Những khó khăn, tồn tạ

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 84)

c. Luật Bình đẳng giớ

2.3.2.Những khó khăn, tồn tạ

Bên cạnh những thành tựu trên, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức, việc sử dụng LĐTE và lạm dụng sức lao động của trẻ em đang diễn ra trên diện rộng và có chiều hướng ngày càng phức tạp. Cụ thể:

Thứ nhất, việc xác định trẻ em lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại

và nguy hiểm là vấn đề khó khăn do sự chuyển đổi nhanh của đối tượng tham gia lao động, năm nay là trẻ em nhưng năm sau đã vượt quá ranh giới đó. Ranh giới giữa nhóm trẻ lao động trong điều kiện độc hại, nguy hiểm và nhóm trẻ lang thang kiếm sống là khó phân định, trong khi đó, hoạt động đánh giá tình trạng trẻ em lao động nặng nhọc mới chỉ trên góc độ nhận định, không có định hướng cụ thể, chính xác. Các hoạt động can thiệp hầu như không được thực hiện do kết quả khảo sát không có trẻ lao động nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.

Thứ hai, hầu hết các tỉnh đều báo cáo không có trẻ em lao động nặng nhọc

trong điều kiện độc hại, nguy hiểm và trên thực tế khó xác định rõ ràng vấn đề này. Các số liệu trong báo cáo của phần trẻ em lao động nặng nhọc hầu như được thông tin dưới một khái niệm khá chung, đó là “trẻ em lao động sớm” và các nghề được thống kê trong một số báo cáo bao gồm: trẻ tham gia may gia công, làm áo mưa, làm phấn, cơ khí, đánh bắt thủy sản, chạy bàn, bưng bê đồ ăn … Nhìn chung các cơ sở sản xuất sử dụng LĐTE thường nhỏ, không đăng ký lao động, thuê nhân công

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 84)