Sự cần thiết phải quản trị mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp bằng công cụ BSC và KP

Một phần của tài liệu Quản trị mục tiêu kinh doanh sử dụng BSC và KPI (Áp dụng thí điểm tại công ty TNHH Phần mềm tin học TNT) (Trang 29 - 30)

III. Lợi thế của phương pháp Thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) trong quản trị mục tiêu kinh doanh của doanh

1. Sự cần thiết phải quản trị mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp bằng công cụ BSC và KP

bằng công cụ BSC và KPI

Trước khi triển khai áp dụng BSC và KPI vào quản lí, việc đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần phải làm đó là đặt ra câu hỏi: “Tại sao doanh nghiệp lại nên áp dụng Thẻ điểm cân bằng mà không phải là một công cụ khác?”. Câu trả lời đơn giản bởi vì Thẻ điểm cân bằng là một công cụ hữu hiệu, tạo được sự kết nối giữa chiến lược với những hành động cụ thể, qua đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Theo cuốn sách “ Hướng dẫn sử dụng Thẻ cân bằng điểm áp dung cho các cơ quan Chính phủ và Phi lợi nhuận (Balanced Scorecard Step by step for Government and Nonprofit), Paul R. Niven có đề cập đến việc hướng dẫn đánh giá nhu cầu về Thẻ điểm cân bằng. Và cho tới nay, lí do căn bản, phổ biến nhất cho quyết định theo đuổi Thẻ điểm đó chính là để thực thi chiến lược. Theo nghiên cứu do tạp chí Fortune thực hiện, 70% sự thất bại của các giám đốc điều hành vào năm 1999 không phải là kết quả của chiến lược yếu kém mà do họ không có khả năng quản lí sự thực thi. Tuy nhiên, khi công cụ Thẻ điểm cân bằng ra đời, doanh nghiệp đã vượt qua được các rào cản tiến tới thực thi hiệu quả chiến lược của mình. Chính sự đơn giản và hiệu quả cụ thể đã giúp Thẻ điểm cân bằng tiếp tục lan nhanh và được chấp nhận rộng rãi tới mức gần đây tạp chí Havard Business Review bình chọn nó là một trong 75 ý tưởng có ảnh hưởng nhất của thế kỉ 20. Vấn đề đặt ra là BSC và KPI được ứng dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào. Tính đến thời điểm này, sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa hoàn toàn thích ứng với môi trường kinh doanh mới. Hiện nay, có rất ít tổ chức áp dụng một cách toàn diện BSC từ cấp công ty đến các phòng ban bộ phận và đến từng nhân viên. Hầu hết vẫn chỉ dừng lại ở việc phân tích những kết quả và hạn chế trong hoạt động kinh doanh hàng năm, rồi đề ra mục tiêu cho năm sau, việc phân bổ mục tiêu đến từng phòng ban, từng nhân viên còn nhiều lúng

túng và bỡ ngỡ. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ chú trọng đến việc triển khai chiến lược về doanh số và lợi nhuận hoặc nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu vào chứ chưa quan tâm đến tối đa hoá nguồn lực của doanh nghiệp. Các phương pháp quản lí mà doanh nghiệp sử dụng chưa có sự đồng bộ, do đó năng suất không cao mà còn gây ra lãng phí. Đội ngũ nhân viên thường không nắm rõ mục tiêu của công ty, phòng ban – điều đó tạo nên một sức ỳ, tính thụ động đồng thời không khai thác hết khả năng làm việc và trí tuệ của nhân viên. Hơn nữa, cách đánh giá năng lực của một số doanh nghiệp chỉ dựa vào thời gian làm việc cũng không tạo được động lực thật sự khuyến khích nhân viên. Phương pháp Thẻ điểm cân bằng ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong kỉ nguyên thông tin hiện nay. BSC giúp các doanh nghiệp có thể giám sát và đo lường tất cả quá trình thực thi chiến lược của mình bằng việc nhận dạng những yếu tố chủ chốt góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp. Theo phương pháp này, cả chỉ số đo lường tài chính và các chỉ số đo lường phi tài chính đều phải được xác định, thậm chí cả những hoạt động phi tài chính ít ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp nhất. Nói tóm lại, phương pháp thẻ điểm cân bằng BSC và các chỉ số đo lường hiệu suất KPIs có lợi thế nổi trội hơn so với các phương pháp khác ở những điểm sau:

- Giúp gắn kết định hướng chiến lược với các mục tiêu hoạt động

- Đưa ra mục tiêu một cách cân đối hài hòa giữa các mục tiêu liên quan đến kết quả cuối cùng và các mục tiêu tạo ra kết quả đó

- Giúp cho doanh nghiệp phát triển một cách cân đối và bền vững - Tránh việc quá chú trọng vào các mục tiêu tài chính như lợi nhuận,…

- Giúp định hướng hành vi một cách có hệ thống trong quá trình hoạt động của công ty

- Là cơ sở tin tưởng để đánh giá kết quả công việc cho các bộ phận và cá nhân

Một phần của tài liệu Quản trị mục tiêu kinh doanh sử dụng BSC và KPI (Áp dụng thí điểm tại công ty TNHH Phần mềm tin học TNT) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w