0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Các văn bản pháp luật có liên quan đến LĐTE

Một phần của tài liệu CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 63 -63 )

16 đến 18 tuổi Dƣới tuôỉ

2.2.2.1. Các văn bản pháp luật có liên quan đến LĐTE

Vấn đề LĐTE đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm. Ngay từ sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 quy định các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ không được mướn trẻ em dưới 12 tuổi vào làm việc. Sở Lao động có quyền yêu cầu người chủ phải thay đổi hoặc thôi không cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi vào làm những công việc quá sức mình sau khi có sự xem xét của thầy thuốc. Nhà nước nghiêm cấm trẻ em trai dưới 15 tuổi và phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào làm những công việc dưới hầm mỏ hoặc công việc độc hại, nguy hiểm mà Nhà nước đã quy định; không được sử dụng trẻ em làm ca đêm, thời gian nghỉ giữa hai ca làm việc của lao động dưới 18 tuổi ít nhất là 11 giờ liên tiếp. Những quy định này tuy còn sơ khai nhưng rất quan trọng của pháp luật Việt

Nam, nó góp phần bảo vệ LĐTE thời bấy giờ, vừa là cơ sở để hoàn thiện các quy định trong các văn bản pháp luật sau này.

Pháp lệnh Hợp đồng lao động năm 1990, Pháp lệnh Bảo hộ lao động năm 1991, Nghị định 233/HĐBT ngày 26/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có quy định độ tuổi tham gia quan hệ lao động của lao động chưa thành niên, giới hạn cho phép được làm một số công việc nhất định phù hợp với khả năng, sức khỏe của lao động chưa thành niên, đồng thời quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động chưa thành niên, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Nghị định số 374/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 14/11/1991 quy định chỉ được sử dụng LĐTE trong độ tuổi quy định làm những công việc mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Nghị định nghiêm cấm bắt trẻ em làm nghề ăn xin hoặc những công việc không lành mạnh để kiếm tiền cho người lớn, việc lợi dụng danh nghĩa con nuôi để bóc lột trẻ em, bắt trẻ em làm công việc nặng nhọc quá sức mình hoặc không trả công lao động cho trẻ em tương xứng với công sức các em bỏ ra.

Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 13/6/1994 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995 (sửa đổi năm 2002, 2006, 2007) quy định những điều khoản về lao động chưa thành niên: Điều 6: “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và giao kết hợp đồng lao động”; Điều 22 và Điều 23 quy định người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất phải đủ 13 tuổi trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định: trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp thì người học nghề, tập nghề được trả công theo mức do hai bên thỏa thuận; Điều 120 quy định: “Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định”; Điều 119 quy định: “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”. Các em đang trong giai đoạn phát triển nhanh về thể chất và tâm lý, thường tiếp thu nhanh trong công việc, năng động và có nhiều sáng tạo trong lao động nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống,

trình độ tay nghề còn thấp, thiếu sự kiên trì, dẻo dai và dễ bị tác động bởi môi trường khách quan, đặc biệt những tác động xấu sẽ ảnh hưởng không tốt đến phát triển nhân cách.

Bộ luật Lao động kế thừa, tổng hợp và phát huy các văn bản pháp luật trước dây, vừa có những quy định mới đối với lao động chưa thành niên như nghiêm cấm việc lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên vào những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… nhằm bảo vệ và tạo điều kiện cho các em phát triển về thể lực, trí lực, học tập và nâng cao trình độ văn hóa, hiểu biết về nghề nghiệp và nhân cách, cũng như ý thức kỷ luật lao động. Thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên tối đa không quá 7 giờ một ngày, và chỉ phải thêm giờ, làm việc ban đêm trong một số nghề, công việc mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định (Điều 122). Ngoài ra Bộ luật Lao động còn quy định trong Điều 121: “Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên vào làm những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động”.

Các văn bản hướng dẫn luật có Thông tư số 09/TT-LB ngày 13/4/1995 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài Y tế quy định điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên để bảo vệ sự phát triển về thể lực, trí lực, nhân cách và đảm bảo an toàn lao động cho người chưa thành niên. Những công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên bao gồm 81 nhóm công việc, những điều kiện lao động có hại đối với lao động chưa thành niên bao gồm 13 nhóm. Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động và Thanh tra Nhà nước về vệ sinh lao động tăng cường thanh tra các cơ sở sử dụng lao động chưa thành niên để phát hiện và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân phải thường xuyên rà soát lại các công việc của lao động chưa thành niên và không được để các em làm việc trong các điều kiện lao động và các công việc độc hại đã liệt kê trong Thông tư. Người sử dụng lao động phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang

làm và phải kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng cũng như tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các em.

Bên cạnh đó, Nhà nước còn ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động có liên quan đến LĐTE khác như: Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ có những điều quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ có những điều quy định về an toàn vệ sinh lao động; Thông tư số 21/1999/TT-LĐTBXH ngày 11/9/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc; Nghị định số 114/2002/NĐ- CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định về tiền lương, tiền công; Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ có những điều quy định về hợp đồng lao động; Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ có những điều quy định về việc làm; Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội. Nghị định quy định một số chính sách và chế độ cứu trợ xã hội nhằm hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật nặng, người gặp rủi ro do thiên tai và những lý do bất khả kháng khác mà bản thân họ và người thân của họ không thể tự khắc phục được; Chỉ thị số 06/1998/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/01/1998 về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động; Chỉ thị số 766/TTg ngày 19/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ về phân công trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc đưa trái phép phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài; Quyết định số 134/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/5/1999 phê duyệt Chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999-2002; Chỉ thị số 34/1999/CT-TTg ngày 27/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2000 về trẻ em, tổng kết Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em 1991- 2000 về trẻ em, và xây dựng Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em 2001- 2010; Chỉ thị số 03/2000/CT-TTg ngày 24/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em; Thông tư số

01/1998/TT-BVCSTE ngày 07/3/1998 của Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam hướng dẫn Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 06-TTg ngày 23/01/1998 về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động; Kế hoạch công tác công an ngày 05/6/1998 số 538/1998/BNV (C11) của Bộ Công an thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 06-TTg ngày 23/01/1998 về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động; Kế hoạch phối hợp hành động liên ngành số 220 ngày 15/9/1999 của Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công an triển khai Chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giai đoạn 1999-2002; Quyết định số 190/1999/QĐ-LĐTBXH ngày 03/3/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Tất cả các văn bản pháp luật trên đã tạo nên một hành lang pháp lý bảo vệ lao động chưa thành niên và LĐTE trong quá trình lao động. Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay của vấn đề LĐTE và trên thế giới, một khiếm khuyết của hệ thống luật pháp đó là chưa bao trùm được hết các đối tượng là trẻ em đang tham gia lao động. Việc xác định một khung pháp lý đối với người sử dụng lao động hay những lao động đi ở hay tự bản thân trẻ em kiếm sống hay lao động trong gia đình của chính các em (đặc biệt là trong lĩnh vực nông thôn) thì Nhà nước vẫn chưa có một biện pháp hợp lý để can thiệp vào các đối tượng này. Vấn đề LĐTE chưa được đặt nghiên cứu đầy đủ cho nên chưa có một khái niệm thống nhất về LĐTE, chưa xác định rõ phạm vi của đối tượng là trẻ em lao động và một phân loại rõ ràng về LĐTE và như vậy cách hiểu về vấn đề LĐTE, lao động vị thành niên, trẻ em làm việc, trẻ em lang thang… vẫn còn có những lẫn lộn. Bên cạnh đó, xuất phát từ tính đa dạng của các công việc mà trẻ em làm, nước ta còn thiếu một cơ chế kiểm soát và xử phạt kịp thời, do vậy luật pháp chưa thật sự là một hàng rào pháp lý có hiệu quả.

LĐTE và trẻ em làm việc là những đứa trẻ mà trước tiên các em phải được sống trong một gia đình, nếu gia đình các em quá nghèo, nếu các em bị mồ côi, gia đình tan vỡ thì họ hàng, đoàn thể, tổ chức xã hội và cuối cùng là ngành Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ là những chỗ dựa của các em, các em phải được ăn no, mặc ấm, được đi học, được vui chơi và được lớn lên để trở thành con người có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, phát triển và văn minh. Hiện nay, các chính sách hiện hành có liên quan đến vấn đề LĐTE thể hiện ở các lĩnh vực chủ yếu là các chính sách trợ cấp nuôi dưỡng, chính sách giáo dục, văn hóa; chính sách khám chữa bệnh và chính sách về dạy nghề, việc làm; các chính sách này mới chỉ tập trung vào đối tượng là trẻ em đang ở trong tình trạng mồ côi không nơi nương tựa, lang thang, tàn tật… chứ chưa có chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với trẻ em đang tham gia lao động.

Các hoạt động cộng đồng, hay các hình thức tổ chức chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (thông qua các mô hình chăm sóc hay tư vấn cho các em) được ăn, ở, được học văn hóa, học nghề ở nước ta rất đa dạng và được sự giúp đỡ rất nhiều của các tổ chức phi Chính phủ của quốc tế, tuy nhiên những hoạt động này chưa được tập trung vào đối tượng là LĐTE.

Công tác chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp và trong các chương trình hành động của các ngành chức năng đều coi đối tượng trẻ em là một trong những mục tiêu cần phải thực hiện, như chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình giải quyết việc lam, chương trình dân số và kế hoạch hóa, chương trình phát triển y tế, giáo dục… Do vậy, vẫn còn thiếu một cơ chế chính sách lồng ghép các chương trình này lấy mục tiêu là LĐTE để nó sẽ là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phòng ngừa ngăn chặn việc trẻ em tham gia lao động.

Một phần của tài liệu CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 63 -63 )

×