Tác phẩm nghị luận thời trung đại

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 60 - 64)

Trong chương trình THPT chỉ đưa vào một tác phẩm nghị luận văn học thời trung đại là Tựa "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương. Tác phẩm được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Sau đây là những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

a. Giá trị nội dung

* Phần 1: Lí do biên soạn Trích diễm thi tập.

- Do thơ văn là di sản văn học và văn hoá của cha ông để lại cho đời sau. Nó là một tài sản vô cùng quý báu của dân tộc nhưng tiếc rằng thơ văn lại đang ngày bị mai một dần. Hoàng Đức Lương đã trình bày bốn lí do khiến thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời

- Ngoài những lí do chủ quan còn hai lí do khách quan khác là: do chiến tranh binh lửa và do thời gian cũng khiến những tờ giấy mỏng manh dần bị mai một, rách nát, trôi chìm.

* Phần 2: Thuật lại quá trình hình thành Trích diễm thi tập, nội dung và kết cấu tác phẩm.

- Động cơ làm Trích diễm thi tập : Đau xót trước thực trạng văn bản thơ ca của dân tộc ngày bị mai một, thấy lòng tự tôn dân tộc bị tổn thương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thư tịch cũ không còn, tác giả phải tìm quanh hỏi khắp...rồi phân loại, chia quyển.

- Nội dung và kết cấu gồm sáu quyển chia hai phần: Phần chính là thơ ca của các tác giả đời Trần, đầu Lê; phần phụ lục là thơ ca của Hoàng Đức Lương.

Như vậy Hoàng Đức Lương sưu tầm, biên soạn thành công Trích diễm

thi tập chứng tỏ tấm lòng của ông với thơ văn của tiền nhân và sự trân trọng,

giữ gìn di sản văn học dân tộc. Đó là một biểu hiện của lòng yêu nước.

b. Giá trị nghệ thuật

- Cách lập luận chặt chẽ

- Sự hoà quyện giữa chất trữ tình và nghị luận.

2.1.2.2. Các tác phẩm nghị luận thời hiện đại

1. Một thời đại trong thi ca (trích "Thi nhân Việt Nam") của Hoài Thanh

a. Giá trị nội dung

- Nêu vấn đề: đi tìm "điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới"; cái khó là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không dễ nhận ra và đề nghị phải dựa vào bài thơ hay của mỗi thời đại; "nhìn vào đại thể" theo nguyên tắc mới, cũ tiếp nối, qua lại để thấy đặc sắc của mỗi thời đại thi ca.

- Xác định tinh thần thơ cũ là ở chữ "ta", tinh thần thơ mới là ở chữ "tôi". - Phân tích sự vận động của thơ mới với "cái tôi" cùng bi kịch của nó. Chỉ ra tính chất tội nghiệp của cái tôi trong thơ mới. Nói chung thơ mới nói lên cái bi kịch đang diễn ra ngấm ngầm trong tâm hồn thế hệ trẻ đương thời. Đó là nỗi cô đơn, là sự mất hết niềm tin, là chỉ thấy cái khổ sở tội nghiệp của cuộc sống. Vì thế họ gửi tất cả nỗi lòng vào tình yêu tiếng Việt; ít nhiều là sự bộc lộ lòng yêu nước.

b. Giá trị nghệ thuật

- Tính khoa học

+ Cách lập luận chặt chẽ, từ khái quát đến cụ thể, từ xưa đến nay, từ xa đến gần. Điều này đã phản ánh tư duy khoa học, sự am hiểu thấu đáo đối tượng phân tích của tác giả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Luôn gắn những nhận định khái quát với luận cứ cụ thể, đa dạng, có sức thuyết phục; có sự so sánh giữa thơ cũ và thơ mới.

- Tính nghệ thuật: Cách dẫn dắt khéo léo theo mạch cảm xúc tinh tế, uyển chuyển và bằng ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu.

2. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của

Phạm Văn Đồng

a. Giá trị nội dung

- Phần mở đầu: Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp luận đối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, một hiện tượng văn học độc đáo có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra.

- Phần tiếp theo: Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, văn nghiệp Nguyễn Đình Chiểu.

+ Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu - một chiến sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn của dân tộc: coi thơ văn là vũ khí chiến đấu bảo vệ chính nghĩa, chống kẻ thù xâm lược và tay sai, vạch trần âm mưu, thủ đoạn, lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa.

+ Thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu "làm sống lại" một thời kì "khổ nhục nhưng vĩ đại", tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, cổ vũ mạnh mẽ cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bằng những hình tượng văn học "sinh động và não nùng" xúc động lòng người. Văn

tế nghĩa sĩ Cần Giuộc làm sống dậy một hình tượng mà từ trước tới nay chưa

từng có trong văn chương thời trung đại: hình tượng người nông dân.

+ Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu,

chứa đựng những nội dung tư tưởng gần gũi với quần chúng nhân dân, là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian.

- Phần kết: Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc.

b. Giá trị nghệ thuật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp cả diễn dịch và quy nạp và hình thức "đòn bẩy".

- Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương vừa khách quan; ngôn ngữ giàu hình ảnh.

- Giọng điệu linh hoạt, biến hoá: khi hào sảng, lúc xót xa...

3. Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi

a. Giá trị nội dung

Đặc trưng của thơ:

- Đầu mối của thơ là tâm hồn con người. Chú ý những luận cứ: Khi làm thơ trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường, tâm hồn phải rung động. Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc. Thơ là tiếng nói mãnh liệt của tình cảm. Cảm xúc là động lực cơ bản của thơ.

- Hình ảnh, tư tưởng và tính chân thật trong thơ: Nguyễn Đình Thi khẳng định những hình ảnh thơ ở ngay trong đời thực, vừa lạ lại vừa quen, được sàng lọc bằng nhận thức, tư tưởng của người làm thơ.

- Ngôn ngữ thơ khác ngôn ngữ các loại hình truyện, kịch, kí. Tác giả nêu quan điểm: không có thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ. Một thời đại mới của nghệ thuật bao giờ cũng tạo ra một hình thức mới.

b. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ

- Văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

Từ việc khảo sát và tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật của các TPNL trong chương trình SGK THPT chúng tôi có nhận xét sau:

Nhìn một cách tổng quát, các TPNL chính trị, xã hội có số lượng nhiều hơn và đầy đủ hơn so với các TPNL văn học (Nghị luận chính trị có tất cả 8 tác phẩm và đoạn trích, nghị luận văn học có 4 tác phẩm và đoạn trích). Số lượng các TPNL chính trị, xã hội của cả hai thời được đưa vào trong chương trình học có sự đồng đều; trong khi đó số lượng các TPNL văn học giữa hai thời kì lại có sự chênh lệch (nghị luận thời trung đại chỉ được học một tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phẩm Tựa "Trích diễm thi tập", nghị luận thời hiện đại lại được học một tác phẩm trọn vẹn và hai đoạn trích). Như vậy nghị luận chính trị xã hội có vị trí quan trọng hơn, được chú ý, quan tâm hơn khi đưa vào giảng dạy ở cấp THPT.

Nếu xét về đặc trưng cơ bản của văn nghị luận chúng ta nhận thấy văn chính luận (nghị luận chính trị, xã hội) mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của văn nghị luận từ kết cấu, đến lập luận, đến ngôn từ, giọng điệu...

Trong số những tác phẩm chính luận được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông thì Đại cáo bình NgôTuyên ngôn Độc lập là hai tác phẩm tiêu biểu nhất của hai thời đại. Đồng thời hai tác phẩm cũng chứa đựng những giá trị đặc sắc về nhiều mặt. Hơn nữa đây là hai bản tuyên ngôn bất hủ của đất nước ta ở hai thời đại khác nhau nên giữa chúng có nhiều điểm tương đồng. Vì vậy chúng tôi lựa chọn Đại cáo bình NgôTuyên ngôn Độc lập làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài: Dạy học TPNL trung đại trong sự so sánh với

TPNL hiện đại.

Số lượng các tác phẩm nghị luận được đưa vào giảng dạy trong chương trình THPT cũng khá nhiều (12 tác phẩm), nếu trình bày cụ thể, chi tiết giá trị nội dung và nghệ thuật của tất cả các tác phẩm thì quá rộng so với phạm vi đề tài chúng tôi nghiên cứu. Vì vậy, ở phần này chúng tôi chỉ điểm qua một cách sơ lược và khái quát nhất giá trị nội dung và nghệ thuật của các TPNL với một cái nhìn toàn diện.

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)