Công ƣớc số 138 của tổ chức lao động quốc tế về tuổi tối thiểu làm việc

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 37 - 39)

làm việc

Công ước quốc tế về độ tuổi lao động tối thiểu năm 1973 được Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế thông qua qua ngày 26/07/1973 và có hiệu lực từ ngày 19/6/1976 (Việt Nam gia nhập Công ước 138 ngày 09/6/ 2003). Mục tiêu của công ước, ràng buộc các quốc gia thành viên cam kết nhằm bảo đảm thật sự việc bãi bỏ LĐTE và nâng dần tuổi tối thiểu được đi làm việc hoặc được lao động tới độ tuổi mà các thiếu niên có thể phát triển đầy đủ nhất về thể lực và trí lực (Điều 1).

Theo Công ước, tuổi tối thiểu được đi làm việc hoặc được lao động không được dưới độ tuổi kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc và bất kỳ trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi; không một ai ở tuổi dưới mức tối thiểu đó được đi

làm việc hoặc được lao động trong bất cứ nghề nào (khoản 3 Điều 2). Tuy nhiên, Công ước cũng chỉ ra rằng, các nước thành viên mà nền kinh tế và hệ thống giáo dục chưa phát triển đầy đủ thì sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức hữu quan của người sử dụng lao động và của người lao động (nếu có) thì có thể ghi nhận mức

tối thiểu là 14 tuổi nhưng phải báo cáo lý do với ILO (khoản 4 Điều 2).

Công ước cho phép các quốc gia thành viên có thể cho phép sử dụng người từ

13 đến 15 tuổi làm những công việc nhẹ nhàng hoặc những công việc mà không có

khả năng tác hại đến sức khoẻ hoặc sự phát triển của họ; không phương hại đến việc học tập cũng như việc tham gia vào những chương trình hướng nghiệp hay đào tạo nghề của họ khi đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, hoặc không phương hại đến khả năng giáo dục mà họ đã nhận được (Điều 7).

Đối với mọi loại việc làm hoặc loại lao động nào mà tính chất hoặc điều kiện tiến hành có thể có hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc phẩm hạnh của thiếu niên, thì mức tối thiểu không được dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, Công ước cũng cho phép các

quốc gia thành viên, sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức hữu quan của người sử dụng lao động và của người lao động (nếu có) có thể ghi nhận cho phép các thiếu niên ngay từ độ tuổi 16 được làm những công việc nêu trên với điều kiện là an toàn

và phẩm hạnh của họ phải được bảo đảm đầy đủ, phải có sự dạy dỗ cụ thể và thích đáng, hoặc đào tạo nghề cho họ trong ngành hoạt động tương ứng (Điều 3).

Riêng đối với các ngành nghề: công nghiệp khai khoáng; các ngành công nghiệp chế tạo; xây dựng và các công trình công cộng; điện; khí đốt và nước; các dịch vụ vệ sinh y tế, vận tải; lưu giữ trong kho và giao thông; các đồn điền và các cơ sở nông nghiệp khác chủ yếu được khai thác nhằm mục đích thương mại thì phải áp dụng độ tuổi tối thiểu theo Khoản 3 Điều 2, nghĩa là không được dưới 15 tuổi

(Điều 5).

Công ước 138 đã ghi nhận và xét lại những nội dung về độ tuổi của một số Công ước được thông qua trước đó như: Công ước về Tuổi tối thiểu làm việc trong ngành công nghiệp năm 1919 và xét lại năm 1937; Công ước về Tuổi tối thiểu làm công việc trên biển năm 1920 và xét lại năm 1936; Công ước về Tuổi tối thiểu làm việc trong ngành nông nghiệp năm 1921; Công ước về Tuổi tối thiểu làm dưới hầm tàu và đốt lò năm 1921; Công ước về Tuổi tối thiểu làm nghề phi công nghiệp năm 1932 và xét lại năm 1937; Công ước về Tuổi tối thiểu làm nghề đánh cá năm 1959; Công ước về Tuổi tối thiểu làm công việc dưới mặt đất năm 1965.

Qua phân tích có thể thấy, công ước số 138 xác lập các tiêu chuẩn về độ tuổi lao động tối thiểu nhằm bảo đảm cho mọi trẻ em đều được học tập thay vì phải làm việc, trừ khi công việc không ảnh hưởng tới việc học tập của trẻ. Công ước đề ra ba mức tuổi lao động tối thiểu, bao gồm: Từ đủ 15 tuổi và đã hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc ở quốc gia có thể được làm các công việc thông thường; từ đủ 13 hoặc 15 tuổi nhưng chưa hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc có thể được làm những công việc nhẹ nhàng; từ đủ 18 tuổi mới được làm những công việc nặng nhọc, độc hại. Với các quốc gia có nền kinh tế và điều kiện giáo dục còn hạn chế thì có thể hạ thấp các mức tuổi kể trên, cụ thể là từ đủ 14 tuổi với mức 1; từ đủ 12 hoặc 14 tuổi với mức 2 và từ đủ 16 với mức 3. Với một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt như hoạt động biểu diễn nghệ thuật…có thể cho phép trẻ em tham gia từ độ tuổi nhỏ, nhưng phải được sự đồng ý của cha mẹ và phải xác định rõ giới hạn thời giờ lao động và các điều kiện sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)