4.1.1. Các lý thuyết về xác định khu vực hấp dẫn
Trong công tác lập quy hoạch GTVT cũng như lập dự án nâng cấp, cải tạo hay xây dựng mới một công trình (đường, cầu, cảng đường sông, đường sắt...), công tác xác định khu vực hấp dẫn của công trình là một công tác quyết định đến hiệu quả kinh tế – xã hội của công trình đó.
Có nhiều phương pháp xác định khu vực hấp dẫn: Phương pháp biểu đồ, phương pháp biểu đồ phân tích, phương pháp phân tích, phương pháp xác định giới hạn khu vực chuyển tảị.. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm và các trường hợp áp dụng cụ thể.
Tuỳ theo mức độ và tầm quan trọng của các công trình có thể áp dụng các phương pháp khác nhaụ Với những công trình có yêu cầu đòi hỏi không cao, đồng thời điều kiện thu thập và nguồn số liệu thu thập được gặp khó khăn thì có thể áp dụng những phương pháp đơn giản như phương pháp biểu đồ: Phương pháp đường phân giác, phương pháp đường trung trực... Trong trường hợp công trình có tầm quan trọng, nguồn số liệu thu thập đầy đủ, có các phương tiện và công cụ tính toán hiện đại như các phần mềm chuyên dụng chạy trên máy tính điện tử thì có thể dùng các phương pháp phức tạp và có lượng tính toán lớn như phương pháp phân tích, phương pháp xác định giới hạn khu vực hấp dẫn chuyển tảị
4.1.2. Dự báo nhu cầu vận tải
Có nhiều phương pháp dự báo nhu cầu vận chuyển trong quy hoạch GTVT. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng riêng nhất định.
Đối với các trường hợp dự báo với độ chính xác cao để đảm bảo độ tin cậy của quy hoạch thì có thể áp dụng phương pháp kịch bản kinh tế tương ứng với các tình huống phát triển về tốc độ tăng trưởng kinh tế – xã hội, tăng dân số, nhu cầu tiêu thụ... Tuy nhiên trong trường hợp trên một mạng lưới đường để dự báo nhu cầu vận tải trên từng tuyến nếu áp dụng phương pháp kịch bản kinh tế để dự báo thì khối lượng công việc thực hiện là rất lớn và khó thực hiện được. Vì vậy trong công tác dự báo nhu cầu vận tải có thể áp dụng phương pháp kịch bản kinh tế để dự báo đối với các đường quốc lộ chính. Hệ thống đường còn lại (đường tỉnh, đường huyện...) có thể áp dụng các phương pháp còn lại để dự báọ
Trang 72
Thông thường sơ đồ tổng quát công tác dự báo nhu cầu vận tải có dạng như sau:
4.1.3. Thiết kế tối ưu mạng lưới đường
Cũng như các phương pháp xác định khu vực hấp dẫn và dự báo lưu lượng vận tải, có nhiều phương pháp để thiết kế tối ưu mạng lưới đường. Tuy nhiên hệ thống đường hiện tại ở các địa phương và trên toàn quốc đã hoàn chỉnh và hợp lý về mạng lướị Trong quá trình lập quy hoạch hệ thống GTVT, các trường hợp sau cần xác định mạng lưới đường tối ưu: - Tuyến đường hiện tại không thoả mãn lưu lượng giao thông vận tải dẫn đến cần nghiên cứu xây dựng tuyến mớị
- Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội xuất hiện các khu công nghiệp, khu đô thị mới dẫn đến phát sinh nhu cầu xây dựng các tuyến đường mới kết nối các khu công nghiệp, đô thị mới với nhau và với mạng lưới giao thông hiện tạị
- Hệ thống giao thông vận tải hiện tại trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội đã xuất hiện các bất cập và hạn chế. Điều này cũng đòi hỏi phải nghiên cứu xây dựng các tuyến đường mớị
Thông tin kinh tế xã hội
Hệ thống phân bố dân cư đô thị nông
Mô hình dự báo toàn quốc khu vực - địa phương Phân tích so sánh kết quả Mô hình dự báo ngành Tổng hợp các dự báo ngành Dự báo theo khu vực Dự báo theo luồng, tuyến
Phân tích kết quả giữa luồng vào khu vực
Kết quả
Trang 73
Trong quá trình tính toán thiết kế tối ưu mạng lưới đường, cần phải chú ý các vấn đề sau:
- Hệ thống giao thông tính toán và xây dựng phải đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận tải đối ngoại, nội bộ và quá cảnh.
- Phải đảm bảo phối hợp chặt chẽ với các loại vận tải khác, phát huy tính ưu việt và khả năng của các loại vận tảị
- Phải là một bộ phận thống nhất của mạng lưới đường khu vực và quốc gia, phải phối hợp chặt chẽ và bổ sung cho mạng lưới đường nàỵ
- Phải phù hợp với quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng cơ bản, các quy hoạch hiện hành...
4.2. Hướng dẫn công tác lập quy hoạch
Từ các phương pháp tính toán cùng với công tác thực tế lập quy hoạch GTVT tỉnh Hưng Yên, có thể tổng kết trình tự các bước lập quy hoạch như sau:
4.2.1. Trình tự xây dựng quy hoạch phát triển GTVT
Nói chung trình tự xây dựng quy hoạch phát triển GTVT (một huyện, một tỉnh, một vùng hay cả nước) như sau:
− Bước 1: Tiến hành điều tra về giao thông vận tải và điều tra kinh tế trong khu vực quy hoạch và khu vực liên quan trong thời kỳ hiện tại và tương laị
− Bước 2: Đánh giá hiện trạng giao thông vận tải trong quy hoạch phát triển.
− Bước 3: Xây dựng quan điểm, mục tiêu, định hướng quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải của khu vực trong tương laị
− Bước 4: Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách và dự báo về khả năng huy động các nguồn lực ở các năm quy hoạch.
− Phân vùng và xác định mạng lưới vận tảị
− Xác định khối lượng vận chuyển, dòng dịch chuyển hàng hoá và hành khách. − Dự báo lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển theo các phương thức vận tảị − Xác định nhu cầu vận tải trên từng tuyến đường của từng phương thức vận tảị
− Bước 5: Xây dựng và so sánh các phương án định hướng củng cố phát triển ngành GTVT trong khu vực theo từng giai đoạn.
− Đưa ra các giải pháp củng cố, phát triển. − Thiết lập các phương án phát triển.
− Tính toán các chỉ tiêu và xác định nhu cầu nguồn lực của từng phương án. − So sánh đánh giá lựa chọn phương án.
− Phân kỳ đầu tư, sắp xếp phương án chọn theo thứ tự ưu tiên thực hiện (định bước đi quy hoạch).
Trang 74
4.2.2. Nội dung hình thức của một đồ án quy hoạch GTVT
Nội dung hình thức của một đồ án quy hoạch GTVT có thể có các chương mục sau:
Chương 1: Giới thiệu chung.
1.1. Tổng quan.
1.2. Các căn cứ pháp lý.
1.3. Mục đích và phạm vi nghiên cứụ 1.4. Các tài liệu sử dụng để lập quy hoạch.
Chương 2: Hiện trạng kinh tế xã hội và GTVT.
2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hộị 2.2. Hiện trạng GTVT.
Chương 3: Đánh giá tình hình hệ thống giao thông vận tải và kết quả thực hiện các quy hoạch GTVT trước đó (nếu có).
3.1. Tóm tắt nội dung các quy hoạch GTVT trước đó (nếu có).
3.2. Tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch giao thông vận tải trước đó (nếu có). 3.3. Đánh giá hệ thống giao thông vận tảị
Chương 4: Định hướng phát triển kinh tế xã hội và dự báo nhu cầu vận tảị
4.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hộị 4.2. Các quy hoạch và dự án có liên quan. 4.3. Các quy hoạch và dự án trên địa bàn tỉnh. 4.4. Dự báo nhu cầu vận tải
Chương 5: Quy hoạch GTVT.
5.1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch GTVT.
5.2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tảị 5.3. Quy hoạch phát triển giao thông vận tảị
5.4. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư.
Chương 6: Tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch.
6.1. Tổ chức quản lý quy hoạch. 6.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch.
Chương 7: Kết luận và kiến nghị.
7.1. Tổng hợp các vấn đề của quy hoạch GTVT. 7.2. Kết luận và kiến nghị.
4.2.3. Các thông số cần thu thập
Để phục vụ cho công tác lập quy hoạch GTVT cần phải thu thập các số liệu sau: Các số liệu về điều kiện tự nhiên, xã hội trong khu vực quy hoạch có liên quan đến tình hình hoạt động của ngành. Các số liệu này bao gồm:
Trang 75
- Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thời tiết, hệ thống sông ngòị.., tình hình phân bố tài nguyên khoáng sản trong khu vực nghiên cứụ
- Các số liệu khác về điều kiện tự nhiên, xã hội trong khu vực có ảnh hưởng đến điều kiện xây dựng và đến kết quả hoạt động của ngành.
Thu thập các số liệu về hiện trạng ngành giao thông vận tải trong khu vực:
- Hiện trạng mạng lưới đường sông, đường sắt, đường biển, đường bộ, hiện trạng bến xe, bến đò, nhà ga, cảng...
- Tình hình phương tiện vận tải về số lượng và chất lượng, tình hình tổ chức vận tải, kết quả hoạt động của ngành vận tải, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngành...
- Tình hình tổ chức và quản lý ngành, tình hình duy tu bảo dưỡng và khai thác các công trình giao thông, tình hình cung cấp vốn đầu tư, tình hình sử dụng và quản lý vốn đầu tư...
Thu thập các số liệu về tình hình phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực nghiên cứu và khu vực lân cận có liên quan đến thời kỳ quá khứ, hiện tại và tương lai:
- Thu thập các số liệu về tình hình phát triển của các ngành kinh tế trong khu vực, tình hình phân bố các cơ sở sản xuất, các cơ sở tiêu thụ, năng lực sản xuất và chủng loại các sản phẩm của các cơ sở sản xuất, nơi cung cấp các nguồn lực cho sản xuất và nơi tiêu thụ các sản phẩm của cơ sở nàỵ
- Tình hình dân số và phát triển dân số, nhu cầu tiêu thụ và tính chất tiêu thụ các sản phẩm cho tiêu dùng và cho sản xuất của các cơ sở sản xuất và tiêu thụ trong tương laị
4.2.4. Các vấn đề cần chú ý trong quy hoạch GTVT
4.2.4.1. Các vấn đề về công tác thu thập số liệu
Hiện nay khi thu thập các số liệu phục vụ công tác lập quy hoạch GTVT, nhất là đối với các quy hoạch bổ sung, điều chỉnh ta cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:
Khối lượng công tác thực hiện từ khi lập quy hoạch trước đây đến hiện tạị
Các chủ trương, quy hoạch về GTVT của vùng, của quốc gia có ảnh hưởng đến GTVT của địa phương.
Các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, các quy hoạch về xây dựng, khu công nghiệp, các quy hoạch ngành có liên quan.
Hiện trạng hệ thống GTVT hiện tại (Bao gồm cả đường sắt, đường sông, đường bộ...) khi thu thập cần phải chi tiết, đầy đủ và chính xác.
Số liệu lưu lượng vận tải trên các tuyến phải đầy đủ, chính xác và hệ thống, đủ để đảm bảo cho người lập quy hoạch dự đoán chính xác lưu lượng vận tải trong tương laị
4.2.4.2. Các vấn đề trong công tác lập quy hoạch
Trong công tác lập quy hoạch GTVT thường nảy sinh các vấn đề sau:
Trang 76
sách của địa phương. Vì vậy cần phải chú ý các phương pháp tạo nguồn vốn, phân kỳ đầu tư cho hợp lý. Trong điều kiện cho phép có thể áp dụng các chương trình lập tiêu chuẩn thiết kế và bảo dưỡng đường (HDM4) hay các chương trình chuyên dụng khác để so sánh, đánh giá để đề xuất phương án kiến nghị hợp lý và có tính khả thi caọ
Hiện nay trong hầu hết các quy hoạch đã lập, công tác đánh giá, phân tích hiệu quả kinh tế đối với các phương án đề xuất chưa được quan tâm đúng mực. Hiện tại các phương án đề xuất mới chỉ dựa trên dự báo lưu lượng xe và ý kiến chủ quan của cá nhân người làm công tác lập quy hoạch. Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả kinh tế của một phương án đề xuất là một công việc phức tạp đòi hỏi phải mất nhiều công sức và nguồn số liệu thu thập phải đạt được ở một mức độ nhất định. Vì vậy trong quy hoạch GTVT kiến nghị phân tích hiệu quả kinh tế đối với một số tuyến đường mới và nâng cấp cải tạo quan trọng trong mạng lưới giao thông để kiểm tra hiệu quả kinh tế của phương án đề xuất.
Việc tổ hợp, đánh giá, lựa chọn các phương án quy hoạch cũng chưa được đề cập chi tiết. Với mỗi một phương án có thể có nhiều giải pháp khác nhau dẫn đến với một mạng lưới đường không lớn có thể tổ hợp các giải pháp sẽ là vô hạn. Vì vậy người làm công tác quy hoạch cần phân tích và dự kiến loại bỏ trước các phương án không khả thi để giảm bớt các khối lượng tính toán ở bước sau nhưng không được bỏ sót các phương án khả thị Đồng thời trong quá trình tổng hợp, lựa chọn phương án khả thi cần ứng dụng công nghệ thông tin để giảm bớt khối lượng tính toán và để đồ án quy hoạch đạt được chất lượng đề rạ
Hiện tại quy hoạch giao thông đô thị là một vấn đề lớn đối với nhiều tỉnh và thành phố, nhất là trong khi đất nước ta mới phát triển, cơ sở hạ tầng GTVT hiện tại đã quá cũ, chắp vá và xuống cấp nghiêm trọng vì vậy khi tiến hành lập quy hoạch GTVT cần đặc biệt quan tâm đến giao thông đô thị như các hệ thống đường vành đai, cửa ngõ đô thị, hệ thống bến xe, cảng trong đô thị và đặc biệt là các phương án vận tải hành khách trong đó có vận tải hành khách công cộng.
4.2.5. Các kết quả cần thu được
Mục tiêu của công tác lập quy hoạch GTVT là đề ra quy hoạch phát triển, các kế hoạch vận chuyển, kế hoạch bổ sung phương tiện vận tải, kế hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống GTVT đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu vận tải của xã hộị Vì vậy cuối cùng công tác lập quy hoạch phải thu được các kết quả như sau:
Công tác điều tra thu thập số liệu kinh tế – xã hội, điều tra hiện trạng GTVT... : Các số liệu thu thập được phải đầy đủ, chính xác, có tính hệ thống để làm cơ sở cho các bước tiếp theọ
Về dự báo nhu cầu vận tải: Phải dự báo được nguồn hàng, lưu lượng vận tải, tốc độ tăng trưởng khối lượng vận tải, tốc độ tăng trưởng phương tiện vận tảị..
Xây dựng các phương án định hướng phát triển GTVT trong từng giai đoạn: Phải đưa ra được các phương án phát triển hợp lý, có tính khả thi, đảm bảo được lợi ích của các thành phần trong xã hộị..
Trang 77
Tổng hợp kết quả tính toán và hướng dẫn thực hiện: ở bước này các chỉ tiêu quy hoạch phải được lượng hoá rõ ràng cụ thể danh mục và hạng mục công trình đầu tư, thời kỳ đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư cho từng hạng mục cụ thể. Ngoài ra trong bước này phải đưa ra được các kết luận có tính khuyến nghị đối với Nhà nước về mức độ đầu tư, cơ cấu đầu tư, những vấn đề về cơ chế, chính sách cần xem xét hoặc điều chỉnh, danh mục các chương trình, dự án cần ưu tiên, đi sâu nghiên cứu hoặc triển khai thực hiện đồng thời có thể đưa ra các khuyến cáo đối với các chủ thể kinh tế về định hướng phát triển của ngành để giúp họ vạch ra chiến lược phát triển hoặc kế hoạch kinh doanh dài hạn.
4.2.6. Quy định chi tiết nội dung công tác lập quy hoạch
4.2.6.1. Điều tra phục vụ lập quy hoạch GTVT
Công tác điều tra phục vụ quy hoạch GTVT cần chú ý và phải thực hiện các công tác sau:
Vì mục đích điều tra là để thu thập các số liệu, thông tin cần thiết để giải quyết