Ứng dụng phương pháp kịch bản kinh tế dự báo lưu lượng xe đường cao tốc Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC LÝ THUYẾT QUY HOẠCH VÀO ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH GTVT TỈNH HƯNG YÊN (Trang 58 - 65)

Hà Nội Hải Phòng

− Quốc lộ 5 : Là tuyến quốc lộ quan trọng nối 3 đỉnh của tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đoạn qua tỉnh Hưng Yên bắt đầu từ Như Quỳnh (Km11+335) kết thúc tại Minh Đức (Km33+690) dài 22,56 km qua các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hàọ

− Lưu lượng xe hiện tại khoảng 14.000 PCU/ngày đêm.

− Theo dự đoán từ nay đến 2010 thì QL5 đoạn Hà Nội – Hải Dương sẽ mãn tải 4 làn xe và đến năm 2012 đoạn Hải Dương – Hải Phòng cũng sẽ mãn tải 4 làn xẹ Như vậy, đến năm 2010 nhất thiết phải hoàn thành một đường cao tốc 4 làn xe đoạn từ Hà Nội đến Hải Dương và đến năm 2012 thì phải có đoạn từ Hải Dương đến Hải Phòng. Như vậy nhu cầu về một đường cao tốc để giải toả ách tắc cho QL5 là rất cấp bách.

− Trong quy hoạch GTVT, công tác dự báo lưu lượng vận tải để chọn phương án tuyến, quy mô, thời gian thực hiện là rất quan trọng. Dưới đây là ví dụ cụ thể phương pháp dự báo lưu lượng vận tải của đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

3.5.5.1.1. Dự báo nhu cầu vận tảị

Dựa trên các số liệu kinh tế, xã hội và các kết quả đếm xe thì có nhiều phương pháp để dự báo nhu cầu vận tảị ở đây ta có thể dùng hai hướng tiếp cận như sau:

− Dự báo nhu cầu vận tải theo kịch bản phát triển vận tải của các hành lang. − Dự báo nhu cầu vận tải theo phương pháp thống kê.

Từ hai cách tiếp cận trên ta có thể dự báo lưu lượng xe theo hai phương pháp:

+ Dự báo nhu cầu vận tải theo luồng vận tải chính: Trước tiên tốc độ phát triển hàng hoá và hành khách đi bằng đường bộ của tuyến vận tải chính được xác định dựa trên số liệu dự báo phát triển của các luồng vận tảị Trên cơ sở tốc độ tăng trưởng vận tải về

Trang 57

đường bộ của các tuyến vận tải chính, căn cứ vào số liệu đếm xe tại các Km đại diện dự báo được nhu vầu vận tải của tuyến đường như sau:

Đơn vị: PCU/ngày đêm

Đoạn tuyến Km đại diện

Nhu cầu vận tải Năng lực đường

Lượng vận tải vượt quá năng lực đường 2010 2020 2010 2020 Hà Nội - Hải Dương Km9 30.896 53.332 37.720 3.176 25.612 Hải Dương-Hải Phòng Km93 21.176 34.877 27.720 7.157

+ Dự báo nhu cầu vận tải theo phương pháp đàn hồi: Căn cứ trên mối quan hệ giữa nhu cầu vận tải và tốc độ tăng trưởng kinh tế để dự báọ Phương pháp dự báo này cần phải có các thông số đầu vào sau:

− Đối với hàng hoá: Các xu hướng quá khứ về lưu lượng vận tải đường bộ, GDP và hệ số đàn hồi trong cả nước.

− Đối với hành khách: Hệ số đàn hồi của khối lượng hành khách luôn chuyển.

Từ các thông số trên tính toán được nhu cầu vận tải cho đoạn Hà Nội - Hải Phòng năm 2010 là 32.166 PCU/ ngày đêm còn năm 2020 là 53.577 PCU/ngày đêm.

3.5.5.1.2. Phương pháp sử dụng hệ số tăng trưởng xe kết hợp với kịch bản tăng trưởng kinh tế.

Đây là phương pháp sẽ được sử dụng để dự báo lưu lượng xe cho đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Do kết quả dự báo mà Viện chiến lược và phát triển GTVT đưa ra chưa đề cập chi tiết đến việc phát triển vận tải ven biển, sự san xẻ của mạng giao thông khu vực khi các dự án đó hoàn thành và ảnh hưởng của các nhà máy, các khu công nghiệp trong khu vực.

Phương pháp này sẽ được trình bày cụ thể như sau:

3.5.5.1.3. Dự báo lưu lượng xe trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. ạ Số liệu đếm xe và quy đổi PCU

Số liệu điều tra lưu lượng xe năm 2002.

Đoạn tuyến Sài Đồng - Hải Dương Hải Dương - Hải Phòng

Hệ số quy đổi Loại xe Xe/ngày đêm PCU/ Ngày đêm Xe/ngày đêm PCU/ Ngày đêm Tổng ôtô 3.189 7.043 3.303 6.704 Xe con 1.089 1.089 680 680 1,0 Xe tải nhẹ 826 1.652 497 994 2,0 Xe tải 2 trục 596 1.192 407 815 2,0 Xe tải 3 trục 216 504 381 952 2,5 Xe tải 4 trục trở lên 208 624 389 1.168 3,0 Xe khách nhỏ 529 1.058 512 1.052 2,0

Trang 58

Đoạn tuyến Sài Đồng - Hải Dương Hải Dương - Hải Phòng

Hệ số quy đổi Loại xe Xe/ngày đêm PCU/ Ngày đêm Xe/ngày đêm PCU/ Ngày đêm Xe khách lớn 355 888 396 991 2,5 Xe công nông 0 0 40 80 1,0 Xe máy 7.961 2.388 2.161 640 0,3 Xe đạp 3.432 686 2.559 512 0,2 b. Xác định hệ số tăng trưởng thích hợp:

Xác định hệ số tăng trưởng xe theo công thức

Hệ số tăng trưởng xe = Hệ số đàn hồi x Hệ số tăng trưởng GDP

c. Các tổ hợp:

Theo báo cáo sẽ có 4 tổ hợp tăng trưởng xe như sau: − GDP thấp & Hệ số đàn hồi thấp

− GDP thấp & Hệ số đàn hồi cao − GDP cao & Hệ số đàn hồi thấp − GDP cao & Hệ số đàn hồi cao

d. Lựa chọn tốc độ tăng trưởng GDP:

Theo nghiên cứu của Viện CL – KHKT và tổng quan quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam (Nhà xuất bản chính trị Quốc gia) tăng trưởng GDP như sau:

Tăng trưởng GDP (%)- Quá khứ và dự báo tương lai

Vùng Năm 1995 1996 1997 1998 1999 1995 2002-2005 2006-2010 2011-2020 1999 Thấp Cao Thấp Cao Thấp Cao

Cả nước GDP 9,50 9,30 8,20 5,80 4,80 7,52 7,50 8,00 7,00 8,00 6,50 7,00 Vùng NC 10,50 10,04 10,42 9,27 7,25 9,24 9,08 11,27 8,69 11,14 7,44 10,81 Hà Nội 13,00 12,98 12,59 12,01 6,48 11,02 10,00 10,52 8,75 9,50 8,00 9,25 Hải Phòng 10,20 9,60 9,71 8,10 7,00 8,60 9,00 11,00 8,50 11,00 7,00 11,00 Hưng Yên 12,00 12,01 12,35 8,95 8,00 10,45 9,00 12,50 8,30 12,25 7,70 11,80 Hải Dương 11,00 10,06 12,83 10,90 7,00 10,08 9,00 11,00 9,00 11,00 7,50 10,50

Tuy nhiên dự báo này có các đặc điểm sau:

− Xây dựng trước hết từ nhu cầu (mang tính nguyện vọng) với mong muốn phát triển kinh tế địa phương vượt trên mức trung bình của cả nước, tránh tụt hậu mà chưa chú ý nhiều đến thông tin của các địa phương khác và của cả nước như thị trường, vốn công nghệ, hiệu quả và môi trường.

− Các phương án phát triển kinh tế đều vượt quá khả năng đầu tư vốn của nền kinh tế (kể cả vốn nước ngoài) cũng như khả năng tiếp nhận vốn của địa phương (con người, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng).

− Trên thực tế đã quan trắc được từ năm 1995-2002 tất cả chỉ số tăng GDP bình quân hàng năm đều thấp hơn so với dự báo chủ quan.

Trang 59

− Các tình thế quốc tế mới xảy ra trong năm 2002 chứng tỏ rủi ro trong thế giới hiện nay tuy ngày càng nhiều nhưng mức độ ảnh hưởng tới các nền kinh tế quốc gia như Việt Nam lại không đáng kể (thậm chí còn kích thích tăng nhẹ).

Do vậy đã lập bảng theo dõi chuỗi tăng GDP quá khứ 1985-2002 (khu vực), ngoại suy cho các năm 2003-2005, so sánh với dự báo 2001-2005. Thông tin kiểm chứng cho thấy dự báo của phương án tăng GDP thấp là sát hơn so với ngoại suỵ

Với điều kiện số liệu về dự báo GDP cho các năm từ 2021-2026 chưa có nên đã tạm lấy bằng giai đoạn từ 2010 - 2020.

ẹ Lựa chọn hệ số đàn hồi:

Phương án thấp

Giai đoạn Xe con Xe buýt Xe tảI Xe máy

2003 2015 1,30 1,20 1,25 0,80 2006 2010 1,20 1,12 1,15 0,60 2011 2020 1,15 1,10 1,10 0,60

Phương án cao

Giai đoạn Xe con Xe buýt Xe tải Xe máy

2003 2015 1,40. 1,30 1,35 0,90 2006 2010 1,30 1,22 1,25 0,70 2011 2020 1,25 1,2 1,2 0,70

Trong các năm tới lưu lượng xe sẽ tăng rất nhanh so với tốc độ tăng GDP vì: − Kinh tế thị trường phát triển đòi hỏi lưu thông hàng hoá nhanh chóng. − Hội nhập với kinh tế khu vực và thế giớị

− Thu nhập cá nhân tăng nhanh, thời gian nghỉ tăng... đồng thời phát triển dân số Việt Nam vẫn ở mức caọ

− Các phương tiện vận tải đường bộ hiện nay vừa cũ, vừa yếu, vừa thiếụ..

− Xây dựng xong đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ nối thông QL1 mới từ Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội - Cầu Giẽ, nâng cấp xong QL38 đi từ Phố Nối ra đến Đồng Văn.

g. Hệ số tăng trưởng xe:

Kết luận về Hệ số tăng trưởng xe năm theo phương án (GDP cao HSDH cao) (%)

Giai đoạn Xe con Xe buýt Xe tải Xe máy

2003 - 2006 15,78 14,65 15,21 10,14 2006 - 2010 13,37 12,48 12,81 7,80 2010 - 2020 13,51 12,97 12,97 7,57

Trang 60

Giai đoạn Xe con Xe buýt Xe tải Xe máy

2003 - 2006 11,80 10,90 11,35 7,26 2006 - 2010 10,43 9,73 9,99 5,21 2010 - 2020 8,56 8,18 8,18 4,46

h. Mạng lưới giao thông khu vực nghiên cứu Các dự án trong vùng:

− Khu vực nghiên cứu của dự án nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của đất nước có GDP và lưu lượng xe tăng trưởng nhanh. Yêu cầu giao thông trên QL1 đặc biệt là đoạn cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội ngày càng căng thẳng. Trong phạm vi khu vực nghiên cứu của Dự án, đang hình thành các dự án đường bộ như:

− QL18 đoạn từ Thị xã Bắc Ninh đến Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) hiện đã nâng cấp và đưa vào sử dung đoạn từ năm 2001 với quy mô 2 là xẹ

− QL38 từ Phố Nối qua Hưng Yên - Cầu Yên Lệnh qua sông Hồng - Hòa Mạc - Đồng Văn - Cầu Nhật Tựu qua sông Nhuệ sẽ được thi công vào năm 2002 và hoàn thành vào năm 2004 với quy mô 2 làn xe (cấp 60 theo TCVN 4054-1998).

− QL183 từ thị trấn Sao Đỏ trên QL18 nối với giao với QL5 tại huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương.

− QL10 mới từ Quảng Ninh (Km 79 QL18) tới Ninh Bình đang được xây dựng 2 làn (cấp III đồng bằng theo TCVN 4054-85); Dự kiến năm 2003 đưa vào sử dụng. Đang tiếp tục nghiên cứu nâng cấp QL10 kéo dài từ Ninh Bình đến Thanh Hóạ

− Ngoài ra sẽ nâng cấp một số Tỉnh lộ, đường ngang liên quan, đặc biệt là Tỉnh lộ 188 đoạn Mạo Khê - Quảng Ninh với Phú Thái - Hải Dương được nâng cấp thành đường cấp tốc độ 60 qua hai cầu vượt sông Đá Vách và sông Kinh Thầy được xây dựng mới, sẽ rút ngắn quãng đường nối QL5 và QL18 so với đường hiện tại khoảng 15 km.

− Việc hình thành các dự án trên có các tác động làm san sẻ bớt lưu lượng xe liên tỉnh qua đoạn tuyến QL5 này trong tương laị Tỷ lệ xe liên tỉnh ước tính 80% số ô tô trên QL5 hiện tạị

Bảng phân tích so sánh (Sài Đồng - Hải Dương) Năm PCU xe thực PCU tăng tự nhiên Tăng trưởng GDP (%) Biến cố 1992 15755 15755 10,70 1993 12147 17461 10,83 1994 12032 13459 10,80 1995 10999 13295 10,50 1996 12029 12103 10,04 KT QL183

Trang 61

Bảng phân tích so sánh (Sài Đồng - Hải Dương) Năm PCU xe thực PCU tăng tự nhiên Tăng trưởng GDP (%) Biến cố

1998 17658 22127 9,27 KT QL18 đoạn Sao Đỏ - Biểu Nghi 1999 14807 18938 7,25

2000 6751 16250 9,75 KT QL1M, XD QL18 đoạn Bắc Ninh - Sao Đỏ 2001 10984 7426 10,00

2002 7043 11981 9,08

Bảng phân tích so sánh (Hải Dương - Hải Phòng) Năm PCU xe thực PCU tăng tự nhiên Tăng trưởng GDP (%) Biến cố

1997 10132 10132 10,42 XD QL18 đoạn Sao Đỏ - Biểu Nghi 1998 10300 11071 9,27 KT QL18 đoạn Sao Đỏ - Biểu Nghi 1999 9625 11047 7,25

2000 4898 10563 9,75 KT QL1M, XD QL18 đoạn Bắc Ninh - Sao Đỏ 2001 7083 5387 10,00

2002 6704 7726 9,08

− Lưu lượng xe lưu thông trên QL5 hiện tại có sự thay đổi đột biến tăng giảm không theo quy luật trong các năm (1992 – 2001), tuy nhiên sự thay đổi đó được gắn liền với những sự kiện và ở từng thời điểm cụ thể như: Việc nâng cấp cải tạo và đưa vào khai thác của các tuyến đường có liên quan, tuy nhiên đến thời điểm các tuyến đường liên quan (QL18, QL183 ) được hoàn thành và đưa vào khai thác ổn định thì lưu lượng xe trên Quốc lộ 5 lại biến đổi theo đúng quy luật. Dựa vào chuỗi số liệu đếm xe có được tư vấn đã lấy số liệu năm 2002 làm số liệu cơ bản để tính toán cho các năm tương laị

− Ngoài ra dự tính sẽ nâng cấp một số đường ngang khác trong thời gian khai thác của dự án nàỵ

− Hệ thống đường sắt cũng góp phần quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách tuyến Hà Nội – Hải Phòng cũng như khu vực nghiên cứụ Trong tương lai ngành đường sắt đang tích cực nâng cấp hệ thống đường sắt để đảm bảo nhu cầu trong tương laị

ị Dự báo lưu lượng xe

Sử dụng kịch bản tăng trưởng lưu lượng xe theo hàm số mũ dựa trên:

− Số liệu đếm xe gốc từ năm 1992 – 2002.

Trang 62

− Sự san sẻ lượng xe đang lưu thông QL5 hiện tại vào mạng GTVT khu vực. − Sự phát triển của các khu công nghiệp, cảng biển.

− Nguyên tắc phân bổ lưu lượng xe khi đã hình thành đường cao tốc giữa QL5 cũ - đường cao tốc là 30%-70%.

ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến lưu lượng xe trên tuyến Hà Nội Hải Phòng:

− Trong tương lai việc xuất hiện một số khu công nghiệp và đô thị dọc tuyến làm thay đổi luồng hàng hiện tạị

− Sản lượng của một số nhà máy xi măng như: nhà máy xi măng Hải Phòng, Chinh Phong, Hoàng Thạch sẽ tăng lên, đồng thời xuất hiện một số nhà máy xi măng mớị − Nhu cầu vận chuyển hàng hoá từ cảng Hải Phòng lên Hà Nội tăng lên.

Bảng dự báo lượng hàng bổ sung do phát sinh các nhà máy xi măng mới và các khu CN

S Luồng hàng Khối lượng Lượng xe

ĐI trên đoạn tuyến tương ứng của

QL5 hiện tại T Điểm ĐIểm (1000tấn) (xe/ngày)

T đi đến 2005 2010 2005 2010

1 Hải Phòng Hà Nội 1700 3250 311 594 Hải Phòng - Hà Nội 2 Hải Dương Hà Nội 1500 3500 274 639 Hải Dương - Hà Nội

Trang 63

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC LÝ THUYẾT QUY HOẠCH VÀO ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH GTVT TỈNH HƯNG YÊN (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)