Trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay, mức báo động đỏ về tốc độ tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là ở khu vực tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và tín dụng tiêu dùng đang tạo ra nhu cầu rất lớn về TTTD cho các NHTM khi mà trung tâm CIC chưa thể thỏa mãn hết được. Nhận thức được nhu cầu của ngành ngân hàng về việc tìm hiểu lịch sử tín dụng của các bên vay, nhiều công ty TTTD đã được thành lập và đăng ký với các Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, các công ty mới thành lập này chưa thể bắt đầu hoạt động do chưa có khung pháp lý cho việc thu thập thông tin từ các TCTD và công ty cung ứng dịch vụ tiện ích (chẳng hạn như công ty viễn thông, công ty điện lực, công ty cấp nước…) do các dịch vụ liên quan đến TTTD tương đối nhạy cảm, đặc biệt là liên quan đến dữ liệu thông tin cá nhân. Do vậy, các hoạt động này cần được Chính phủ quản lý và giám sát chặt chẽ. Cho tới thời điểm hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có trung tâm TTTD tư nhân nào chính thức đi vào hoạt động, nhưng vấn đề xây dựng, thành lập các trung tâm TTTD tư nhân đã trở nên cấp thiết và đang nhận được sự quan tâm của chính phủ trong thời gian qua. Với việc Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 về hoạt động TTTD và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/04/2010 đã tạo một tiền đề quan trọng để thị trường TTTD Việt Nam phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Nghị định 10 sẽ tạo ra một khung pháp lý cần có để thiết lập hoạt động của các trung tâm TTTD, đồng thời cũng hỗ trợ việc quản lý TTTD của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như thúc đẩy thị trường tài chính hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Đồng thời
Do đó, trong thời gian tới, chính phủ và các cơ quan chức năng cần phải có những