Giáo dục trẻ em

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 102 - 103)

4 Phạm vi điều chỉnh của các văn bản Luật, Nghị định nêu trên: hiện nay Luật BVCSGDTE, Bộ luật hình sự đều được áp dụng cho mọi đối tượng trên phạm vi cả nước.Riêng Bộ luật lao động và các văn bản hướng

3.2.3.6. Giáo dục trẻ em

Các giải pháp hướng đến việc gia tăng sự tham gia vào các lớp học tiểu học cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ, đặc biệt nếu được lồng vào các chiến lược xóa đói, giảm nghèo. Những giải pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nguồn nhân lực với những lợi ích thiết thực cho cả cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, tác động đối với vấn đề LĐTE lại phụ thuộc vào bản chất của các giải pháp này. Có 3 cách tiếp cận: phổ cập giáo dục tiểu học, tạo điều kiện vừa đi làm việc vừa đi học, và giảm học phí. Cách tiếp cận thứ nhất có thể không giảm được trẻ em lao động nhiều nếu áp lực buộc trẻ phải rời bỏ công việc lớn và hiệu lực bắt buộc thấp. Bắt buộc mạnh có thể giảm trẻ em lao động nhưng sẽ tạo ra gánh nặng cho những gia đình nghèo phụ thuộc nhiều vào nguồn thu nhập từ lao động của trẻ. Phổ cập giáo dục là một cách chống đỡ quan trọng đối với vấn đề nô lệ trẻ em và những hình thức bóc lột trẻ em khác, khi bắt trẻ em phải bỏ việc để học hành. Tuy nhiên sẽ có rủi ro là quá tải trẻ em làm việc trong những giờ không đi học. cách tiếp cận thứ hai có lẽ là chọn lựa tốt và thích hợp cho khu vực nông thôn nếu thời gian biểu không cản trở những ngày cao điểm vụ mùa. Nguyên tắc này đã được áp dụng rất thành công tại Ấn Độ và Việt Nam. Cách tiếp cận thứ ba cung cấp động lực cho các gia đình hướng trẻ em vào việc học. cách thức này có thể dùng các phương pháp như học

bổng, tài liệu học tập, hay dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ… để cho các đứa bé gái có thể đến trường… Vấn đề của cách thức này là chi phí và sự duy trì.

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)