Từ các lý thuyết và kết luận đã trình bày ở trên, trong công tác lập quy hoạch GTVT ta có thể áp dụng các phương pháp sau:
Trong công tác xác định khu vực hấp dẫn sử dụng phương pháp phân tích để xác định. Trong trường hợp hệ thống giao thông gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau ta áp dụng phương pháp xác định giới hạn khu vực hấp dẫn chuyển tảị
Trong công tác dự báo nhu cầu vận tải áp dụng phương pháp kịch bản kinh tế để dự báo đối với các tuyến đường giao thông quan trọng như các tuyến quốc lộ chính Đối với hệ thống đường còn lại có thể áp dụng các phương pháp còn lại để dự báọ
Trong công tác dự báo nhu cầu vận chuyển hành khách sử dụng phương pháp xác định nhu cầu đi lại theo mô hình hệ số đi lại kết hợp kết hợp với mô hình đàn hồị
Trang 44
đàn hồi trong đó xét đến sự ảnh hưởng của các yếu tố tăng GDP, dân số đô thị đồng thời phải kết hợp với các phương pháp khác.
Trong công tác thiết kế tối ưu mạng lưới đường đối với một mạng lưới đường phức tạp có thể áp dụng phương pháp Khômiac để xác định mạng lưới đường lý thuyết. Tuy nhiên sau khi xác định được mạng lưới đường lý thuyết cần kết hợp với lưới đường hiện có, kết hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch xây dựng, xét điều kiện thiên nhiên vùng thiết kế và các khả năng phối hợp các hình thức vận tải khác để tiến hành hiệu chỉnh lại sơ đồ lưới đường lý thuyết thành lưới đường tối ưu và có tính khả thị
Trong công tác đánh giá lựa chọn phương án quy hoạch GTVT cần phải triệt để các nguyên tắc và trình tự đã được nêu trong mục 2.6 : “So sánh, đánh giá lựa chọn phương án quy hoạch”.
Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể là phương pháp lập mô hình thiết kế và bảo dưỡng đường (HDM4) là cần thiết tuy nhiên cũng hết sức lưu ý không nên sử dụng để xác định những kế hoạch riêng biệt về xây dựng và sửa chữạ Việc sử dụng chương trình HDM4 kết hợp với các kết quả lập được theo cách cổ điển sẽ tạo ra một kết quả có tính hiệu quả, khoa học và khả thi hơn.
Trang 45
Chương 3: Nghiên cứu, ứng dụng các lý thuyết quy hoạch
lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch GTVT tỉnh Hưng Yên 3.1. Mục đích
Dựa trên cơ sở các lý thuyết về lập quy hoạch GTVT, dựa vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành cập nhật, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 hợp lý, hoàn chỉnh và thống nhất trên toàn tỉnh, phù hợp với quy hoạch chung giao thông vận tải toàn quốc, khu vực đồng bằng sông Hồng tạo điều kiện khai thác tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của ngành giao thông giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi lập bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông tỉnh Hưng Yên bao gồm:
Đường bộ: Cập nhật, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các tuyến đường từ cấp huyện trở lên (các tuyến đường bộ từ cấp xã trở xuống đang thực hiện theo dự án GTNT).
Đường sông: Cập nhật, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch GTVT thuỷ.
Đường sắt: Trên cơ sở quy hoạch phát triển đường sắt đã được phê duyệt đề xuất quy hoạch kết nối với hệ thống GTVT tỉnh Hưng Yên và hệ thống đường sắt quốc giạ
3.3. Cơ sở lý thuyết
Cơ sở lý thuyết để lập quy hoạch bổ sung, điều chỉnh GTVT tỉnh Hưng Yên là tuân theo trình tự các bước lập quy hoạch, các phương pháp xác định khu vực hấp dẫn, các phương pháp dự báo nhu cầu vận tải (lưu lượng xe, lượng vận chuyển hàng hoá, hành khách), các phương án thiết kế tối ưu mạng lưới đường như đã trình bày ở trên.
3.4. Lựa chọn phương pháp lập quy hoạch
Vì quy hoạch GTVT tỉnh Hưng Yên lập mới là quy hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch GTVT tỉnh Hưng Yên đến 2010 do Viện Quy hoạch GTVT lập năm 1998. Mục tiêu lập quy hoạch là tổng hợp, đánh giá việc thực hiện Quy hoạch giao thông vận tải năm 1998 (đã được duyệt) trong 5 năm vừa qua (1998 - 2003), dựa trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành cập nhật, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 hợp lý, hoàn chỉnh và thống nhất trên toàn tỉnh, phù hợp với quy hoạch chung giao thông vận tải toàn quốc, khu vực đồng bằng sông Hồng tạo điều kiện khai thác tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của ngành giao thông giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên. Vì vậy phương pháp lập quy hoạch là áp dụng các phương pháp lập như đã trình bày ở trên, trong điều kiện cho phép có thể áp dụng các phương pháp hiện
Trang 46
đại như dùng chương trình HDM4 để kiểm tra và đối chiếu, rút ra kết luận.
3.5. Nội dung điều chỉnh, bổ sung quy hoạch GTVT Hưng Yên
Để phục vụ cho công tác lập quy hoạch GTVT tỉnh Hưng Yên thì yêu cầu phải có các số liệu sau:
− Điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Hưng Yên.
− Hiện trạng một số ngành kinh tế chủ yếu tỉnh Hưng Yên. − Hiện trạng GTVT tỉnh Hưng Yên bao gồm:
− Hiện trạng hệ thống GTVT đường bộ. − Hiện trạng hệ thống GTVT đường sắt. − Hiện trạng hệ thống GTVT đường sông.
− Định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hưng Yên. − Các quy hoạch và dự án có liên quan.
3.5.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Hưng Yên
3.5.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
Hưng Yên là một tỉnh đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh). Hưng Yên không có biển, tiếp giáp với 6 tỉnh là: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Thái Bình. Tỉnh Hưng Yên có 9 huyện là: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Giang, Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ và một thị xã Hưng Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, trong tương lai khu đô thị mới Phố Nối sẽ được quy hoạch thành thị xã thứ hai của tỉnh.
Tổng diện tích tự nhiên Hưng Yên là 923,09 Km2, dân số toàn tỉnh là 1.105.268 ngườị
Đơn vị hành chính, mật độ dân số tỉnh Hưng Yên
Hạng mục Diện tích (km2) Đơn vị hành chính Mật độ dân số Thị xã Thị trấn Xã Phường Dân số trung bình Mật độ dân số Toàn tỉnh 923,09 1 9 145 6 1.105.268 1.197 1. Thị xã Hưng Yên 20,15 6 43.745 2.171
2. Huyện Văn Lâm 74,42 1 10 96.153 1.292
3. Huyện Mỹ Hào 79,10 1 12 83.738 1.059
4. Huyện Yên Mỹ 91,00 1 16 125.875 1.383
5. Huyện Khoái Châu 130,86 1 24 184.245 1.408
Trang 47
7. Huyện Ân Thi 128,22 1 20 128.974 1.006
8. Huyện Kim Động 118,63 1 19 129.845 1.095
9. Huyện Phù Cừ 93,82 1 13 87.133 929
10. Huyện Tiên Lữ 115,10 1 21 131.735 1.145
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2002.
Hưng Yên vốn là một tỉnh nghèo, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, không có lâm nghiệp, 90% dân cư sống ở nông thôn.
Kể từ sau khi được tái lập vào năm 1997, tình hình kinh tế Hưng Yên đã có mức tăng trưởng caọ Tốc độ tăng trưởng bình quân là trên 10% năm. Cơ cấu kinh tế đang chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 1996 là 180 USD tăng lên 405 USD năm 2002. Tỷ lệ đói nghèo (năm 2002) giảm xuống còn 5,7%. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội không ngừng được củng cố và phát triển.
Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Năm Đơn vị Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Tổng cộng 1996 % 60,00 15,00 25,00 100 1999 % 45,16 25,94 28,90 100 2000 % 41,47 27,77 30,76 100 2001 % 38,80 30,20 31,00 100 2002 % 37,20 31,60 31,20 100
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2002
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chính của cả nước và tỉnh Hưng Yên năm 2002
TT Chỉ tiêu Đơn vị Cả nước Hưng Yên
A Dân số - cơ cấu dân số
1 Dân số Triệu người 79,727 1,105
2 Tốc độ tăng bình quân % 1,65 1,06
3 Dân số thành thị triệu người/% 20,022/25% 0,11/10%
B Tổng sản phẩm quốc nội - cơ cấu GDP
1 GDP Tỷ 536.098 5.056
2 Tốc độ tăng trưởng GDP % 7,04 12,10
3 Cơ cấu kinh tế
- Nông - lâm - ngư nghiệp % 23 37,2
Trang 48
TT Chỉ tiêu Đơn vị Cả nước Hưng Yên
- Dịch vụ % 38,5 31,2
4 GDP bình quân đầu người triệu/năm 6,7 4,6
C Giá trị KNXK tỷ USD 16,7 0,059
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2002 và Niên giám thống kê 2002
3.5.1.2. Hiện trạng một số ngành kinh tế chủ yếu của Hưng Yên
3.5.1.2.1. Nông - lâm - ngư nghiệp
ạ Nông nghiệp
• Diện tích đất nông nghiệp: 63.451 ha (chiếm 68,74% tổng diện tích tự nhiên). Trong đó:
- Đất trồng cây hàng năm chiếm 88,79%. - Đất trồng cây lâu năm chiếm 1,15 %. - Đất vườn tạp chiếm 3,79%.
- Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm 6,27%.
• Sản lượng lượng thực có hạt đạt: 547.366 tấn. Trong đó:
- Sản lượng thóc: 530.584 tấn. - Sản lượng ngô: 16.782 tấn.
• Chăn nuôi
Tổng đàn gia súc toàn tỉnh (năm 2002) là 494.868 con (trâu: 5.179 con, bò: 30.531 con, lợn : 459.158 con).
b. Nuôi trồng thủy sản
Hưng Yên có hệ thống các sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Luộc... Đây cũng là tiềm năng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2002 đạt 3.875 ha, tăng 8,33% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng khai thác đạt khoảng 8.910 tấn, với sản lượng này đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của dân trong tỉnh và phục vụ dân các tỉnh lân cận.
c. Công nghiệp và xây dựng
Tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp và xây dựng của tỉnh rất lớn cả về công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và vật liệu xây dựng. Trong những năm qua, tỷ trọng ngành chiếm trong GDP còn thấp (31,6%), nguyên nhân chính là chưa tận dụng và phát huy tiềm năng của ngành.
Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp (năm 2002) đạt 3.525 tỷ đồng, công nghiệp địa phương tăng bình quân 20,14%/năm, khu vực ngoài kinh tế nhà nước tăng bình quân 17,91%/năm.
Trang 49
công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước.
d. Thương mại, du lịch, dịch vụ
Hưng Yên là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật được xếp hạng. Trong những năm qua, nhất là từ khi được tách tỉnh, tốc độ phát triển của ngành đã đạt mức tăng trưởng đáng kể. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2002 đạt: 2.229 tỷ đồng, tăng 27,22% so với năm 2001 (mới đạt 1.752 tỷ đồng).
ẹ Y tế, giáo dục
Tính đến thời điểm năm 2002, toàn tỉnh có 180 cơ sở y tế, với 2.129 giường bệnh, 1.980 cán bộ y tế, bình quân 558 người/ 1 cán bộ y tế.
Toàn tỉnh hiện nay có 362 trường học với 6.398 lớp, 9.596 giáo viên và 245.150 học sinh tính từ cấp tiểu học, bình quân 222 học sinh/1.000 dân.
Tóm lại, nền kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên những năm qua đã có những bước tăng trưởng đáng kể, song bên cạnh còn có những tồn tại và khó khăn cần khắc phục:
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa hợp lý và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Thu nhập GDP bình quân đầu người dân trong tỉnh còn thấp, chỉ đạt khoảng 68% bình quân chung của cả nước.
Số hộ đói nghèo tuy có giảm, song tỷ lệ chiếm vẫn còn cao (5,7%).
Các cơ sở sản xuất kinh doanh của tỉnh quy mô còn nhỏ, lẻ, manh mún, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.
Hiện trạng một số ngành kinh tế chủ yếu của Hưng Yên
TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng Ghi chú
1 Nông nghiệp
- Sản lượng lương thực có hạt Tấn 547.366 - Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp % 68,74 2 Công nghiệp – Xây dựng
- Tổng giá trị sản xuất tỷ đồng 3.525
Chưa phát huy và tận dụng hết tiềm
năng hiện có 3 Thương mại – Du lịch
Tổng giá trị bán lẻ và doanh thu
dịch vụ tỷ đồng 2.229
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2002.
3.5.2. Hiện trạng giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên
Hệ thống giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên bao gồm 3 loại đường bộ, đường sông và đường sắt, trong đó:
Trang 50
- Đường bộ dài 6.133,58 km (trong đó quốc lộ 85,35 km; đường tỉnh 190,89 km; đường huyện 341,49 km; đường đô thị và khu công nghiệp 51,6 km; đường giao thông nông thôn 5.463,50 km), mật độ đường bộ tỉnh Hưng Yên đạt 0,67km/km2 (cả nước 0,22 km/km2).
- Đường sông dài gần 280 km, mật độ sông đạt 0,29 km/km2 (cả nước 0,127 km/km2).
- Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua địa phận tỉnh dài 17 km.
Nhìn chung mạng lưới đường bộ và đường sông phân bố tương đối đồng đềụ Hiện nay các xã của tỉnh Hưng Yên đều có đường ô tô đến trung tâm xã và cụm xã, thuận tiện cho việc giao thông của toàn tỉnh. Đất của cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm: Đường bộ, đường sông, bến xe, đường sắt, nhà ga, cảng sông chiếm khoảng 62,09 km2 (chiếm 6,73 % diện tích của tỉnh).
3.5.2.1. Giao thông vận tải đường bộ
Hệ thống đường bộ
Khu vực quy hoạch có một mạng lưới giao thông phân bổ tương đối hợp lý, với tổng chiều dài 6.133,58 km. Nhìn trên bản đồ có thể thấy các trục dọc Bắc - Nam có QL39, QL38, ĐT200, ĐT 206; Trục ngang có QL5, QL38, ĐT39B. Các trục này ngoài vai trò là các tuyến xương sống của hệ thống giao thông của khu vực, còn có vai trò giao thông đối ngoại với các thành phố, tỉnh láng giềng ra các cảng biển và sân bay quốc tế của miền Bắc. Ngoài các trục chính trên khu vực còn có các đường tỉnh: ĐT204, ĐT205+205C, ĐT209, ĐT199, ĐT195, ĐT196 các tuyến này đóng vai trò giao thông nội vùng là chủ yếụ Bên cạnh các tuyến quốc lộ và đường tỉnh, mạng lưới giao thông đường bộ khu vực còn có các tuyến đường huyện với tổng chiều dài khoảng 341,49 km đảm nhiệm liên kết các xã với trung tâm huyện.
Mạng lưới giao thông đường bộ của khu vực bao gồm 4 loại: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường nội thị và giao thông nông thôn (bao gồm đường xã, liên xã, đường thôn xóm, nội đồng).
Chiều dài từng loại đường trong hệ thống GTĐB Hưng Yên
TT Loại đường Tổng chiều dài
(Km) Tỷ lệ (%) Hiện trạng Ị Mạng đường 1. Quốc lộ 85,56 2,13 2 - 4 làn xe 2. Đường tỉnh 190,89 4,76 Cấp IV - Cấp V 3. Đường đô thị 51,60 1,28 4. Đường huyện 341,49 Bn/Bm = 3,5 - 5/2,5 – 3m
5. Giao thông nông thôn 5.463,50 94,88 Bn/Bm = 3,5 - 6/2,5 – 3m
Trang 51
TT Loại đường Tổng chiều dài
(Km) Tỷ lệ (%) Hiện trạng - Đường xã, liên xã 827,70 - Đường thôn xóm, nội đồng 4.635,80 IỊ Mặt đường - Đường nhựa, BT 1.407,5 22,95 - Đá dăm 778,7 12,7 - Gạch, đất, khác 3.947.38 64,35
Nguồn: Báo cáo nền, mặt đường bộ tỉnh Hưng Yên (tính đến tháng 7-2003) Sở GTVT Hưng Yên.
Hệ thống cầu, cống
Theo số liệu thống kê của Sở Giao thông vận tải tỉnh, hiện nay trên các tuyến quốc lộ và đường tỉnh thuộc Hưng Yên có 46 cầu các loại với tổng chiều dài cầu là 718,8m;