0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tình hình LĐTE một số nƣớc trên thế giớ

Một phần của tài liệu CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 48 -48 )

b. Công ƣớc số 182 của ILO về Nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức LĐTE tồi tệ nhất

2.1.1. Tình hình LĐTE một số nƣớc trên thế giớ

Ngày nay trên thế giới, tình trạng sử dụng LĐTE đang là một hiện tượng phổ biến và có chiều hướng gia tăng. Nhiều trẻ em đang ở độ tuổi học hành, vui chơi, giải trí để được hưởng sự phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và tinh thần, nhưng do rơi vào một hoàn cảnh nào đó, các em đã sớm phải lao vào hoạt động kinh tế, sớm phải lao động và thậm chí còn phải gánh vác những công việc nặng nhọc quá sức của mình, lao động trong những môi trường độc hại, trong những điều kiện nguy hiểm đến sức khoẻ cũng như tính mạng của bản thân.

Theo số liệu của ILO, tính đến hết năm 2008 có ít nhất 250 triệu trẻ em đang trong độ tuổi từ 5 đến 14 phải tham gia vào các hoạt động kinh tế, phần lớn các em trong số này thuộc về các nước đang phát triển. Trong số đó có tới 120 triệu em (chiếm khoảng 50%) đang phải làm những công việc trong các công xưởng, nhà máy, hầm lò … [32, 3].

Mức độ và hình thức LĐTE tùy thuộc từng vùng, từng quốc gia khác nhau. Theo điều tra của ILO tại 26 quốc gia trên thế giới thì phần lớn LĐTE thuộc diện làm công và tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực sau:

Nông nghiệp: gồm cả lao động ở đồng ruộng để sinh sống và làm thuê trong

các đồn điền, trang trại.

Công nghiệp: làm việc trong các xí nghiệp hoặc xưởng sản xuất nhỏ, các cơ sở

sản xuất tư nhân, ...

Khu vực dịch vụ: như nhà hàng, quán rượu, giúp việc gia đình.

Các hoạt động kinh tế khác trên đường phố hoặc ở các khu vực lao động

* LĐTE ở Ấn Độ

Ấn Độ là nước có lực lượng LĐTE lớn nhất thế giới, theo thống kê của Chính phủ cho thấy Ấn Độ có hơn 11 triệu LĐTE dưới 14 tuổi; nhưng theo ông Kailash Satyarthi - Chủ tịch phong trào Bảo vệ tuổi thơ của Ấn Độ thì con số thực phải lên tới gần 60 triệu [32, 3].

Trẻ em làm việc trong các khách sạn và quán ăn dọc đường là một hình ảnh khá phổ biến ở nhiều nơi tại Ấn Độ. Nhiều gia đình và cửa hàng ở thành phố thường thuê trẻ em dưới 14 tuổi từ các gia đình nghèo để làm người giúp việc.

Trẻ em làm việc tại nhà riêng và các quán ăn thường phải làm việc nhiều giờ, bị cô lập với xã hội và các tổ chức bảo vệ trẻ em. Những người giúp việc nhỏ tuổi này thường phải chăm sóc con của những gia đình khá giả, chứng kiến một thế giới xa lạ mà các em chỉ có trong mơ ước (lời phát biểu của Leyla Tegmo - Reddy, đại

diện ILO tại Ấn Độ).

Người phát ngôn Bộ Lao động Ấn Độ M.L. Dhar khẳng định rằng: những trẻ em được thuê để giúp việc trong gia đình và quán ăn là đối tượng dễ bị ngược đãi và lạm dụng tình dục, vì những hành vi tội ác gây cho các em thường không được thông báo.

Theo đạo luật LĐTE 1986 của Ấn Độ, cấm sử dụng trẻ em dưới 14 tuổi làm việc trong một số ngành công nghiệp "nguy hiểm" như sản xuất pháo hoa và kính. Nhưng các tổ chức bảo vệ trẻ em cho rằng đạo luật này không được thực hiện nghiêm chỉnh do nạn tham nhũng…

* LĐTE ở Trung Quốc

Một tổ chức lao động tại Hồng Kông công bố rằng: tình trạng sử dụng LĐTE tại Trung Quốc đang tràn lan khắp nước một cách có hệ thống và ngày càng trầm trọng thêm. Nguyên nhân của tệ nạn này nằm ở trong hệ thống giáo dục của Trung Quốc.

Theo đoàn thể có tên là Bản Tin Lao Động Trung Quốc (Trung Quốc Lao Công

Trung Quốc) cho biết: Không có số liệu chính thức nào về con số trẻ em đang phải

lao động tại nước này. Vẫn có những luật lệ gắt gao chống lại việc thuê mướn trẻ em dưới 16 tuổi nhưng tình trạng sử dụng sức lao động của trẻ em thì đầy rẫy ở nước này và ngày càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn.

Và theo ông Hàn Đông Phương, sáng lập viên của đoàn thể bênh vực quyền lao động, nói rằng: các chính quyền địa phương vẫn coi thường luật lệ, mà phần lớn là vì thiếu nhân viên, lấy thí dụ như trong một văn phòng đặc trách lao động của một quận hạt mà chỉ có chưa đầy 10 nhân viên nhưng lại có không biết bao nhiêu là xưởng máy, và không biết bao nhiêu thị trấn cần phải theo dõi.

Cũng theo ông Hàn Đông Phương, nguyên nhân của vấn đề là ở hệ thống giáo dục, Chính phủ cần phải giải đáp xem tại sao lại có nhiều trẻ em Trung Quốc bỏ học trước khi hoàn tất 9 năm học bắt buộc theo như luật lệ qui định. Ông cho rằng: một yếu tố là tiền tài trợ quá ít cho các trường học, nhất là tại các miền quê. Điều này có nghĩa là cha mẹ các em phải trả học phí, những khoản tiền mà nhiều gia đình không có đủ khả năng.

Ông Hàn Đông Phương còn cho hay: một vấn đề khác nữa là trong 2 thập niên qua, Trung Quốc tập trung vào việc tài trợ cho các trường đại học trong khi lại lơ là đối với các trường huấn nghệ. Phụ huynh của những học sinh học kém thường không thấy có lợi ích gì khi trả tiền cho con cái mình tiếp tục cắp sách đến trường. Ông nói: là cha mẹ của những học sinh như vậy thì người ta phải tính toán xem lợi ích như thế nào?, tại sao phải cho con cái tiếp tục học sau 12 tuổi nếu như con em của họ không có tương lai bước vào ngưỡng cửa đại học?. Như vậy thì cho con cái đi học làm gì nữa? chả thà để cho chúng đi làm kiếm tiền còn hơn.

Khi vụ tai tiếng về sử dụng nô lệ lao động tại những lò gạch tại tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc bị phát hiện, công chúng Trung Quốc đã bàng hoàng khi nghe tin một số những lao động bị bắt buộc phải làm việc trong những điều kiện phi nhân tính, đó chính là những đứa trẻ. (Báo giới ước tính có ít nhất 1.000 trẻ, nhỏ nhất khoảng 8 tuổi, đã bị bỏ thuốc và bị bắt cóc gần các bến xe và sau đó bị bán cho các chủ lò gạch với giá 70 USD/em. Trẻ bị buộc phải làm không dưới 14 giờ/ngày trong

điều kiện tồi tệ với khẩu phần ăn ít ỏi. Một số bị đánh đập tàn nhẫn. Có trẻ làm nô lệ tại các lò gạch đến 7 năm [32, 4]).

* LĐTE ở Philippines

Tại Philippines, đất nước gồm hơn 7.000 hòn đảo lớn nhỏ thì nghề đánh bắt cá là một phần quan trọng trong hoạt động kinh tế của Philippines. Do nghèo đói và tỉ lệ gia tăng dân số cao, LĐTE trong ngành đánh bắt cá là một hiện tượng phổ biến. Nhiều em nhỏ phải làm việc tới 8 giờ đồng hồ trong đêm, lặn dưới nước để bắt cá bằng vợt, các em phải lặn xuống độ sâu tới 15 mét mà không có thiết bị bảo vệ, các em khác phải tham gia những cuộc đánh bắt xa bờ mỗi chuyến từ 6 - 10 tháng. Ngoài những rủi ro từ thiên tai, bão tố, các em nhỏ này có nguy cơ bị hỏng tai, chấn thương từ các cú ngã, bị cá mập tấn công, rắn cắn và bị chết đuối...

* LĐTE ở Pakistan

Pakistan là một nước đang phát triển. Hơn 40% dân số sống dưới mức nghèo khổ tuyệt đối; 30% kiếm đươc ít hơn 1 đôla Mỹ một ngày. Ngoài ra, 70% dân số quốc gia này sống ở khu vực nông thôn và phần lớn LĐTE tập trung ở khu vực nông thôn. Sự bùng nổ dân số, thất nghiệp và thiếu việc làm đã góp phần làm gia tăng vấn đề LĐTE. Pakistan cũng là một trong những nước có số lượng LĐTE chiếm tỷ lệ cao, với 3,3 triệu LĐTE [32, 5]. Chúng không được hưởng những quyền cơ bản, hạn chế tiếp cận các dịch vụ xã hội, không được chăm chút về tình cảm và không được phát huy sự phát triển về năng lực; chúng bị từ chối cả quyền được giáo dục...Chính vì vậy LĐTE là một vấn đề gây căng thẳng về kinh tế - xã hội và vấn đề quyền con người ở đất nước này.

Có rất nhiều lý do giải thích tại sao trẻ em phải tham gia lao động sớm trước tuổi. Một số gia đình phải bán con cho chủ đất để làm thuê trả nợ cho gia đình. Có những gia đình thì do sự hấp dẫn của đồng tiền mà LĐTE thu được để tăng thêm phần nào thu nhập cho gia đình vốn đã vô cùng ít ỏi, đặc biệt là đối với các gia đình nghèo.

Ở Pakistan, trẻ em là nguồn lao động chủ yếu trong một số ngành công nghiệp xuất khẩu như khâu bóng đá, dệt thảm và sản xuất những công cụ chính xác. Trẻ em còn có thể là những công nhân sản xuất gạch, làm việc trong các cửa hàng sửa chữa xe và các công việc giúp việc trong nhà.

Một phần của tài liệu CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 48 -48 )

×