Thực tế của việc dạy tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập"

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 34 - 41)

a) Hoạt động của Thầy và Trò trong giờ học

Chúng tôi tiến hành dự giờ một số GV tại trường THPT Tân Yên số 1- Tân Yên- Bắc Giang. Sau đây là những ghi chép của chúng tôi về một giờ dạy như sau:

GV giới thiệu lời vào bài để tạo ấn tượng ban đầu. HS lắng nghe. GV ghi đầu bài lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

- HS đọc Tiểu dẫn SGK

- GV hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập? - HS trả lời

- GV chốt lại:

1. Hoàn cảnh ra đời:

+ Thế giới: chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.

+ Trong nước: Nhân dân cả nước nổi dậy giành chính quyền. Ngày 2/9/1945 Hồ Chủ Tịch thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập

khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

2. Giá trị của bản Tuyên ngôn

- GV hỏi: Ý nghĩa, giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn? - HS trao đổi trả lời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, đồng thời

là một áng văn chính luận bất hủ.

+ Là lời tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân Pháp, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên thế giới.

+ Tuyên ngôn Độc lập được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc

biệt, hướng vào những đối tượng cụ thể. Nội dung, cách viết của tác giả nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

3. Thể loại: Tuyên ngôn Độc lập thuộc thể văn chính luận. Đặc điểm là lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ giọng điệu hùng hồn, đầy sức thuyết phục.

4. Bố cục

- GV yêu cầu HS đọc văn bản và chia bố cục. - GV chốt lại:

Bố cục 3 phần:

+ Phần 1: "Tất cả ... không ai chối cãi được": Nêu nguyên lí chung của

bản Tuyên ngôn

+ Phần 2: "Thế mà...Phải được độc lập": Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định sự đúng đắn của nguyên lí.

+ Phần 3: còn lại: Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc.

II. Đọc - Hiểu văn bản

1. Nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn

- HS đọc đoạn đầu.

- GV hỏi: Việc tác giả trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Pháp và của Mĩ trong phần mở đầu của Tuyên ngôn Độc lập có ý nghĩa gì?

- HS trao đổi, thảo luận trả lời. - GV chốt lại:

+ "Tất cả mọi người sinh ra...mưu cầu hạnh phúc". "Người ta sinh ra tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

=> Nghĩa là mọi người đều có quyền tự do, bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc. Lời tuyên ngôn của Pháp và Mĩ được thế giới thừa nhận. Điều đó đã khẳng định giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và của văn minh nhân loại.

- "Lời bất hủ": những di sản quý giá mà tổ tiên đã để lại cho nước Pháp và Mĩ, nhằm nâng cao giá trị của hai bản Tuyên ngôn.

+ Hai bản Tuyên ngôn ấy là kết quả của hai cuộc cách mạng Dân tộc (Mĩ) và cách mạng Dân chủ (Pháp), là minh chứng hùng hồn cho thành quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và dân chủ. Nó được thế giới thừa nhận.

- GV hỏi: Vậy dụng ý của tác giả là gì? - HS trao đổi trả lời.

- GV chốt lại:

+ Hai bản Tuyên ngôn trở thành pháp lí quốc tế, được thế giới thừa nhận.

Bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam cũng sẽ được thế giới thừa nhận.

+ Từ nguyên lí tự do, bình đẳng, quyền lợi cá nhân, Bác đi đến kết luận suy rộng ra đó là quyền tự do, bình đẳng của các dân tộc trên thế giới. Đây cũng là cống hiến lớn nhất của Hồ Chí Minh trong trào lưu tư tưởng cao đẹp và có ý nghĩa nhân đạo của nhân loại.

- GV hỏi: Bác đã sử dụng nghệ thuật gì ở đây? - HS suy nghĩ trả lời.

- GV chốt: Hồ Chí Minh dùng nghệ thuật gậy ông đập lưng ông với cách lập luận chặt chẽ, lô gic tạo cơ sở pháp lí chắc chắn của bản Tuyên ngôn.

2. Cơ sở thực tiễn

- GV hỏi:

+ Theo Hồ Chí Minh thì căn cứ vào đâu mà ta có thể thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp và tuyên bố độc lập?

+ Bác đã chứng minh luận điểm của mình như thế nào? - HS trao đổi, trả lời.

- GV chốt lại:

+ Phần đầu khẳng định sự đúng đắn của hai bản Tuyên ngôn, kết nối là đoạn văn có tính chất chuyển tiếp ý, luận điểm. "Thế mà" khẳng định điều thực dân Pháp làm là trái ngược với đạo lí ở trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ "Thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do...chính nghĩa"

Đó là cách lập luận phản đề khẳng định tội ác của thực dân Pháp.

. Tội ác về chính trị: không cho dân ta tự do, thi hành luật dã man, đàn

áp nhân dân ta, thực hiện chính sách ngu dân, đầu độc giống nòi.

=> Chia rẽ chính trị, đàn áp sự đấu tranh, suy nhược tinh thần và thể chất của nhân dân ta -> Dã tâm xâm lược của chúng.

. Tội ác về kinh tế: Bóc lột, cướp ruộng đất; khống chế, thâu tóm tiền tệ;

đặt ra thứ thuế vô lí; kìm hãm, chèn ép tư sản.

=> Mục đích bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ, khống chế nền kinh tế. - GV hỏi: Bác đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Thái độ của Bác ra sao?

- HS suy nghĩ, trả lời. - GV chốt lại:

+ Bác đã đập tan luận điệu "khai hoá văn minh" của thực dân Pháp. Vạch trần bộ mặt xảo trá và dã tâm xâm lược nước ta.

+ Nghệ thuật liệt kê, dẫn chứng cụ thể rõ ràng. Điệp từ "chúng" nhấn mạnh sự tàn bạo và thái độ căm ghét đối với kẻ thù. Nghệ thuật lập luận rõ ràng, mạch lạc, lôgic.

. Tội ác bán nước ta: Năm 1940 Pháp mở cửa nước ta rước Nhật. Năm

1945 Pháp bỏ chạy, khủng bố Việt Minh, đàn áp nhân dân hoặc đầu hàng. "Trong 5 năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật"

=> Chúng thi nhau vơ vét của cải khiến hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói. Bác đã lật tẩy bộ mặt bịp bợm chiêu bài bảo hộ của Pháp.

* Với Việt Minh: bảo vệ khoan hồng và nhân đạo -> ta là chính nghĩa. Ta có quyền để được độc lập.

+ Từ 1940 ta là thuộc địa của Nhật

+ Năm 1945, nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền từ tay Nhật

=> Chính quyền mà nhân dân ta giành được là xương máu của ta -> Pháp không có công mà chỉ có tội. Lời khẳng định "Sự thật" như một chân lí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- GV hỏi: Tìm những từ, cụm từ chỉ sự dứt khoát trong việc tuyên bố xoá bỏ mối quan hệ thực dân với Pháp?

- HS trao đổi trả lời. - GV chốt lại:

+ Thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp: "Xoá bỏ hết"." xoá bỏ tất cả" => Lời lẽ dứt khoát thể hiện quyết tâm xoá bỏ mối quan hệ với thực dân Pháp.

+ Tuyên bố đấu tranh đến cùng để chống lại âm mưu thực dân Pháp => Giọng điệu rắn rỏi đanh thép.

+ Kêu gọi Đồng minh công nhận độc lập cho nhân dân Việt Nam => giọng điệu nhẹ nhàng, thuyết phục.

3. Lời tuyên ngôn

- GV hỏi: Tại sao trong lời Tuyên ngôn Bác nói nước Việt Nam "có quyền" và "sự thật" đã là một nước tự do độc lập?

- HS trao đổi, thảo luận trả lời. - GV chốt lại:

+ Có quyền bởi: "Một dân tộc... độc lập"

-> Nghệ thuật điệp cấu trúc là lời khẳng định chắc chắn. + Sự thật bởi "Pháp chạy....cộng hoà"

-> Cách mạng tháng Tám thành công, kẻ thù thua chạy, sụp đổ. Đó là sự thật. + Câu kết là lời khẳng định, quyết tâm -> Bác nhận rõ kẻ thù trong tương lai của dân tộc là Pháp và Mĩ. Bác hiểu rằng giành được độc lập đã khó nhưng giữ được độc lập còn khó gấp ngàn lần. Điều đó thể hiện tầm nhìn rộng lớn và nhạy bén của tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh

III. Tổng kết

- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.

- GV nhấn mạnh đến nghệ thuật lập luận của Tuyên ngôn Độc lập.

b) Thái độ và tình cảm của ngƣời dạy với tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập

Khi trao đổi với các giáo viên về tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập chúng tôi khảo sát được kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cô giáo Nguyễn Thị Dung có trao đổi rằng: " Tác phẩm " Tuyên ngôn Độc lập" là một văn kiện lịch sử vô giá, lại là một tác phẩm văn học lớn, có sức lan toả mạnh mẽ. Xét về mặt văn học đây là một tác phẩm có chứa nội dung sâu sắc và nghệ thuật độc đáo. Đặc biệt khi dạy tác phẩm này ta thấy được tầm tư tưỏng lớn của Hồ Chí Minh và nghệ thuật lập luận hết sức tài tình. Tôi rất tâm đắc với tác phẩm này".

Cô giáo Nghiêm Thị Thanh Nhàn chia sẻ: " Đây là một tác phẩm nghị luận mẫu mực, thể hiện tài năng nghị luận bậc thầy của Bác. Càng đọc càng thấy tâm đắc và khâm phục tài năng của Bác. Cả tác phẩm thấy không có một từ nào dư thừa. Tác phẩm sâu sắc cả về nội dung và nghệ thuật"

Có thể nói, hầu hết các giáo viên được hỏi đều rất yêu thích Tuyên ngôn

Độc lập. Như vậy, tác phẩm đã có sức lan toả mạnh mẽ và có sức thuyết phục

lớn tới người đọc, người nghe. Điều mà giáo viên tâm đắc nhất khi dạy Tuyên

ngôn Độc lập là nghệ thuật lập luận tài tình, sắc sảo của Bác. Có thể khẳng

định Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là một tác phẩm nghị luận mẫu mực mà ai cũng phải thừa nhận.

c) Những khó khăn của giáo viên khi dạy Tuyên ngôn Độc lập

Khi được trao đổi về những thuận lợi và khó khăn khi dạy Tuyên ngôn

Độc lập, chúng tôi thu nhận được các ý kiến phản hồi như sau:

Về thuận lợi: Đây là một tác phẩm trọng đại của dân tộc nên học sinh

có ít nhiều hứng thú. Bài này có thể sử dụng đồ dùng trực quan, cho học sinh xem một đoạn video Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn để tạo không khí và cảm xúc ban đầu.

Về khó khăn: Cô Nguyễn Thị Dung cho rằng: "Đây là tác phẩm nghị luận nên khó dạy và khó dạy hay trong cách truyền đạt"

Cô Đào Thị Hồi có chung quan điểm như vậy: "Dạy một tác phẩm thuộc thể văn nghị luận, lại là một bài Tuyên ngôn, nếu dẫn dắt không khéo sẽ dẫn đến diễn giải như một bài lịch sử. Hơn nữa học sinh còn ít hiểu biết sâu sắc về văn nghị luận nên khó khăn trong việc tiếp thu nội dung và những đặc sắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vậy cái khó trong quá trình giảng dạy tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập là ở chỗ : Một tác phẩm nghị luận mẫu mực có những nét đặc trưng cơ bản của thể loại như kết cấu chặt chẽ, lập luận lô gic, bằng chứng thuyết phục, giọng điệu hùng hồn là những điểm làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm nhưng làm thế nào để dạy cho hay, cho hiệu quả lại là một vấn đề mà các giáo viên đang rất quan tâm.

d) Nhận xét chung

Từ thực tế của giờ dạy và những ý kiến trao đổi chân thành của các giáo viên, chúng tôi nhận thấy như sau:

Thứ nhất: Thái độ tình cảm: các giáo viên đều yêu thích và có hiểu biết

nhất định về nội dung và nghệ thuật của Tuyên ngôn Độc lập.

Thứ hai : Những vướng mắc: đa phần giáo viên còn gặp khó khăn trong

cách giảng dạy một tác phẩm nghị luận. Điểm vướng mắc nhất là cách hướng dẫn cho học sinh hiểu sâu sắc về nghệ thuật của Tuyên ngôn Độc lập.

Thứ ba: Đối với hoạt động của thầy và trò trong giờ học, chúng tôi nhận

thấy một số vấn đề sau:

* Về tiến trình lên lớp: Giáo viên biết dẫn dắt vấn đề tạo hứng thú cho HS đồng thời tiến hành đầy đủ các bước lên lớp.

* Về nội dung: Đã truyền tải được những nội dung cơ bản của Tuyên

ngôn Độc lập, song chưa thật sự thành công trong việc dẫn dắt để học sinh

hiểu rõ được nghệ thuật đặc sắc của bản Tuyên ngôn. * Về phương pháp:

- Giáo viên có quan tâm đến hoạt động của học sinh, đưa nhiều câu hỏi nhưng câu hỏi còn vụn vặt chưa có hệ thống. Khả năng dẫn dắt chưa khoa học chưa làm nổi bật được vấn đề, đặc biệt là nghệ thuật lập luận của tác phẩm.

- Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa biết kết hợp, mở rộng, so sánh với TPNL khác như Đại cáo bình Ngô để khắc sâu kiến thức về nghệ thuật của tác phẩm, chưa kết hợp kiến thức trong các bài làm văn và tiếng Việt có nghĩa là chưa sử dụng phương pháp tích hợp xuyên môn, liên môn, chưa thật sự đổi mới về phương pháp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Về hiệu quả giờ dạy:

Do những hạn chế về phương pháp như trên đã trình bày nên hiệu quả giờ dạy chưa cao. Học sinh chưa thật hứng thú, khả năng hiểu bài chưa sâu, đặc biệt chưa nhận thức sâu những đặc sắc về nghệ thuật, thậm chí hiểu còn rất mơ hồ (chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau)

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)