Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 69 - 71)

Quán triệt quan điểm của Đảng, trên cơ sở những nguyên tắc đã được ghi nhận trong Hiến pháp về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, ngày 14/11/1979, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước ta đã ban hành Pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục trẻ em. Pháp lệnh ra đời đã khẳng định mối quan tâm của Đảng, của nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Sau hơn mười năm thi hành Pháp lệnh, để phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội của đất nước và của cộng đồng quốc tế, ngày 12/8/1991, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (thay thế Pháp lệnh năm 1979). Điều này càng chứng tỏ rằng: sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ngày càng được xã hội đặc biệt quan tâm.

Qua gần mười tám năm thi hành, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của các tổ chức, cá nhân và sự quan tâm ủng hộ của các tổ chức quốc tế, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt cả trong nhận thức và trong tổ chức thực hiện, nhiều mục tiêu dành cho trẻ em đã đạt được, các quyền cơ bản của các em đã thực sự được đảm bảo. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa, trong đó có vấn đề về nhân quyền, cộng đồng quốc tế đã cam kết cùng nhau thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu vì trẻ em, đặc biệt là vấn đề xóa bỏ LĐTE, hành động tức thời nhằm loại bỏ những hình thức lao động tồi tệ nhất (Công ước 182 và Khuyến nghị 190) và kêu gọi toàn nhân loại chung tay, bảo đảm cho các em có tương lai tốt đẹp.

Kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, để phù hợp với luật pháp quốc tế về quyền trẻ em, ngày 15/6/2004, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thay thế Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã quy định những vấn đề sau về LĐTE:

Về độ tuổi: trẻ em là công dân Việt nam dưới 16 tuổi (Điều 1).

Những nguyên tắc về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Không phân biệt

đối xử với trẻ em (Điều 4); Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu (Điều 5); trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là của gia đình, nhà

trường, Nhà nước, xã hội và công dân (Điều 5); Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện. Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật (Điều 6);

Các hành vi bị nghiêm cấm: Trong 10 nhóm hành vi bị nghiêm cấm (Điều

7), có ba nhóm hành vi liên quan đến LĐTE và những công việc nặng nhọc, điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, những công việc ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách của các em: Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ; Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em; Lạm dụng LĐTE, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;

Như vậy, vấn đề xóa bỏ LĐTE và hành động tức thời loại bỏ những công việc tồi tệ nhất theo các Công ước của ILO đã được nội luật hóa. Đây là cơ sở, là căn cứ cho việc xóa bỏ LĐTE và trước mắt là loại bỏ những công việc tồi tệ nhất mà các em có nguy cơ phải thực hiện.

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)