4 Phạm vi điều chỉnh của các văn bản Luật, Nghị định nêu trên: hiện nay Luật BVCSGDTE, Bộ luật hình sự đều được áp dụng cho mọi đối tượng trên phạm vi cả nước.Riêng Bộ luật lao động và các văn bản hướng
3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách nhằm ngăn ngừa LĐTE
Tăng cường chính sách kinh tế để hỗ trợ thúc đẩy phát triển cho những người nghèo. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam còn ở mức phát triển thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, mà đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ em phải lao động sớm. Do đó, chỉ có cải thiện chính sách kinh tế đối với người nghèo để họ có thể tự vươn lên trong cuộc sống, đảm bảo cuộc sống của chính họ và gia đình họ thì mới giải quyết tận gốc rễ vấn đề trẻ em phải lao động sớm để kiếm sống.
Bổ sung chính sách trợ giúp cho trẻ em những gia đình quá nghèo. ở các nước công nghiệp phát triển, họ đã xây dựng hệ thống chính sách trợ cấp xã hội, cung cấp cho các em nghèo phải lao động để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của mình và gia đình. ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, nhưng chúng ta vẫn có thể thực hiện được chính sách trợ giúp đối với trẻ em trong các gia đình quá nghèo hoặc tổ chức những dịch vụ y tế và giáo dục cộng đồng giá rẻ. Chính sách trợ giúp này, phần nào cũng làm giảm đi tỷ lệ lao động trẻ em.
Cần mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật phổ cập giáo dục đến cấp trung học cơ sở vì hiện nay Luật phố cập giáo dục tiểu học mới chỉ bao trùm được số trẻ
em đến 11 tuổi, những lứa tuổi sau đó còn thả nổi. Việc đề ra những chính sách đúng đắn, hợp lý và công bằng về giáo dục đối với tất cả mọi trẻ em là những nhân tố quan trọng không những để đạt được công bằng xã hội mà còn có hiệu lực nhằm hạn chế tận gốc vấn đề lao động trẻ em. Nội dung chính của chính sách này là giáo dục công cộng, miễn phí và bắt buộc. Những trẻ em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn sau khi thôi học văn hoá bắt buộc, Nhà nước cần có chính sách thích hợp để các em tiếp tục được học nghề.