Định hướng dạy học "Tuyên ngôn Độc lập"

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 80 - 84)

a. Nội dung dạy học a1 Đặc điểm bài học

Đây là một tác phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử dân tộc và là tác phẩm chứa đựng những giá trị tư tưởng và tình cảm lớn của một người con ưu tú nhất của dân tộc. Tác phẩm không chỉ là áng hùng văn sinh ra một nước Việt Nam mới mà còn có ý nghĩa mở đầu cho một nền văn học mới- văn học cách mạng. Văn bản có các đặc điểm sau:

- Giá trị lịch sử: Xét về góc độ lịch sử đây là một lời tuyên bố xoá bỏ mọi chế độ phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận nô lệ, thuộc địa trở thành một nước độc lập, tự do.

- Giá trị tư tưởng: Tuyên ngôn Độc lập là một tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng hoà bình, độc lập, tự do. Đây là đóng góp to lớn của tác giả nói riêng và dân tộc ta nói chung trong trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang tầm vóc nhân loại.

- Giá trị nghệ thuật: Xét trên bình diện văn chương, Tuyên ngôn Độc lập

là một bài văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

a2. Trọng tâm bài học

Tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn nên cần phân tích toàn bộ tác phẩm. Đặc biệt hướng vào tiếp cận hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn theo hướng

- Phần đầu, nêu nguyên lí phổ quát.

- Phần tiếp theo, triển khai luận điểm bằng thực tế lịch sử, chứng minh nguyên lí.

- Phần cuối, kết luận tuyên bố về quyền độc lập tự do và ý chí giữ vững quyền độc lập tự do ấy.

Trên cơ sở phân tích các luận điểm như trên cần khái quát các giá trị to lớn của Tuyên ngôn Độc lập, giúp học sinh tự rút ra những kiến thức và kĩ năng trong việc phân tích và đánh giá và phân tích các tác phẩm chính luận nói chung.

b. Phƣơng pháp và tiến trình tổ chức dạy học b1. Phƣơng pháp dạy học

- Nêu vấn đề, gợi mở, phát vấn, đàm thoại kết hợp với diễn giảng.

- Hoạt động song phương giữa GV và HS trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu và nhận biết những phương diện đặc sắc của văn bản.

b2. Tiến trình tổ chức dạy học

* Tìm hiểu phần tiểu dẫn

+ GV gọi HS tóm tắt những ý cơ bản trong phần Tiểu dẫn, sau đó chốt lại các ý chính.

+ GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản.

* Tìm hiểu văn bản

Gợi ý HS tìm hiểu văn bản theo các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài của SGK

Bố cục của bản Tuyên ngôn Độc lập

- Đoạn 1 (từ đầu đến "không ai chối cãi được"): Nêu nguyên lí chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đoạn 2 (từ "Thế mà" đến "phải được độc lập"): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh và nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Đoạn 3 (còn lại); Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Lập luận của bản Tuyên ngôn Độc lập

Từ bố cục thông thường của bản Tuyên ngôn, HS vận dụng vào Tuyên

ngôn Độc lập để nhận diện cụ thể hệ thống lập luận theo hướng sau:

- Phần mở đầu, tác giả nêu nguyên lí chung mang tính phổ quát: Tất cả mọi người và mọi dân tộc đều có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đây là luận điểm nền tảng và là thành tựu lớn của tư tưởng nhân loại, đồng thời là lí tưởng theo đuổi hết sức cao đẹp của nhiều dân tộc trên thế giới.

- Phần thứ hai: Qua thực tế lịch sử hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, tác giả chứng minh nguyên lí trên đã bị thực dân Pháp phản bội, chà đạp trắng trợn như thế nào. Mặt khác Tuyên ngôn cũng khẳng định và minh chứng đầy thuyết phục rằng chính Việt Minh và nhân dân Việt Nam đã bền bỉ đấu tranh để giành lại quyền tự do, độc lập của mình.

- Phần kết luận: Tuyên bố về quyền độc lập, tự do của dân tộc.

Ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và của Mĩ.

- Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và của Mĩ ở phần đầu của

bản Tuyên ngôn Độc lập nhằm vừa đề cao những giá trị hiển nhiên của tư

tưởng nhân đạo và của văn minh nhân loại, vừa tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở phần tiếp theo.

- Từ quyền bình đẳng tự do của con người mà tác giả suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới. Đây là cách vận dụng sáng tạo và khéo léo cũng là đóng góp của Hồ Chí Minh, của dân tộc ta trong trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang giá trị nhân đạo của nhân loại ở thế kỉ XX.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta

- Thực dân Pháp chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ đã xây dựng. Chúng lợi dụng lá lờ tự do, bình đẳng, bác ái hòng mị dân che dấu những hành động tội ác "trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa" của chúng.

- Bản Tuyên ngôn đã vạch trần bản chất thực dân xảo quyệt, tàn bạo và man rợ của Pháp bằng cách nêu một loạt những tội ác của chủ nghĩa thực dân về các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục và ngoại giao. Đoạn văn ngắn nhưng gây xúc động hàng triệu con tim, khơi dậy lòng phẫn nộ. Lời lẽ xác đáng, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ sắc sảo, gợi cảm, hùng hồn.

- Phần luận tội này còn mang một sức mạnh lớn lao, bác bỏ một cách hiệu lực những luận điệu dối trá về công "khai hoá" và quyền "bảo hộ" của Pháp đối với Đông Dương.

- Từ những cứ liệu lịch sử hiển nhiên đó, bản Tuyên ngôn nhấn mạnh các thông điệp quan trọng:

+ Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xáo bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam

+ Kêu gọi toàn dân Việt Nam đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp. + Căn cứ vào những điều khoản quy định về nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở hai hội nghị Tê- hê- răng và Cựu Kim Sơn, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Ý nghĩa của phần tuyên bố độc lập:

- Tuyên bố về ý chí bảo vệ quyền tự do, độc lập của toàn dân tộc Việt Nam. - Bản Tuyên ngôn còn là lời khẳng định dân tộc ta đã hoàn toàn được tự do độc lập cả về yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

* Kết thúc bài học

- Tổng kết lại những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm - Đưa ra câu hỏi kiểm tra đánh giá mức độ hiểu và cảm nhận của HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)