Vai trò và hoạt động của tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong việc xây dựng các công ƣớc quốc tế về LĐTE

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 28)

xây dựng các công ƣớc quốc tế về LĐTE

Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) được thành lập năm 1919. Lúc mới thành lập, ILO là tổ chức tự trị liên kết với Hội Quốc Liên. Năm 1946, ILO ký Hiệp định quy định mối quan hệ với Liên hợp quốc và trở thành tổ chức chuyên môn đầu tiên của Liên hợp quốc. Năm 1920, ILO đóng Trụ sở tại Giơnevơ, Thuỵ Sỹ.

Khi thành lập năm 1919, ILO chỉ có 45 nước tham gia. Đến nay, ILO đã có 179 quốc gia thành viên, trong đó Cộng hòa Montenegro là thành viên trẻ nhất vừa gia nhập ILO ngày 14/ 7/2006. Nguồn kinh phí cho các hoạt động của ILO gồm nguồn ngân sách thường xuyên do các nước thành viên ILO đóng góp niên liễm

theo tỷ lệ của Liên hợp quốc, và các nguồn tài chính do các nhà tài trợ song phương và đa phương hỗ trợ.

ILO được thành lập nhằm mục tiêu thúc đẩy công bằng xã hội và bảo vệ các quyền lao động và quyền con người. ILO xây dựng các tiêu chuẩn lao động quốc tế thông qua hình thức các Công ước và Nghị quyết trong đó qui định các tiêu chuẩn tối thiểu về quyền của người lao động (ví dụ quyền tự do thương hội, quyền được tổ chức và đàm phán tập thể, quyền xoá bỏ lao động cưỡng bức, không bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc và trong việc làm vv…). Ngay từ năm 1886, Đại hội Công nhân Quốc tế đã kêu gọi tiến hành một cuộc vận động quốc tế nhằm chấm dứt tình trạng LĐTE và yêu cầu các chính phủ trên thế giới phải quy định thành luật về độ tuổi lao động tối thiểu. Mặc dù vậy, chỉ đến đầu thế kỷ XX mới có các văn kiện pháp luật quốc tế đầu tiên liên quan đến vấn đề LĐTE, chủ yếu do ILO ban hành.

Kể từ khi thành lập(1919), tính đến tháng 2 năm 2007, ILO đã thông qua 187 Công ước và 197 Khuyến nghị, trong đó có 08 Công ước được coi là các Công ước cơ bản, điều chỉnh bốn nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản tại nơi làm việc, đó là: Loại bỏ mọi hình thức lao động cưỡng ép hoặc bắt buộc; xóa bỏ tình trạng LĐTE và đặt ưu tiên hàng đầu là loại trừ những hình thức lao động tồi tệ nhất; tạo cơ hội công bằng và chống phân biệt đối xử về việc làm; tự do liên kết và quyền được thương thuyết tập thể.

Cũng trong số các Công ước và khuyến nghị do ILO ban hành, có khoảng 30 văn kiện đề cập đến việc bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bóc lột và lạm dụng sức lao động, trong đó có hai Công ước và một Khuyến nghị cơ bản trực tiếp đề cập đến vấn đề ngăn ngừa, cấm và xóa bỏ LĐTE và loại trừ những hình thức lao động tồi tệ nhất, đó là Công ước về Tuổi tối thiểu, 1973 (được gọi là Công ước 138); Công ước về cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức LĐTE tồi tệ nhất, 1999 (được gọi là Công ước 182) và Khuyến nghị về loại bỏ những hình thức LĐTE tồi tệ nhất, 1999 (được gọi là Khuyến nghị 190).

Việt Nam gia nhập ILO từ năm 1980. Trải qua gần 30 năm hợp tác, mối quan hệ Việt Nam - ILO ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Trong đó, có một số mốc thời gian đáng chú ý như: năm 1982, Việt Nam rút khỏi ILO vì một số lý do kỹ thuật; năm 1993, Việt Nam tái gia nhập ILO; năm 2000, Việt Nam phê chuẩn Công ước số 182 “Cấm và hành động ngay lập tức loại bỏ hình thức LĐTE tồi tệ nhất” (Quyết định số 169/QĐ/CTN ngày17/11/2000);năm 2002, Việt Nam và ILO đã ký Hiệp định thiết lập Văn phòng ILO tại Hà Nội (04/02/2002); năm 2003, Việt Nam gia nhập Công ước số 138 qui định tuổi tối thiểu được đi làm việc (09/06/2003); năm 2006, Chính phủ VN chấp thuận Văn kiện sửa đổi Điều lệ ILO bãi bỏ các Công ước đã lỗi thời (15/03/2006) và ký Văn kiện Khuôn khổ hợp tác quốc gia VN-ILO giai đoạn 2006-2010 về xúc tiến việc làm bền vững (7/2006). Hiện nay Việt Nam và ILO đang xây dựng Dự án tạo việc làm cho Thanh niên Việt Nam đến năm 2010. Mọi hoạt động của ILO tại Việt Nam luôn gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ và phù hợp với bốn mục tiêu chiến lược về chương trình việc làm của ILO. Các hỗ trợ của ILO tập trung giúp Chính phủ hoạch định chiến lược và chính sách về lao động, việc làm nhằm giúp cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc của người lao động. Trong thời gian tới ILO sẽ tập trung hỗ trợ cho công tác ngăn chặn và xoá bỏ tình trạng LĐTE, tăng cường bình đẳng nam nữ, phát triển các doanh nghiệp, bảo trợ xã hội, an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, thúc đẩy các mối quan hệ lao động và đối thoại xã hội.

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 28)