Công tác lập quy hoạch GTVT

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC LÝ THUYẾT QUY HOẠCH VÀO ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH GTVT TỈNH HƯNG YÊN (Trang 88 - 90)

Các nguyên tắc chính trong công tác lập quy hoạch GTVT của một địa phương: − Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của địa phương phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững và bảo đảm an ninh quốc phòng.

− Tập trung có trọng điểm, ưu tiên đầu tư đồng bộ.

− Phù hợp với các quy hoạch khác có liên quan của địa phương, phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải của quốc gia và của khu vực.

− Quy hoạch phải có tính khả thi cao và đảm bảo phát triển bền vững.

Nội dung:

− Coi trọng việc duy trì, củng cố, nâng cấp để tận dụng hệ tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, đồng thời với việc đầu tư xây dựng các công trình mới trong đó chú trọng nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông tại các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp, khu đô thị, phát triển giao thông nông thôn tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh trên tất cả các lĩnh vực.

− Phát huy tối đa lợi thế của các phương thức vận tải, phát triển phương tiện vận tải hợp lý để đáp ứng nhu cầu của xã hội về vận tải hàng hoá và hành khách với chất lượng

Trang 87

ngày càng cao, giá cả hợp lý, đảm bảo an toàn, tiện lợị

− Trong phạm vi thời gian có hạn, đề tài này không đi vào chi tiết lập quy hoạch giao thông từng hạng mục như lập quy hoạch GTVT đường sông, đường sắt, đường bộ, cảng biển, sân bay, bến đỗ xe, cảng cạn... Tuy nhiên kết quả thực hiện quy hoạch phải đạt được các kết quả sau:

Giao thông đường bộ:

− Phải xác định được quy mô, chiều dài, cấp hạng, thời gian xây dựng, vốn đầu tư, nguồn vốn, phân kỳ đầu tư, quỹ đất giành cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ như đường, cầu, bến xe, cảng cạn..

Giao thông đường thuỷ:

− Phải xác định quy mô, chiều dài, cấp hạng, cấp quản lý, thời gian xây dựng, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư, quỹ đất giành cho xây dựng của các tuyến giao thông đường thuỷ cũng như các công trình cảng sông, cảng biển...

Giao thông đường sắt:

− Hệ thống giao thông đường sắt do Nhà nước thống nhất quản lý và khai thác, không thuộc quyền quản lý của địa phương vì vậy khi lập quy hoạch giao thông vận tải một khu vực nào đó chỉ cập nhật các quy hoạch đường sắt quốc gia có liên quan, xem xét, đánh giá tổng quát để tìm biện pháp khai thác thế mạnh của những tuyến đường sắt đi qua địa bàn. − Kết quả quy hoạch là phải xác định được quy mô, chiều dài, cấp hạng, cấp quản lý, thời gian xây dựng, nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư, quỹ đất giành cho các tuyến đường sắt, nâng cấp các ga, các hệ thống cảng cạn phục vụ vận chuyển đường sắt...

Giao thông hàng không:

− Hệ thống các sân bay do ngành hàng không dân dụng quản lý. Tuy nhiên trong công tác lập quy hoạch cũng cần phải cập nhật và đưa ra được các kết quả sau:

− Quy mô, cấp hạng các sân bay, kinh phí, nguồn vốn, cấp quản lý, quỹ đất giành cho xây dựng sân bay, các hệ thống giao thông khác có liên quan đến giao thông hàng không...

Về vận tải:

− Phải xác định được nhu cầu phát triển phương tiện để phục vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách, các biện pháp quản lý để phát triển các loại hình thức vận tải, cơ chế quản lý, ưu đãị...

Các vấn đề cần chú ý trong khi lập quy hoạch:

− Cần chú ý đến tính kết nối giữa mạng lưới giao thông quốc gia và khu vực với hệ thống giao thông địa phương.

− Tập trung chú ý đến giao thông đô thị và các vấn đề liên quan đến giao thông đô thị: Các hệ thống đường vành đai, các phương án tổ chức giao thông công cộng...

− Chú ý tính liên thông giữa các hình thức vận tải đường sắt, đường sông, đường không với đường bộ: Cần quy hoạch rõ các hệ thống đường giao thông nối các ga đường

Trang 88

sắt, bến cảng, sân bay với hệ thống giao thông địa phương.

− Quan tâm đến giao thông nông thôn. Tương lai nước ta là một nước công nghiệp, tuy nhiên hiện tại hệ thống giao thông nông thôn vẫn kém phát triển chưa được quan tâm đúng mức. Điều này không những ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội mà còn ảnh hưởng đến giao thông thông qua việc dân cư tập trung dọc theo các hệ thống giao thông, phố hoá các đường giao thông quan trọng làm giảm năng lực của hệ thống giao thông, mất an toàn giao thông...

− Tất cả các quy hoạch trên đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định trong các quy trình, quy phạm hiện hành.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC LÝ THUYẾT QUY HOẠCH VÀO ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH GTVT TỈNH HƯNG YÊN (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)