Hệ thống pháp luật về LĐTE cần thống nhất khái niệm, phân loại trẻ em làm việc với lao động trẻ em phù hợp

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 96 - 98)

4 Phạm vi điều chỉnh của các văn bản Luật, Nghị định nêu trên: hiện nay Luật BVCSGDTE, Bộ luật hình sự đều được áp dụng cho mọi đối tượng trên phạm vi cả nước.Riêng Bộ luật lao động và các văn bản hướng

3.2.1.3. Hệ thống pháp luật về LĐTE cần thống nhất khái niệm, phân loại trẻ em làm việc với lao động trẻ em phù hợp

loại trẻ em làm việc với lao động trẻ em phù hợp

Lao động trẻ em ở Việt Nam có thể coi là vấn đề mới và chỉ từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường thì nó mới trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Như phần trước đã phân tích, hiện nay Việt Nam chưa có một khái niệm thống nhất về lao động trẻ em cũng như chưa có sự phân loại rõ ràng.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thì khái niệm về lao động trẻ em mang tính bóc lột khi: Công việc trọn thời gian, làm việc ở một tuổi quá sớm; phải làm việc quá nhiều giờ; công việc gây ra những căng thẳng thái quá về mặt thể chất, xã hội hay tâm lý; lao động và sống ngoài đường trong những điều kiện xấu; không được trả công đầy đủ; phải chịu trách nhiệm quá nhiều; công việc làm cản trở việc học hành; công việc làm hạ thấp nhân phẩm và lòng tự trọng của trẻ em, như làm nô lệ hay lao động cầm cố và bóc lột tình dục; công việc có hại đến việc phát triển toàn diện về mặt xã hội và tâm lý.

Tại Việt Nam các công việc của trẻ em thường làm có thể phân thành 3 loại: trẻ em làm các công việc giúp đỡ cha mẹ hoặc làm việc theo sự phân công của cha mẹ (thường gọi là trẻ em lao động); trẻ em lanh thang tự kiếm sống như đánh giầy, bán báo, bới rác... (không có quan hệ lao động); trẻ em đi làm thuê cho các chủ sử dụng lao động (có quan hệ lao động).

Như vậy, có thể thấy chỉ có các hoạt động lao động thuộc loại công việc thứ 3 ở trên mới là quan hệ lao động và thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ Luật Lao động. Loại hình công việc này có thể được phân thành các nhóm công việc sau: Nhóm 1,

điều kiện làm việc nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ em: Lao động trong các mỏ đào đãi sa khoáng; phụ thợ nề xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng...;

Nhóm 2, điều kiện làm việc không phù hợp với thần kinh tâm lý của trẻ em, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bình thường của trẻ: Rửa bát, bưng bê, phục vụ bàn trong các nhà hàng, khách sạn; bán hàng thuê; Nhóm 3, điều kiện làm việc không nguy hiểm, công việc không nặng nhọc. Tuy nhiên thời gian làm việc thường kéo dài ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu: Làm các nghề như may da, đóng giầy, dệt thảm, dệt chiếu, thủ công mỹ nghệ...; chế biến lương thực thực phẩm, thuỷ sản...; Nhóm

4, điều kiện làm việc nhẹ nhàng, công việc không nguy hiểm, công việc phù hợp với

khả năng của trẻ em: Biểu diễn hát, múa, xiếc; đóng phim...

Căn cứ vào khái niệm của tổ chức nhi đồng liên hợp quốc và căn cứ vào các loại công việc cụ thể đã trình bày ở trên, chúng ta thấy những công việc trong nhóm 1, nhóm 2 cần cương quyết loại bỏ. Đối với các loại công việc ở nhóm 3 có thể cho

phép trẻ em từ 12 tuổi trở lên tham gia nhưng cần có sự quản lý chặt chẽ; những loại công việc ở nhóm 4 là hoàn toàn phù hợp với trẻ em, cần cho trẻ tham gia nhằm duy trì và phát triển tài năng của các em.

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)