3.1. Thiết kế thể nghiệm dạy học tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" trong sự so sánh với tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập" so sánh với tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập"
THIẾT KẾ BÀI HỌC TÁC PHẨM "ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ"
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo. Thấy rõ đây là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trong chiến tranh chống xâm lược.
- Nhận thức được vẻ đẹp của áng "thiên cổ hùng văn" với sự kết hợp hài hoà của sức mạnh lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.
- Nghệ thuật đậm chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục.
2. Kĩ năng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nhận diện được những đặc trưng cơ bản của văn nghị luận.
3. Thái độ: Có ý thức tự hào và tự tôn dân tộc.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Tiếp xúc bƣớc đầu với tác phẩm 1. Đọc văn bản và giải thích từ ngữ
a. Đọc văn bản
Văn bản này dài và có nhiều từ ngữ cổ nhưng được viết dưới dạng văn biền ngẫu nên câu văn cân đối nhịp nhàng, vừa hào hùng vừa tha thiêt nên cần đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với từng đoạn để làm sống dậy không khí lịch sử oai hùng của một thời kì lịch sử đầy vẻ vang của dân tộc đã trải mấy trăm năm. Khi đọc cần chú ý cách ngắt nhịp và bộc lộ cảm xúc qua từng hình ảnh sao cho phù hợp để tạo không khí và ấn tượng ban đầu cho HS.
b. Giải thích nhan đề
- Cáo là một thể văn nghị luận, có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để công bố một chủ trương hay kết quả một sự nghiệp. Có loại văn cáo thường ngày nhằm truyền đi một chiếu sách gì đó của nhà vua, có loại đại cáo để thông báo một sự kiện trọng đại, có tính chất quốc gia. Bình Ngô đại cáo được viết bằng chữ Hán, theo lối văn biền ngẫu.
- Bình: bình định, dẹp yên, ổn định. - Từ Ngô có hai cách hiểu
+ Chu Nguyên Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, sau trở thành vua nhà Minh nên giặc Minh còn được gọi là giặc Ngô.
+ Từ Ngô xuất hiện từ thời Tam Quốc khi quân Ngô sang xâm lược nước ta. Do chúng hết sức tàn ác nên nhân dân ta thường gọi chúng với thái độ khinh bỉ, chê bai: "giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" (tục ngữ), "Thằng Ngô con đĩ" (thành ngữ)
Như vậy có thể hiểu Bình Ngô đại cáo là bài cáo lớn tuyên bố về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô cho thiên hạ biết, đồng thời thể hiện sự khinh bỉ đối với lũ giặc cướp nước và thể hiện niềm tự hào của người chiến thắng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2. Tìm hiểu khái quát tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời
Mùa đông năm 1427 sau khi đánh tan 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông đang cố thủ ở thành Đông Quan buộc phải giảng hoà, rút quân về nước. Cuộc kháng chiến chống giặc Minh hoàn toàn thắng lợi. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế sai quan thừa chỉ Nguyễn Trãi viết Đại cáo bình Ngô để bố cáo cho toàn dân được biết sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô đã hoàn thành, đất nước được trở lại thái bình. Tháng chạp năm 1427 (tức đầu năm 1428) bài cáo được công bố rộng rãi.
b. Bố cục của tác phẩm
Gợi dẫn 1: Nội dung tư tưởng của bài cáo được triển khai theo mạch
logic như thế nào? Dựa vào mạch logic ấy hãy chia bố cục của bài cáo?
Yêu cầu:
* Mở đầu bài cáo là một luận đề chính nghĩa: đánh đuổi giặc bạo tàn, bảo vệ nhân dân là nhân nghĩa và khẳng định sự tồn tại khách quan nền độc lập chủ quyền của nước Đại Việt. Tiếp đến là tố cáo tội ác của giặc Minh bạo tàn đã đàn áp nhân dân ta. Do vậy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra mà người đứng đầu là Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn, gian khổ hi sinh đến những chiến thắng vẻ vang khiến kẻ thù phải đầu hàng rút quân về nước. Cuối cùng là lời tuyên cáo đất nước được hoà bình.
* Từ nội dung tư tưởng được triển khai theo mạch logic trên có thể chia tác phẩm thành 4 phần:
- Đoạn 1: ("Từng nghe....Chứng cớ còn ghi"): Nêu luận đề chính nghĩa. - Đoạn 2: ("Vừa rồi...Ai bảo thần dân chịu được"): Tố cáo tội ác của giặc Minh.
- Đoạn 3: ("Ta đây... Cũng là chưa thấy xưa nay"): Quá trình kháng chiến chống giặc Minh và thắng lợi.
- Đoạn 4: ("Xã tắc...Ai nấy đều hay"): Lời tuyên bố hoà bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phần 1: ("Tất cả mọi người...không ai chối cãi được"): Nêu nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn.
- Phần 2: ("Thế mà...ở Yên Bái và Cao Bằng"): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
- Phần 3: ("Tuy vậy....chế độ Dân chủ Cộng hoà"): Ca ngợi hành động nhân đạo của ta và khẳng định thực tế lịch sử dân ta đã kiên trì nổi dậy đấu tranh giành chính quyền và lập nên nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà".
- Phần 4: ("Bởi thế...độc lập ấy"): Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Như vậy, nhìn vào bố cục ta thấy kết cấu của hai tác phẩm rất giống nhau, nội dung trong từng phần có nhiều điểm tương đồng. Đó là do cả hai tác phẩm đều triển khai theo kết cấu thông thường của một bản tuyên ngôn.
II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Nêu luận đề chính nghĩa
Gợi dẫn 2: Mở đầu bài cáo Nguyễn Trãi đã nêu lên vấn đề gì và vấn đề
đó được triển khai như thế nào?
Yêu cầu:
Mở đầu bài cáo, tác giả đã nêu luận đề chính nghĩa, có nghĩa là tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Tư tưởng nhân nghĩa: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
Nhân nghĩa là làm cho dân được sống yên lành, hạnh phúc; muốn yên dân phải diệt trừ tham tàn, bạo ngược.
Tư tưởng nhân nghĩa có từ lâu trong tư tưởng Nho giáo để chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Nguyễn Trãi đã chắt lấy hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa và phát triển lên một tầm tư tưởng cao hơn: Nhân nghĩa là yên dân. Trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm thì nhân nghĩa là đánh đuổi quân xâm lược đem lại thái bình cho dân. Từ tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi còn vạch trần luận điệu xảo trá của kẻ thù, giặc Minh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đưa ra chiêu bài "Phù Trần, diệt Hồ" để thôn tính nước ta. Cứ theo tư tưởng này thì rành rành ta là chính nghĩa, kẻ thù là phi nghĩa.
- Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt: Nguyễn Trãi đã đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất hiển nhiên vốn có, lâu đời như sử dụng một loạt các từ: "vốn xưng", "đã lâu", "đã chia", "cũng khác" để khẳng định: Nước ta là một nước văn hiến, có phong tục tập quán lâu đời, có bờ cõi lãnh thổ riêng, bao đời xưng đế ngang hàng với phương Bắc và hào kiệt không bao giờ thiếu. Vì thế kẻ nào xâm phạm độc lập chủ quyền của ta đều bị thất bại thảm hại (Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô bị bắt, Ô Mã bị giết tươi). Đó là những "chứng cớ còn ghi" .
Như vậy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược bảo vệ bờ cõi, lãnh thổ cũng là sự kế thừa truyền thống anh hùng của nước Đại Việt. Như thế ta rành rành là chính nghĩa, giặc Minh xâm lược là phi nghĩa.
Cách diễn đạt, ý tứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, đưa ra những bằng cớ có tính thuyết phục cao. Giọng văn vừa đĩnh đạc, vừa trang trọng, khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đồng thời thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hiến lâu đời và nền độc lập chủ quyền của dân tộc.
Gợi dẫn 3: Nếu so sánh đoạn mở đầu này với tuyên ngôn độc lập thời Lí
và đoạn mở đầu bản "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh chúng ta sẽ nhận thấy điều gì?
- Trong Nam quốc sơn hà: Lí Thường Kiệt đã dựa vào sách trời để khẳng định độc lập chủ quyền của nước Nam trên hai phương diện: Bờ cõi và có Nam đế cai trị bờ cõi ấy. Cách xác định chủ quyền của nước Nam còn mơ hồ và đậm yếu tố thần linh, nhưng ở thời điểm đó vẫn được chấp nhận do chịu ảnh hưởng của tư tưởng thời đại: Vua là Thiên tử (con trời), bờ cõi có vua cai quản là có chủ quyền và chủ quyền ấy được mặc nhiên thừa nhận.
- Đại cáo bình Ngô: Nguyễn Trãi đã mở rộng các nhân tố để khẳng định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đại phong kiến trị vì, hào kiệt. Như vậy chủ quyền của nước Đại Việt không chỉ được thừa nhận trên cơ sở của tư tưởng: Thiên tử cai quản (các đế nhất phương), mà còn được minh chứng bằng sự tồn tại các triều đại lâu đời, thực tiễn lịch sử, văn hoá, con người. Đến Đại cáo bình Ngô đã có bước phát triển và hoàn thiện hơn về tư tưởng độc lập chủ quyền.
- Tuyên ngôn Độc lập: Hồ Chí Minh lại viện dẫn hai bản tuyên ngôn của
Pháp và của Mĩ (hai cường quốc) làm cơ sở pháp lí và đồng thời khẳng định quyền độc lập tự do của các dân tộc trên thế giới. Cách dẫn dắt như vậy vừa đảm bảo tính hợp pháp lại phù hợp với xu thế phát triển của tư tưởng thời đại nên dễ được chấp nhận trong hoàn cảnh lịch sử thời đại mới.
Như vậy, ta thấy điểm hội tụ trong ba bản tuyên ngôn là đều khẳng định sự tồn tại của nền độc lập dân tộc nước ta. Mặc dù cách dẫn dắt có khác nhau song đều hướng đến khẳng định và tự hào về nền độc lập của nước nhà, đều lấy đó làm căn cứ chính nghĩa cho các cuộc đấu tranh giữ gìn nền độc lập ấy.
Tuy nhiên điểm khác biệt ở đây là nghệ thuật lập luận: Đại cáo bình Ngô
viện dẫn những điều hiển nhiên, vốn có làm cơ sở cho lập luận. Đó là lối tư duy của người phương Đông thời trung đại. Tuyên ngôn Độc lập lại dựa vào thành quả cách mạng thực tế, lấy đó làm căn cứ của chân lí. Đó là lối tư duy hiện đại.
2. Tố cáo tội ác của giặc Minh
Gợi dẫn 4: Tác giả đã tố cáo những tội ác nào của giặc Minh? Chúng
đã gây ra những tai hoạ gì cho nhân dân ta?
Yêu cầu:
- Trước hết, tác giả tố cáo tộí ác cướp nước của giặc Minh, vạch trần luận điệu xảo trá của kẻ thù "Phù Trần, diệt Hồ", nhưng thực ra là "mượn gió, bẻ măng" hòng xâm lược nước ta.
"Nhân họ Hồ chính sự phiền hà Để trong nước lòng dân oán hận Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ"
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thứ đến là lên án chủ trương cai trị tàn bạo của kẻ thù: "Nặng thuế khoá sạch không đầm núi","Vét sản vật, bắt chim trả", "Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen", "Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa" "Nặng nề những nỗi phu phen"...
Chúng muốn vơ vét đến kiệt cùng tài nguyên nước ta, bóc lột tận xương tuỷ nhân dân ta, khiến dân ta oán khổ, lầm than.
- Kẻ thù còn gây ra bao hành động man rợ nhất:
+ Tội ác diệt chủng: "Nướng dân đen ...vùi con đỏ..." Tội ác man rợ của thời trung cổ, chúng thi hành để tàn sát nhân dân ta.
+ Tội ác bóc lột và vơ vét của cải:
. Thuế má: "Nặng thuế khoá sạch không đầm núi"
. Phu phen: "Nặng nề những nỗi phu phen", "nay xây nhà, mai đắp đất" . Vơ vét của cải: "Vét sản vật, bắt chim trả, bẫy hươu đen".
. Diệt sản xuất: "Tan tác cả nghề canh cửi"
+ Huỷ hoại cả môi trường sống: "Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ" Kẻ thù đã gây ra bao tội ác, khiến dân ta tan tác, đâu đâu cũng là thảm cảnh: "Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng". Cái chết đợi họ trên rừng, cái chết đợi họ dưới biển. Họ bị dồn vào bước dường cùng không còn đường sống. Trong khi đó kẻ thù vẫn hung hãn như một lũ quỷ khát máu người
"Thằng há miệng đứa nhe răng máu mỡ bấy no nê chưa chán".
- Không chỉ liệt kê tội ác mà Nguyễn Trãi còn bình luận về tội ác của chúng bằng hình ảnh khái quát:
"Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi. Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?"
Tác giả lấy cái vô tân, vô cùng của thiên nhiên để so sánh với tội ác vô cùng tận của kẻ thù. Lời kết tội đanh thép, uất ngẹn, ngùn ngụt khối căm hờn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Yêu cầu:
- Hình ảnh được đưa ra làm nổi bật tội ác của kẻ thù và sự điêu linh, khốn khổ mà dân ta phải hứng chịu: "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn- Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ"; "Thằng há miệng đứa nhe răng máu mỡ bấy no nê chưa chán"; "Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội - Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi"
Những hình ảnh này vừa có tính chất hiện thực, vừa khái quát đã lột trần bộ mặt tàn bạo của kẻ thù và những căm hờn uất ức của nhân dân ta, đồng thời lên tiếng tố cáo mạnh mẽ những tội ác man rợ của chúng.
- Lời văn: Khi uất hận trào sôi, lúc nghẹn nghào tấm tức, khi xót xa vô hạn, khi cảm thương tha thiết...Tất cả đã diễn tả những cung bậc tình cảm khác nhau của tác giả trước những tội ác man rợ của kẻ thù và nỗi thống khổ của nhân dân.
- Nghệ thuật đối lập: Hình ảnh người dân vô tội bị bóc lột, tàn sát dã man được đặt bên cạnh hình ảnh kẻ thù tàn bạo vô nhân tính đã đem lại hiệu quả nghệ thuật cao.
- Điều đáng lưu ý là khi vạch rõ âm mưu xâm lược của giặc Minh, Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc nhưng khi tố cáo tội ác của kẻ thù, tác giả lại đứng trên lập trường nhân bản đòi quyền sống cho con người. Đây là một đóng góp lớn của Nguyễn Trãi về sự tiến bộ trong tư tưởng của thời đại. Tố cáo tội ác của giặc Minh cũng là cơ sở thực tế để khẳng định chắc chắn hơn tính chất nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và sự "bại nhân nghĩa" của kẻ thù.
GV so sánh mở rộng: Trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh cũng tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp. Chúng đã gây nên những tội ác về chính
trị ("Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta.
Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu"); tội ác về kinh
tế ("Chúng làm cho dân cày và dân buôn trở nên bần cùng", "Chúng làm cho