xã hội, triết học, đạo đức) và văn phê bình văn học hay nghị luận

văn học (luận bàn về các vấn đề văn học nghệ thuật). Ở mỗi thể lại chia ra

theo thời, nghị luận thời trung đại và nghị luận thời hiện đại. Dưới đây là những khái quát cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm nghị luận theo sự phân loại như trên.

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)