Sự cần thiết nghiên cứu các công ƣớc quốc tế về LĐTE

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 30)

Các vấn đề về bảo vệ trẻ em ngày càng được quan tâm tại Việt Nam. Trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt ở Việt Nam có trẻ em bị lạm dụng, bị bóc lột và buôn bán vì mục đích tình dục; trẻ em lang thang cơ nhỡ; trẻ em tật nguyền; trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ mồ côi; trẻ em bị ruồng bỏ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; và trẻ em sống trong cảnh nghèo đói.

Hoàn cảnh của các em đều hết sức nghiệt ngã. Chỉ có một số ít trẻ em Việt Nam được nuôi dưỡng và chăm sóc ở các cơ sở của nhà nước, còn rất nhiều em khác phải tự bươn trải để kiếm sống. Một số em bị bắt lao động, còn một số khác

sống lang thang trên các đường phố - chính tình cảnh đó khiến cho các em có nguy cơ cao bị nhiễm HIV, sử dụng ma túy và bị lôi cuốn vào các hành vi phạm tội và mại dâm.

Có nhiều lý do phức tạp khiến các em lâm vào những tình cảnh éo le như vậy. Các yếu tố kinh tế như nghèo đói, chênh lệch về thu nhập và sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng làm cho các em trở nên dễ bị tổn thương hơn. Các trào lưu xã hội như di cư, các giá trị gia đình đang bị băng hoại và tình trạng phân biệt đối xử về giới cũng ảnh hưởng xấu tới trẻ em. Các vấn đề bất cập mang tính hệ thống như thiếu một khung pháp lý toàn diện, việc thực thi pháp luật còn yếu và nhận thức về vấn đề bảo vệ trẻ em còn hạn chế cũng đe dọa ảnh hưởng tới trẻ em. Số trường hợp nhiễm HIV đang gia tăng cũng khiến cho trẻ em phải đối mặt với nguy cơ cao hơn.

Một thực tế làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn, đó là Việt Nam chưa có hệ thống bảo vệ trẻ em một cách toàn diện cũng như chưa có các dịch vụ bảo vệ trẻ em. Vấn đề này gây cản trở những nỗ lực tiếp cận và chăm sóc cho những trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt. Chính phủ Việt Nam đang bắt đầu giải quyết những vấn đề này. Với sự hỗ trợ trực tiếp của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chính phủ đang xây dựng Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ trẻ em nhằm thiết lập một bộ máy và hệ thống bảo vệ cho trẻ em trong giai đoạn 2006 - 2015.

Đã có rất nhiều nghiên cứu và cảnh báo về vấn nạn LĐTE. Ngoài việc mất đi tuổi thơ và sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng trầm trọng do phải lao động quá sớm, sức khỏe tinh thần của các em cũng bị ảnh hưởng nặng nề suốt cả cuộc đời. Tỉ lệ trẻ em bị lạm dụng tình dục, nguy cơ mắc AIDS trong lao động cũng rất cao. Ngoài ra, nguy cơ rất cao là LĐTE bị thất học rồi sẽ trở thành cha mẹ và lại để con cái mình thành LĐTE và thất học như cha mẹ chúng.

LĐTE là một vấn đề nhức nhối trên thế giới trong cả thế kỷ qua. Những nỗ lực đầu tiên là trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Mỹ và châu Âu đầu thế kỷ 20. Cùng với hoạt động của tổ chức lao động quốc tế ILO, nhiều luật lệ và quy định đã ra đời để hạn chế tình trạng LĐTE, cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe của

những LĐTE. Làn sóng thứ hai, vào cuối những năm 1970, tập trung can thiệp vào cuộc sống của những trẻ em lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc và dạy nghề, dạy kỹ năng sống, chống trẻ em bị bóc lột và lạm dụng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho các em.

Trường phái này ra đời từ lập luận rằng trẻ em phải làm việc do nhu cầu cá nhân và gia đình, từ những nguyên nhân có tính cấu trúc trong xã hội như nghèo đói, các tệ nạn..., và từ thực tế là chấm dứt ngay tình trạng LĐTE là không tưởng. Đã có nhiều nước châu Phi, châu Á như Zimbabwe, Ấn Độ, Sri Lanka... có những chương trình giữ được một số lượng rất lớn các em ở lại trường học chỉ với việc cung cấp cho các em những chai dầu ăn hay bữa ăn sáng cùng những chương trình giáo dục kỹ năng sống và dạy nghề thích hợp, mà đã có thể cứu được cả một thế hệ không sớm rơi vào nạn bóc lột sức lao động và tệ nạn xã hội khó lường.

Làn sóng thứ ba, từ đầu những năm 1990, sự bùng nổ của toàn cầu hóa kinh tế đã hình thành phong trào tẩy chay hàng hóa và dịch vụ do trẻ em sản xuất. Tuy nhiên, theo UNICEF, chỉ có khoảng 5% LĐTE làm việc trong khu vực thương mại, còn phần lớn là ở khu vực sản xuất và kinh doanh không chính thức. Vì vậy, luật lao động và những quy định cấm hàng hóa từ những nơi có sử dụng LĐTE chỉ ảnh hưởng đến một số công ty và tập đoàn lớn.

Ở Việt Nam, báo chí vừa rộ lên về chuyện LĐTE bị buộc làm việc hơn 12 giờ một ngày trong điều kiện tồi tệ. Đây là điều tất yếu khi năm 2007 - 2008 bộc phát tình trạng học sinh nông thôn ồ ạt bỏ học lên các thành phố làm việc. Cần lưu ý rằng hiện nay chính là lúc LĐTE trở thành vấn nạn nặng nề và sẽ tiếp diễn trầm trọng hơn, do tình hình kinh tế khủng hoảng sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến các gia đình nghèo và nông dân, buộc các em phải nghỉ học mưu sinh nhiều hơn, và do các chủ lao động ưa thích mướn LĐTE để có lợi thế giá rẻ. Người nghèo và trẻ em đang trở thành dễ bị thương tổn hơn bao giờ hết trong tình hình hiện nay.

Trước tình hình đó, việc nghiên cứu để có những chính sách, pháp luật bảo vệ trẻ em thích hợp nhất là bảo vệ trẻ em tham gia lao động là rất cần thiết. Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, các nhà đầu tư vào Việt Nam ngày một

nhiều, nhân công dần hạn chế, nhu cầu sử dụng LĐTE sẽ ngày một lớn. Vì vậy, Việt Nam gia nhập các công ước quốc tế về LĐTE với những cam kết bảo vệ trẻ em, không sử dụng trẻ em dưới 18 tuổi lao động, nhất là làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ là căn cứ pháp lý bảo vệ các em khỏi việc lao động sớm, là cơ sở để xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cố ý sử dụng LĐTE. Từ đó, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ trẻ em nói chung, công tác bảo vệ trẻ em ở Việt Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)