Mục đích: Trên cơ sở các giải pháp củng cố và phát triển GTVT trong khu vực, tiến hành tính toán xác định nhu cầu vốn đầu tư về xây dựng, chi phí khai thác, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác cần thiết để so sánh, đánh giá, lựa chọn ra phương án quy hoạch hợp lý nhất.
Một phương án quy hoạch GTVT được coi là hợp lý khi nó đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách tương ứng với các tình huống phát triển kinh tế – xã hội trong và ngoài khu vực cũng như của toàn quốc, phù hợp mới mục tiêu đặt ra và phù hợp với mục tiêu phát triển của toàn ngành trong suốt thời kỳ tính toán.
Nguyên tắc đánh giá:
Các giải pháp phát triển GTVT phải được đánh giá một cách toàn diện và mang tính tổng thể.
Khi phân tích lợi ích kinh tế, phải xem xét lợi ích kinh tế của toàn xã hộị
Trong các phương án quy hoạch phải lấy lợi ích kinh tế – xã hội làm mục tiêu chính để so sánh.
Tiêu chuẩn đánh giá và các phương pháp xác định chúng phải phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trang 34
Bước 1: Các tình huống phát triển KT - XH.
Nội dung của bước này là cần xây dựng các kịch bản kinh tế (các tình huống phát triển) có thể xảy ra trong thời kỳ quy hoạch. Các kịch bản kinh tế được xây dựng trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện mục tiêu phát triển của kỳ trước, định hướng, mục tiêu phát triển của kỳ tương lai, các chính sách liên quan, những nguy cơ và những cơ hội có thể xảy rạ
Bước 2: Dự báo nhu cầu vận chuyển, dòng dịch chuyển và dự báo khả năng nguồn lực cho phát triển GTVT.
Các dự báo này và các bước tính toán tiếp theo được tiến hành tương ứng với các tình huống xảy ra ở bước 1. Việc tính toán này nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch.
Ngoài việc dự báo nhu cầu vận chuyển và dòng dịch chuyển hàng hoá và hành khách tương ứng với các tình huống đặt ra, điều quan trọng là phải dự báo được khả năng về nguồn lực (chủ yếu là vốn đầu tư) cho phát triển GTVT.
Bước 3: Xây dựng các phương án phát triển có thể về đầu tư, tổ chức quản lý và điều hành vận tải:
Mục đích của bước này là thiết lập ra được giải pháp định hướng để củng cố, phát triển từng chuyên ngành trong mọi lĩnh vực của ngành ở từng tiểu vùng và trong toàn khu vực để thực hiện được quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, phát huy được điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của ngành thông qua kết quả phân tích.
Để xác định được các phương án củng cố, phát triển ngành trong từng giai đoạn quy 1. Các tình huống phát triển
KTXH
Các mục tiêu, chính sách phát triển
2ạ Dự báo nhu cầu vận chuyển, dòng dịch chuyển.
2b. Dự báo khả năng, nguồn lực, nguồn vốn đầu tư
3. Xây dựng các phương án phát triển có thể, về đầu tư, tổ chức quản lý, điều hành vận chuyển
4. Xác định các chi phí đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư.
6. Xác định các lợi ích kinh tế – xã hội
5. Có cân đối các khả năng về nguồn lực hay không
7. Xác định hiệu quả kinh tế – xã hội 8. Phân tích đánh giá nhiều chỉ tiêu 9. Lựa chọn phương án và xếp thứ tự ưu tiên thực hiện 10. Kết luận và kiến nghị Có Không
Trang 35
hoạch cần tiến hành hai công cụ chủ yếu sau: Đưa ra các phương án củng cố, phát triển. Thiết lập các phương án phát triển.
Bước 4: Xác định các chi phí đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư cho từng phương án:
Trong trường hợp chung cần xác định các khoản chi phí xã hội cần thiết để thực hiện phương án đề xuất và các lợi ích thu được khi thực hiện các phương án.
Các chi phí bao gồm: Chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư, chi phí vận hành kết quả đầu tư, các chi phí cơ hội, các chi phí có thể lượng hoá và các chi phí không thể lượng hoá được.
Bước 5: Có cân đối các khả năng về nguồn lực hay không?
Sau khi xác định tổng mức đầu tư của phương án đang xét, dựa vào kết quả dự báo về khả năng nguồn vốn đầu tư cho phát triển giao thông và các khả năng khác ở bước 2b cần tiến hành kiểm tra xem có sự cân đối giữa nhu cầu và khả năng hay không.
Nếu sự cân đối được đảm bảo thì tiến hành theo bước 6.
Nếu một trong các điều kiện cân đối không được đảm bảo thì phải loại bỏ phương án này, quay trở lại bước 3 để xét các phương án tiếp theọ
Bước 6: Xác định lợi ích xã hội của các phương án đầu tư
Lợi ích của các phương án phát triển GTVT được chia ra thành hai nhóm:
Lợi ích trực tiếp: Đây là những lợi ích thu được trong lĩnh vực GTVT. Nhóm ngoài lĩnh vực GTVT.
Nhóm thuộc lĩnh vực GTVT bao gồm:
Nhóm lợi ích mang lại cho người sử dụng: Tiết kiệm thời gian của hành khách, tiết kiệm chi phí khai thác của chủ phương tiện, giảm thời gian chờ của phương tiện, giảm hư hỏng hàng hoá trong quá trình vận chuyển, giảm nguy cơ tai nạn...
Nhóm lợi ích trực tiếp cho người cung ứng: Tăng các khoản thu trực tiếp, tiết kiệm chi phí khai thác và bảo dưỡng, tiết kiệm chi phí nâng cấp khi nhu cầu sử dụng ngày càng caọ..
Nhóm lợi ích ngoài ngành GTVT tải bao gồm:
− Tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc.
− Góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống và giao lưu văn hoá xã hội trong và ngoài khu vực.
− Giảm ô nhiễm môi trường, phân bố lại thu nhập, tăng việc làm cho người lao động. − Góp phần phân bổ lại dân cư, phân bố lại lực lượng sản xuất.
Bước 7: Xác định hiệu quả KTXH.
Nội dung của bước này là xác định hiệu quả kinh tế của phương án quy hoạch đang xét mang lạị
Trang 36
ạ Chỉ tiêu số thu chi (BCR):
Là tỷ số giữa tổng lợi ích (PVB) do đầu tư đem lại với tổng chi phí bỏ ra (PVC) trong quá trình đầu tư khai thác.
∑ ∑ = = = T t T t PVC PVB BCR 1 1
Nếu tỷ lệ này < 1 thì việc đầu tư không đáng giá, nếu lớn hơn một tức là đầu tư đáng giá. Tỷ số này càng lớn càng tốt.
b. Chỉ tiêu hiện giá của hiệu số thu chi (NPV):
Là hiệu số giữa tổng lợi ích thu được và tổng chi phí của cả quá trình đầu tư khai thác: ∑ ∑ = = − = T t T t PVC PVB NPV 1 1
Nếu NPV > 0 tức là tổng lợi ích thu được lớn hơn chi phí và có lãi, việc đầu tư đáng giá. NPV càng lớn thì phương án đầu tư càng hiệu quả.
c. Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (T):
Là khoảng thời gian tính bằng năm kể từ khi bắt đầu bỏ vốn đầu tư đến thời điểm mà NPV chuyển từ giá trị âm sang dương (thu cân bằng với chi phí và dự án bắt đầu thu lợi). Thời gian thu hồi vốn càng ngắn càng tốt.
d. Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại (IRR)
Là mức chiết khấu tối đa mà việc đầu tư có thể chịu đựng được để đảm bảo hoàn vốn trong thời gian ấn định, tức là với mức chiết khấu đó, hiện giá của tỷ số thu chi bằng không (NPV (IRR) = 0).
Bước 8: Phân tích đánh giá nhiều chỉ tiêu:
Sau khi phân tích đánh giá bằng các chỉ tiêu kinh tế xã hội cần xem xét các chỉ tiêu khác để đảm bảo tính toàn diện của việc đánh giá phương án. Các chỉ tiêu cần xem xét bao gồm:
− Các chỉ tiêu về kinh tế: Thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế ngoài GTVT, tăng thu nhập quốc dân, tăng công ăn việc làm.
− Các chỉ tiêu về môi trường: Tiếng ồn, ô nhiễm không khí, cảnh quan...
− Các chỉ tiêu khác: Phát triển mạng lưới GTVT trong và ngoài khu vực, an toàn GT, tiết kiệm năng lượng, tăng giao lưu văn hoá, góp phần phân bố dân cư, phân bố lực lượng lao động..
Bước 9: Lựa chọn phương án và xếp thứ tự ưu tiên thực hiện Nội dung của bước này gồm hai công đoạn chủ yếu:
ạ So sánh, đánh giá lựa chọn phương án quy hoạch phát triển mạng lưới GTVT hợp lý nhất:
Trang 37
b. Phân kỳ đầu tư, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư (định bước quy hoạch).
Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT vùng trên một địa bàn nào đó không thể thực hiện trong một thời gian ngắn mà phải thực hiện trong một thời gian dài từ 5 –20 năm. Vì vậy cần xác định được phương án phân kỳ vốn hay bước đi cho quy hoạch.
Việc phân kỳ phải đáp ứng được các nguyên tắc sau:
− Đầu tư xây dựng trong từng thời kỳ phải phù hợp với mục tiêu quy hoạch đã đề rạ − Lượng vốn đầu tư bỏ ra trong từng thời kỳ phải đảm bảo phát huy hiệu quả cao nhất. − Việc phân kỳ vốn đầu tư trong từng thời kỳ phải phù hợp với quy mô, kết cấu đầu tư của nội dung đầu tư đã được xác định trong phương án quy hoạch.
− Phải đảm bảo tính liên tục của tiến độ thi công.
− Phải chú ý đến mục đích phục vụ phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của vùng, của khu vực quy hoạch.
− Phải chú ý đến việc sớm đưa công trình vào khai thác nhằm phát huy hiệu quả của đồng vốn đầu tư.
Bước 10: Kết luận và kiến nghị các biện pháp tổ chức thực hiện và chính sách có liên quan.
Cần đưa ra các kết luận có tính chất khuyến nghị đối với Nhà nước và khuyến cáo đối với các chủ doanh nghiệp những định hướng của ngành về:
− Mức độ đầu tư, cơ cấu đầu tư.
− Danh mục các công trình dự án ưu tiên đầu tư. − Các dự án cần đi sâu vào nghiên cứu tiếp.
− Những vấn đề về chính sách, cơ chế cần xem xét, điều chỉnh.