Nhận xét các quy định của pháp luật Việt Nam về LĐTE

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 76)

c. Luật Bình đẳng giớ

2.2.2.3.Nhận xét các quy định của pháp luật Việt Nam về LĐTE

Qua phân tích ở trên, có thể thấy, pháp luật Việt Nam quy định ba nội dung cơ bản đối với vấn đề LĐTE là: các quy định về tuổi được nhận vào làm việc; các quy định đối với người sử dụng lao động và các quy định khống chế việc thực hiện hợp đồng lao động; bên cạnh đó là các quy định xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật LĐTE.

Về độ tuổi của trẻ em và tuổi tối thiểu được nhận vào làm việc

Các quy định về độ tuổi được coi là trẻ em, người lao động hay người lao động vị thành niên không khác những quy định của quốc tế mà nước ta đã phê chuẩn. Nói chung về độ tuổi tối thiểu được nhận vào làm việc là người từ đủ 15 tuổi có khả năng lao động; quy định này có hợp lý ở chỗ nó xuất phát từ thực tế ở nước ta tuổi 15 là trẻ em kết thúc việc học tại trường trung học cơ sở mà phần đông sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở các em không đi học nữa.

Dựa trên những khác nhau về tính chất công việc, ngưỡng tuổi này có những riêng biệt. Tuổi học nghề của trẻ em cũng được hạ xuống là từ đủ 13 tuổi (Điều 22, Bộ luật Lao động), một số công việc được phép nhận trẻ em vào học một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Bộ luật lao động quy định cấm trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc trừ một số công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định (Điều 120, Bộ Luật lao động), tức là ngưỡng tuổi được phép vào làm việc và học nghề được hạ xuống cho những công việc thuộc về năng khiếu của trẻ em.

Một số công việc thì luật lại nâng tuổi lên như: Tuổi tối thiểu là 18 tuổi người lao động được phép làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (Điều 1, Nghị định 85/1998/NĐ-CP); làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, quán bar (Thông tư 04/BLĐTBXH-TT); một số công việc và điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm (Thông tư 09/LB-TT)…

Xuất phát từ tình hình thực tế trên mà pháp luật của nước ta có thể điều chỉnh nhằm tạo những thuận lợi tốt nhất cho trẻ em mà không vi phạm luật pháp quốc tế.

Mọi trẻ em muốn làm việc phải có sức khỏe phù hợp với công việc, có giao kết hợp đồng lao động, tức là phải có sự thỏa thuận đồng ý của các em. Đồng thời người dưới 15 tuổi vào làm các công việc được phép thì phải có sự đồng ý bằng văn bản và theo dõi của cha mẹ hay người đỡ đầu của em đó (Nghị định 198/CP). Nhằm bảo vệ trẻ em trong quá trình lao động, Luật lao động quy định rất chặt chẽ trong hợp đồng lao động các điều khoản về: các công việc phù hợp với sức khỏe, về tiền lương (Điều 17-NĐ 197/CP), thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kiểm tra sức khỏe định kỳ và việc học tập của các em.

Các quy định cấm và ràng buộc đối với người sử dụng lao động

Nhằm ngăn chặn việc vô tình hay cố ý mà người sử dụng lao động lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định rất cụ thể về trách nhiệm của người sử dụng lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của trẻ; phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về chế độ lao động, đồng thời phải có sổ theo dõi riêng ghi đầy đủ họ tên ngày sinh và công việc đang làm và phải theo dõi kết quả những lần kiểm tra định kỳ sức khỏe và xuất trình khi thanh tra lao động yêu cầu. Ngoài tiền lương và các chế độ khác ra, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc về mặt lao động, sức khỏe và học tập của trẻ em trong quá trình lao động (Bộ luật lao động).

Từ đó, có thể thấy pháp luật Việt Nam quy định khá đầy đủ về LĐTE. Nó bao hàm không chỉ lao động chưa thành niên mà còn có hiệu lực đối với cả những trẻ em dưới 15 tuổi đang tham gia lao động. Bên cạnh đó, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam, trong đó có trẻ em làm việc luôn được quan tâm trước tiên thể hiện bằng các quy định rất cụ thể trong văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành.

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 76)