Bộ luật lao động

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 71 - 76)

Bộ luật lao động nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành lần đầu năm 1994, sửa đổi năm 2002, 2006, 2007. Trong Bộ luật Lao động dành riêng một mục trong Chương XI quy định riêng về Lao động chưa thành niên. Về nguyên tắc, Bộ luật Lao động nghiêm cấm việc lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên (Điều 119).

Về độ tuổi lao động: Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới

18 tuổi (Điều 119). Tuy nhiên, không phải bất cứ công việc gì cũng được sử dụng lao động là người chưa thành niên mà " Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập

trong quá trình lao động. Cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành." (Điều 121). Đối với trẻ em dưới 15 tuổi, Bộ luật quy định: Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc. Tuy nhiên, đối với một số nghề và công việc (do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định) thì có thể được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập nghề. Việc nhận và sử dụng những trẻ em này phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu (Điều 120).

Về thời giờ làm việc: Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá bảy giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần; Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định (Điều 122).

Về Danh mục các điều kiện có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên: Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế đã ban

hành Thông tư liên tịch số 09/TT-LB ngày 13/9/1995. Theo Thông tư số 09, có 13 điều kiện lao động có hại, cấm sử dụng lao động chưa thành niên; 81 nhóm công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên.

Về Danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số

21/1999/TT - BLĐTBXH ngày 11/9/1999. Theo đó, có 04 nhóm nghề, công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc; 08 nhóm điều kiện để được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.

Ngoài ra, nhằm hạn chế những ảnh xấu đến sự phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ và nhân cách của người lao động dưới 18 tuổi, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế đã ban hành Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT - BLĐTBXH - BYT ngày 09/12/2004 hướng dẫn, quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh

dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Theo đó có 04 loại hình cơ sở kinh doanh dịch vụ; 12 loại chỗ làm việc; 18 loại công việc không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi.

Về xử lý các hành vi vi phạm: Để các quy định nghiêm cấm nêu trên được nghiêm chỉnh thực hiện, song song với việc tuyên truyền, giáo dục, cần có các chế tài nghiêm khắc, nhằm răn đe, xử lý đối với những hành vi vi phạm. Các biện pháp xử lý bao gồm: biện pháp hình sự, biện pháp hành chính, cụ thể:

Biện pháp hình sự: Biện pháp này được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999.

Hành vi sử dụng LĐTE đến một mức độ nào đó sẽ bị coi là tội phạm và bị xử lý hình sự, cụ thể Điều 228 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về Tội vi phạm quy định về sử dụng LĐTE: “Người nào sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Biện pháp hành chính: Biện pháp này được quy định trong Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động ( 1 )

và Nghị định số 114/2006/NĐ-Cp ngày 03/10/2006 quy định xử phạt hành chính về dân số và trẻ em(2)

Đối tượng và phạm vi áp dụng của Nghị định số 113/2004/NĐ - CP: quy định việc xử phạt hành chính đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật lao động mà không phải là tội phạm và theo quy định

(1) NĐ 113/2004/NĐ - CP đang tiến hành sửa đổi bổ sung, một trong những chủ trương là nâng mức phạt tiền để đảm bảo tính răn đe.

(2) Nghị định số 114/2006/NĐ - CP đang trong quá trình SĐBS theo hướng tách riêng việc xử lý hành vi vi phạm hành chính về trẻ em thuộc thẩm quyền của TTr Bộ LĐTBXH, hành vi vi phạm về Dân số thuộc thẩm quyền của TTr Bộ Y tế; đồng thời tăng mức phạt tiền.

của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, xảy ra trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Đối với hành vi vi phạm những quy định về lao động đặc thù (Điều 15): “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong những hành vi:… g) Không lập sổ theo dõi; kiểm tra sức khoẻ định kỳ; lạm dụng sức lao động của người lao động chưa thành niên quy định tại Điều 119 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; h) Sử dụng lao động chưa thành niên và người tàn tật làm việc quá bảy giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần quy định tại khoản 1 Điều 122 và khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi: …b) Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc; công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của người lao động chưa thành niên theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành được quy định tại Điều 121 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung”.

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 114/2006/NĐ - CP: Vi phạm hành chính về dân số và trẻ em là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về dân số và trẻ em do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với hành vi hành hạ, ngược đãi, làm nhục trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi (Điều 17): “1, Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: a) Lăng nhục, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, gây tổn thương về tinh thần của trẻ em; b) Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội; c) Bắt trẻ em đi xin ăn; cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn. 2, Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến

5.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể trẻ em làm cho trẻ em đau đớn về thể xác và tinh thần. 3, Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cho trẻ em đi xin ăn”.

Đối với hành vi lạm dụng sức LĐTE, sử dụng sức LĐTE vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động: “1, Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cha, mẹ bắt con, người giám hộ bắt trẻ em mà mình giám hộ, người nhận nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em mà mình nuôi dưỡng làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em. 2, Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trẻ em để mua, bán, vận chuyển hàng giả, hàng cấm, hàng hoá, tiền tệ trái phép ở trong nước. 3, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trẻ em để mua, bán, vận chuyển hàng giả, hàng lậu, hàng hoá, tiền tệ trái phép qua biên giới”.

Trước đây, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện, nên theo Nghị định số 114/2004/NĐ-CP ngày 03/10/2006 Chính phủ giao cho Thanh tra viên Dân số, Gia đình và Trẻ em đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đang thi hành công vụ (Điều 26), có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Ngày 08/8/2007, theo quyết định số 1001/QĐ - TTg công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chuyển giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, vì vậy thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được chuyển giao cho cơ quan thanh tra nhà nước về lao động cấp Bộ và cấp tỉnh ( 3 )

.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 27); Công an nhân dân, Bộ đội Biên

(3) Tuy nhiên, hiện nay đang xây dựng văn bản về chức năng, nhiệm vụ, quyền han và tổ chức hoạt động của cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động (thay thế Nghị định số 31/2006/NĐ - CP ngày 29/03/2006 của Chính phủ), trong đó sẽ bổ sung chức năng thanh tra về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành khác (Điều 28), có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 71 - 76)