Thực trạng LĐTE ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 52)

b. Công ƣớc số 182 của ILO về Nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức LĐTE tồi tệ nhất

2.1.2. Thực trạng LĐTE ở Việt Nam

Ở Việt Nam, vấn đề LĐTE không nổi cộm như ở một số nước khác, không có việc thuê trẻ em làm trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không có trẻ em đi lính... Tuy nhiên, từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì ngày càng nhiều trẻ em ở nông thôn ra các vùng đô thị kiếm sống mà chủ yếu là ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và xu hướng đó ngày càng tăng lên. Thực tế cho thấy, trẻ em đang tham gia vào nhiều loại công việc như: các cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công, đánh giày, bới rác, bán hàng rong, khuân vác, xây dựng...

Do nhiều nguyên nhân như tình trạng nghèo đói, thiên tai, quá trình đô thị hoá, sự giảm sút chất lượng giáo dục và khó tiếp cận với các dịch vụ cộng đồng của nhóm người nghèo... đã dẫn đến việc rất nhiều trẻ em phải bỏ học dời nhà đi lao động kiếm sống.

Bộ luật lao động quy định độ tuổi của người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên và chỉ cho phép trẻ em dưới 15 tuổi làm việc ở một số nghề và công việc theo quy định của pháp luật.

Theo luật pháp thì LĐTE gần như là không thể có. Tuy nhiên, thực tế lại có nhiều trẻ em đang lao động kiếm sống ở nhiều hình thức hay lĩnh vực kinh tế khác nhau, trong đó có nhiều em đang phải lao động kiếm sống trong các điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có hại đến sự phát triển về thể lực, trí lực và nhân cách của các em. Trong cùng công việc mà trẻ em tham gia thì có thể vừa sức đối với trẻ em lớn tuổi nhưng đối với các em ít tuổi hơn thì lại là quá sức. Do vậy, rất khó có thể phân định ranh giới giữa tác động có lợi và có hại của công việc đó đối với trẻ em.

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, tính đến thời điểm tháng 12 năm 2008, cả nước có 26.027 trẻ em phải tham gia lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm [33, 5]. Bên cạnh số trẻ em tham gia làm kinh tế để phụ giúp gia đình thì ngày càng có nhiều em phải làm thuê, làm việc như người lớn để nuôi mình, nuôi gia đình.

Tham gia vào các hoạt động nhằm xoá bỏ LĐTE từ năm 2001 tại Việt Nam, Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) cho biết: Phần lớn LĐTE ở Việt Nam phải bỏ học; tham gia lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, thủ công, mỹ nghệ trong các cơ sở sản xuất mang tính chất làng nghề (gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, làng vạn chài ở Huế, Quảng Ninh...). Ở khu vực thành thị, phổ biến trẻ em làm giúp việc gia đình, phụ việc ở nhà hàng, cửa hàng, bán hàng rong, đánh giày, quét dọn và thu lượm phế thải... Một số trẻ em là nạn nhân của sự bóc lột thậm tệ trong các mỏ vàng, khai thác gỗ, vận chuyển hàng hoá và một số công việc nguy hiểm khác như vận chuyển và buôn bán ma tuý...Các em không những bị lạm dụng về sức khoẻ, về thời gian lao động; bị ngược đãi, phân biệt đối xử mà nghiêm trọng hơn là có nhiều trường hợp các em bị xâm hại tình dục. Qua khảo sát của ILO cho thấy, LĐTE ở Việt Nam chủ yếu dưới các hình thức: Làm kinh tế gia đình; vừa làm kinh tế gia đình, vừa làm thuê; làm thuê và tự kiếm sống. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ trẻ em tự kiếm sống có xu hướng tăng, trong đó tập trung chủ yếu ở lứa tuổi từ 14 -18. Thực trạng này, khiến chúng ta cần phải suy nghĩ.

Thực trạng LĐTE ở một số thành phố lớn

Tình hình LĐTE ở Hà Nội

Theo Lãnh đạo phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, số trẻ em phải lao động sớm ở Hà Nội chủ yếu là ở các tỉnh khác đến. Công việc các em phải làm là giúp việc trong các gia đình; giúp việc trong các cơ sở dịch vụ ăn uống (đây là loại hình thu hút đông đảo trẻ em, các em phải làm việc từ 9 - 11 tiếng/ngày, được nuôi ăn và tiền công bình quân 300.000 đồng/tháng); phục vụ trong các cơ sở dịch vụ vui chơi, giải trí; trong các cơ sở sản xuất, gia công gốm sứ, xây dựng (phụ hồ); trong các làng nghề… Điều kiện sinh

hoạt của các em thường khá khó khăn, ngoài hình thức giúp việc gia đình thì lao động dưới các hình thức khác các em phải thuê nhà trọ, sinh hoạt với mức tiết kiệm tối đa. Độ tuổi trẻ em lao động trong gia đình từ 9 - 14 tuổi là 13,75%; từ 15 - 18 tuổi là 86,25%; trong đó có 73,56% trẻ em biết chữ (bậc học trung bình là lớp 6 - chiếm 96,03%), chủ yếu đến từ vùng nông thôn nghèo khó [32]. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng LĐTE phải lao động sớm do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn. Đối với trẻ lao động thường chịu nhiều hậu quả như tai nạn lao động, suy dinh dưỡng, bị khủng hoảng về tinh thần, dễ bị tha hoá về đạo đức, lối sống hay sa vào các tệ nạn xã hội hoặc trộm cắp. Qua kết quả khảo sát LĐTE trên địa bàn 10 quận, huyện của thành phố Hà Nội, tính đến ngày 15/12/2007, số trẻ em từ 6 -16 tuổi là 352 em, trong đó có 167 em làm giúp việc trong các gia đình, 116 em làm việc trong các nhà hàng, cơ sở dịch vụ, 15 em trong cơ sở sản xuất, 44 em làm các công việc khác [33, 51].

Qua kiểm tra tại các địa phương có ngành nghề truyền thống thì số trẻ em dưới 18 tuổi tham gia làm việc khá đông, không chỉ đối với con em của địa phương đó mà còn thu hút nhiều trẻ em từ các nơi khác đến các địa phương để học nghề và lao động kiếm sống như xã Vân Hà (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) làm đồ mộc; xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) làm đồ gốm, sứ mỹ nghệ; xã Kiêu Kỵ (may da, dát vàng), xã Ninh Hiệp (chế biến dược liệu), Đình Xuyên (gia công đóng hộp diêm) thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên việc học nghề và lao động của các em ở các làng nghề này còn nhiều bất cập: không có chương trình, nội dung đào tạo nghề tại chỗ thống nhất để đánh giá đạt tiêu chuẩn được công nhận tay nghề; thiếu những quy định ràng buộc giữa người dạy và người học nghề nên thời gian thường kéo dài và chất lượng chưa cao, dẫn đến tìn trạng lạm dụng trẻ em vào làm những công việc giản đơn như đục, đẽo, làm khuôn, đập búa, phụ việc vặt mà không được trả công. Khi các em đã có thể lao động tạo ra sản phẩm thì chủ sử dụng lao động không thực hiện đúng những quy định của pháp luật về LĐTE. Các cơ sở sử dụng lao động đều không ký hợp đồng lao động với trẻ em. Thời gian lao động của các em không đảm bảo, hơn nữa

do đặc thù của công việc nên cũng có ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Ở xã Vân Hà, tiếng đục chát liên tục của nhiều người thực hiện cùng mọt lúc tập trung trong một không gian hẹp sẽ có tác động xấu đến thần kinh còn yếu của trẻ. Công tác bảo hộ lao động cũng chưa được quan tâm, chưa có khẩu trang để chống các bụi phấn, bụi kim loại, bụi gỗ khi đục đẽo, hoặc nơi sản xuất quá trống trải không bảo đảm sức khoẻ của trẻ khi thời tiết lạnh. Chính quyền địa phương chưa có sổ sách để theo dõi và quản lý số LĐTE trên địa bàn để kiểm tra và hướng dẫn kịp thời.

Tình hình LĐTE ở thành phố Hồ Chí Minh

Theo khảo sát của các quận huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có 600 trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Theo đó, các quận huyện có nhiều trẻ em lao động nặng nhọc là: Quận 4, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, huyện Hóc Môn và Củ Chi. Chỉ riêng sáu quận huyện trên LĐTE đã chiếm trên 61% tổng số trẻ em lao động nặng nhọc toàn thành phố [32]. Đối tượng trẻ em được khảo sát từ 6 - 16 tuổi đang lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh. Kết quả khảo sát cho thấy, một số trẻ em lao động trong các cơ sở sản xuất tư nhân với điều kiện thời gian làm việc như người lớn, không được trả lương xứng đáng... cá biệt có những trường hợp các em bị chủ đối xử rất tệ như hành hạ, đánh đập hoặc bắt làm những công việc nặng nhọc quá sức của các em. Trong năm 2008, Đoàn kiểm tra liên ngành quận Bình Tân - thành phố Hồ Chí Minh mở đợt kiểm tra 20 cơ sở may trên địa bàn phường Bình Hưng Hòa, phát hiện 41 lao động vị thành niên đang làm việc. Qua khảo sát, cho thấy chỉ riêng phường này có đến 361 cơ sở may, sử dụng gần 300 lao động vị thành niên [32]. Qua tiến hành khảo sát trẻ em lao động sớm năm 2008 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố có khoảng 758 lao động dưới 16 tuổi, trong đó LĐTE nữ là 313, tập trung nhiều nhất tại quận Bình Tân (262 em), tiếp đến là quận Tân Phú (149 em), quận 2 (87 em). [33, 52]. Số LĐTE tập trung trên địa bàn làm các nghề may gia công, thợ cẩn xà cừ, cắt chỉ, làm dép, xấp giấy bạc mạ, may giầy, bán vé số, phục vụ nhà hàng, sửa chữa xe, giúp việc nhà ...

Trẻ em lao động nặng nhọc còn tồn tại khắp nơi tại Đà Nẵng, hầu hết đều núp bóng tự nguyện, người thân phụ giúp gia đình. Năm 2008, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng phát hiện 100 trường hợp trẻ em lao động sớm [32]. Hầu hết các em phụ giúp cho gia đình hoặc họ hàng tại các quán hàng tạp hoá. Việc làm của các em không thường xuyên, không có ràng buộc bằng bất kỳ thoả thuận hoặc hợp đồng cụ thể nào. Hàng trăm trẻ em dân tộc thiểu số các huyện Phước Sơn, Hiệp Đức... đã bỏ học theo người lớn đi cõng hàng thuê cho những chủ buôn lậu, phục vụ cho các bãi khai thác khoáng sản, khai thác vàng. Dù chính quyền, ngành giáo dục các địa phương đã tốn nhiều công sức để giáo dục, tuyên truyền, song do nhu cầu đời sống và nhận thức của các bậc phụ huynh nên thực trạng này vẫn tồn tại và kéo dài.

Tình hình LĐTE ở Bình Định

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay toàn tỉnh có hơn 550 trẻ em phải lao động sớm, trong đó có 34 em phải lao động trong điều kiện độc hại, nguy hiểm [32]. Hiện tại đang có xu hướng trẻ em bỏ các vùng nông thôn vào thành phố kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau như: phụ hồ, khuân vác trái cây ở các chợ, bán vé số, đánh giày, bán báo, bán hàng rong, giúp việc gia đình, nhặt phế liệu, ăn xin.

LĐTE trong các làng nghề

Năm 2007, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cã tiến hành thanh tra việc sử dụng LĐTE tại 10 tỉnh: VÜnh Long, Long An, Thõa Thiªn HuÕ, Qu¶ng B×nh, Thanh Ho¸, Yªn B¸i, Bµ RÞa-Vòng Tµu, Hµ Nam, B¾c Ninh vµ §ång Nai, kÕt qu¶ cho thÊy:

Các ngành nghề sản xuất kinh doanh có lao động trẻ em

TT Nghề Tổng số

LĐTE

Chia ra

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)