Bất cập trong áp dụng nguyên tắc quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 80 - 92)

2.3.2.1.1 Hệ số an toàn vốn còn thấp so với chuẩn quốc tế mà các nước trong khu vực đang áp dụng và nợ xấu chưa được phản ánh đúng thực chất.

a, Hệ số an toàn vốn CAR

Chúng ta không thể phủ nhận những nỗ lực của các NHTM Việt Nam trong nỗ lực cải thiện hệ số an toàn vốn CAR thời gian qua, thế nhưng, cho đến nay, việc đáp ứng yêu cầu quốc tế về chỉ tiêu này của các ngân hàng nước ta vẫn còn hết sức nan giải.

Vấn đề đầu tiên là việc tính toán CAR của các NHTM Việt Nam hiện nay đều tính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), cho đến nay mới chỉ có riêng BIDV đã xác định hệ số này theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), trong khi kết quả thu được từ việc áp dụng hai chuẩn mực kế toán này lại có sự chênh lệch rất lớn như trong bảng.

Bảng 2.6: Hệ số CAR của BIDV giai đoạn 2005 – 2009

Đơn vị: %

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Theo VAS 6,8 9,1 9,2 8,9 10

Nguồn [1]

Như vậy, nếu tính theo IFRS thì cho đến nay, CAR của ngân hàng này dù đã được cải thiện thì vẫn còn quá thấp so với con số 8 %, vẫn chưa đáp ứng được chuẩn Basel I. Hơn nữa, hiện nay trên thế giới, việc áp dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu hiện phổ biến là theo tiêu chuẩn của Basel II với mức 12%, chứ không còn là 8% theo Basel I nữa. Và trước yêu cầu tăng cường QTRR, theo thông lệ quốc tế, việc nâng hệ số CAR này bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang được tính tới, đồng thời với việc hoàn thiện công thức xác định vốn tự có và xác định CAR cho phù hợp với thông lệ quốc tế hơn nữa.

Một số thống kê cho thấy hệ số CAR tại các NHTM của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Đây cũng là mức mà thực tế một số NHTM Việt Nam hiện nay đang đạt được, nhưng chưa nhiều.

Có thể nói, cho đến nay, việc đáp ứng yêu cầu quốc tế về hệ số an toàn vốn tại các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn mà nhiều nguyên nhân chủ yếu là do tiềm lực tài chính còn quá non yếu so với các ngân hàng có quy mô vốn lớn trên thế giới.

b, Vấn đề nợ xấu.

Những tồn tại:

Theo các chuyên gia phân tích, khái niệm nợ xấu của Việt Nam tuy áp dụng các chuẩn mực quốc tế nhưng cách phân loại nợ lại hoàn toàn khác. Việc phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn trả nợ, thiếu các sự đánh giá kết hợp nên không phản ánh đúng thực chất khoản nợ.

Ngay cả khi nhìn vào những con số ấn tượng trong thời gian qua năm 2004: 4.6%, 2005: 3.2%, 2006: 2.56% , 2007: 2%, 2008: 3.5%, 2009: 2.46%, cũng đã khó có thể tin tưởng hoàn toàn bởi nó còn thấp hơn cả thông lệ quốc tế cho phép. Những con số nợ xấu này chắc chắn còn tăng lên nhiều lần nếu áp dụng đúng các tiêu chuẩn chặt chẽ theo thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là tại các NHTMNN bất chấp Ngân hàng Nhà nước gần đây đã bơm thêm vốn (tái cấp vốn) cho các ngân hàng thương mại quốc doanh.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, các khoản nợ xấu đã tăng từ mức 1,7% của năm 2007 lên 2,1% trong năm 2008. Con số này vẫn nằm trong giới hạn 3,5% do ngân hàng Nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, xét trên chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của bốn ngân hàng quốc doanh, tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch - một trong ba tổ chức xếp hạng được Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC) công nhận - cho rằng, nợ xấu phải ở mức 13% vào thời điểm cuối năm 2008, theo báo cáo công bố cuối tháng 4 vừa qua. Tổ chức này vừa hạ mức đánh giá tín nhiệm các khoản vay tiền đồng của Việt Nam từ mức BB xuống mức BB-. Fitch nhận định, không loại trừ ảnh hưởng xấu từ các gói vay hỗ trợ kích cầu khiến chất lượng các khoản vay nợ ngân hàng sẽ giảm đi trong thời gian tới.

Tờ Đầu tư chứng khoán ra ngày 3.7.2008, dẫn đánh giá của công ty kiểm toán quốc tế Ern & Young, nếu các ngân hàng thực hiện phân loại khách hàng và nợ theo IFRS, thì tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng thêm 2 – 3 lần. BIDV khi phân loại nợ theo cách trên, nợ xấu tăng lên 31% và ngân hàng này phải trích lập dự phòng 3.500 tỉ đồng, sau hai năm cơ cấu lại thì nợ xấu mới còn 2,77%.

Trên thực tế các NHTMNN vẫn yếu kém hơn so với mức thừa nhận công khai. Đến nay, nợ tồn đọng cũ chưa giải quyết xong, nợ mới lại phát sinh. Đó là một vòng luẩn quẩn mà nếu chúng ta không có những phản ánh chính sách có tính quyết định thì tình trạng tài chính của các NHTMNN sẽ ngày càng xấu thêm.

Giải thích tại sao trong các báo cáo kiểm toán, các công ty kiểm toán quốc tế và các ngân hàng Việt Nam thường không thống nhất được số liệu nợ xấu, có thể dẫn ra một số nguyên nhân chính như sau:

 Hầu hết các NHTM Việt Nam đều phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời gian quá hạn (trừ BIDV đã tiến hành phân loại nợ theo phương pháp định tính theo điều 7 quyết định 493 của NHNN từ năm 2005), chưa kết hợp đánh giá được mức độ rủi ro của khách hàng hay khoản vay. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ vào các nhóm không phản ánh đúng thực chất khoản nợ. Đây là điểm xuất phát điểm cho sự khác nhau trong việc đánh giá nợ xấu giữa Việt Nam và quốc tế, bên cạnh những điểm khác biệt khác giữa việc đánh giá theo chuẩn mực kế toán quốc tế Việt Nam (VAS) và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).

 Quyết định 493 của NHNN cho phép các NHTM dùng dự phòng rủi ro để xử lý nợ, sau đó hạch toán nợ ra ngoại bảng để bảng cân đối tài sản của ngân hàng được sạch sẽ. Nhờ đó, cuối năm 2005, nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm đi nhanh chóng. Tuy nhiên, về thực chất, đó chỉ là cách các ngân hàng che giấu phần nợ xấu của mình. Trên thực tế, khoản nợ vẫn còn đó và nó phải được tiếp tục thu hồi bằng các biện pháp triệt để hơn. Thế nhưng với không ít ngân hàng, nợ đã ra ngoài bảng là coi như đã được xử lý xong. Công bố nợ chỉ là nợ xấu hạch toán nội bảng, một tỷ lệ thấp hơn nhiều so với nợ xấu hạch toán ngoại bảng. “Bức tranh nợ xấu” vì thế được che bớt một phần đáng kể.

 Gia hạn nợ là một nghiệp vụ bình thường của ngân hàng nhưng một khi bị lạm dụng quá mức, nó cũng có thể trở thành bức màn che giấu nợ. Một số ngân hàng thậm chí còn điều chỉnh kì hạn nợ 3 – 4 lần cho một khách hàng mà nợ đó vẫn xếp trong nhóm 1 hoặc nhóm 2. Cũng không ít ngân hàng hạn chế phân loại nợ xuống nhóm 3,4,5 để đỡ phải trích dự phòng rủi ro, nhằm tăng nguồn lợi nhuận.

Rõ ràng, nếu đánh giá một cách kỹ lưỡng, đầy đủ, đúng quy định thì nợ xấu của hệ thống NHTM nước ta hẳn sẽ tăng lên đáng kể. Trong khi đó, năng lực tài chính, cơ sở quan trọng đảm bảo sức chống đỡ, chịu đựng rủi ro của một số NHTM Việt Nam dù được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được thông lệ quốc tế, mà điển hình là hệ số an toàn vốn CAR đã phân tích ở trên.

 Trước hết là các ngân hàng trong thời gian qua hoạt động trong môi trường kinh tế vĩ mô luôn luôn thay đổi, cơ sở pháp luật chưa hoàn thiện. Sau một thời gian thực hiện, Quyết định 493 và Quyết định 18 đã bộc lộ một số những nhược điểm cơ bản cần được chỉnh sửa. Hai văn bản này chưa phân loại nợ, trích lập dự phòng đầy đủ với các khoản mục Tài sản “Có” có phát sinh RRTD; hầu hết các NHTM thực hiện phân loại nợ theo quy định tại Điều 6 Quyết định 493 đều có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, vì mới chỉ đơn thuần dựa trên thời gian quá hạn mà chưa đánh giá được mức độ rủi ro của khoản nợ. Tuy nhiên, các NHTM chưa có hệ thống XHTDNB để hỗ trợ việc phân loại nợ và quản lý chất lượng tín dụng. Điều này cho thấy kết quả phân loại nợ chưa phản ánh đúng chất lượng nợ của các tổ chức đó. Mặt khác, hệ thống XHTDNB quy định tại Quyết định 493 mới chung chung, không cụ thể, do đó các NHTM khi xây dựng gặp nhiều khó khăn; mức độ hoàn thành và chất lượng của hệ thống xếp hạng chưa tốt. Thời gian qua đã có một số NHTM xây dựng được hệ thống XHTDNB; có 3 tổ chức đã trình và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho thực hiện phân loại nợ theo quy định tại Điều 7 Quyết định 493. Tuy nhiên, do không có quy định cụ thể đối với hệ thống này nên các NHTM nói chung và một số trường hợp đã xây dựng hệ thống này chưa đánh giá và khai thác hết vai trò, lợi ích của việc xây dựng hệ thống XHTDNB trong việc quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro. Thêm vào đó, các NHTM tự xây dựng theo một phương pháp riêng đã tạo nên sự không thống nhất giữa các NHTM trong việc quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; đồng thời việc quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước đối với việc các TCTD phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493 gặp nhiều khó khăn, không thống nhất.

 Mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua những bước thay đổi quan trọng về tổ chức và cơ chế hoạt động với kế hoạch cổ phần hóa, biến các ngân hàng quốc doanh thành các ngân hàng kinh doanh thương mại thuần túy, nhưng chính quyền Trung ương vẫn có xu hướng gây áp lực hay khuyến khích một cách công khai hoặc ngầm định các ngân hàng cấp tín dụng vượt quá mức an toàn thương mại cho phép để đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra. Chính quyền địa phương đôi khi cũng "ép" các ngân hàng cho vay các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ để tránh làm tăng mức thất nghiệp. Ngoài ra, các quan chức chính phủ cũng thường can thiệp vào quyết định cho vay của ngân hàng, khiến tỷ lệ nợ xấu thêm gia tăng. Một điều hiển nhiên là các khoản cho vay chính sách thông thường bao giờ cũng có chất lượng thấp hơn các khoản cho vay thương mại. Chính phủ còn can thiệp vào thị trường tín dụng sau khi sự cho vay đã diễn ra hoàn tất bằng cách ra tay cứu vớt các doanh nghiệp nhà nước hoặc ngân hàng quốc doanh có vấn đề. Một trong những ví dụ điển hình của việc cứu vớt các ngân hàng quốc doanh là việc tái cấp vốn để che giấu quy mô nợ khó đòi của các ngân hàng này nhờ làm giảm tỷ lệ nợ xấu của chúng đi (tuy con số tuyệt đối vẫn không thay đổi). Một ví dụ khác là việc thành lập và cấp vốn cho công ty quản lý tài sản (AMC) nhà nước để xử lý nợ khó đòi của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Tuy nhiên, hai biện pháp này được nhiều nhà kinh tế nhìn nhận với con mắt quan ngại vì chúng sẽ làm tăng rủi ro đạo đức trong các quyết định cho vay của các ngân hàng nghiêng hơn nữa về các dự án có tính rủi ro cao - đặc biệt là của các doanh nghiệp Nhà nước, do kỳ vọng sẽ được chính phủ cứu vớt trong tương lai nếu có xảy ra nguy cơ mất khả năng thanh toán. Và như vậy thì vấn đề nợ khó đòi sẽ càng trở nên trầm trọng hơn với việc thi hành 2 biện pháp xử lý nợ khó đòi này. Điều này càng quan trọng hơn khi mà ở Việt Nam, cơ chế luật định liên quan đến thi hành các nghĩa vụ hợp đồng rất yếu kém, làm tăng rủi ro mất khả năng thu hồi các khoản cho vay của ngân hàng. Trong bối cảnh không có sự bảo lãnh của chính phủ thì tất nhiên các ngân hàng sẽ phải rất

 Một vấn đề nữa là tốc độ mở rộng tín dụng quá cao trong thời gian qua. Từ năm 2005 trở lại đây, tăng trưởng tín dụng luôn ở mức “nóng”, bình quân 34,7% hơn nữa lại có xu hướng tập trung ở những mảng kinh doanh có rủi ro cao. Đặc biệt là năm 2007, tín dụng bùng phát với mức tăng trưởng 53,89 %. Đây là thời điểm bùng nổ của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán, các NHTM trong nước đã cho vay đầu tư bất động sản khá cao, có lúc, có ngân hàng các khoản cho vay này chiếm tới 25-30% tổng dư nợ tín dụng, thậm chí cao hơn. Đến cuối năm 2007, đầu 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và vỡ bong bóng bất động sản tại Mỹ, giá trị bất động sản tại thị trường Việt Nam giảm 30 - 40% và thị trường đóng băng khiến các doanh nghiệp không trả được nợ ngân hàng. Sự gia tăng nhanh chóng về dư nợ đã gây sức ép lên bộ máy ngân hàng và được đánh giá là có nguy cơ làm cho khu vực NHTM quay trở lại vấn đề nợ xấu như thời gian trước đây. Việc mở rộng quá nhanh một phần là do sức ép từ nền kinh tế phát triển nhanh và cạnh tranh giữa các ngân hàng, song một phần cũng là do quan niệm sai lệch của rất nhiều ngân hàng về RRTD, quá coi trọng mục tiêu tăng trưởng. Tuy đã có quy định hạn chế cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán nhưng cuộc khủng hoảng tài chính – ngân hàng tại Mỹ mới thực sự bài học hiệu quả nhất đối với hệ thống NHTM Việt Nam.

 Cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất, chính là những yếu kém và bất cập trong công tác quản trị RRTD của các NHTM.

2.3.2.1.2 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Từ năm 2005, các TCTD đã bắt đầu nghiên cứu để từng bước xây dựng hệ thống XHTDNB. Nhưng mặc dù hạn chót đệ trình đề án XHTDNB để NHNN xem xét và phê duyệt đã qua từ lâu, nhưng cho đến nay, không ít NHTM gặp phải khó khăn trong việc

Để xây dựng được một hệ thống XHTDNB thành công, trước hết ngân hàng phải thiết lập được một hệ thống chỉ tiêu đánh giá và quy định thang điểm cho các chỉ tiêu đó. Trong hệ thống chỉ tiêu, không chỉ có các chỉ tiêu mang tính định tính như các chỉ tiêu tài chính: lợi nhuận, doanh thu, chi phí, vốn…mà còn có các chỉ tiêu mang tính định tính có tác động lớn đến các doanh nghiệp như môi trường kinh doanh, lĩnh vực, ngành nghề, phạm vi hoạt động, mặt hàng kinh doanh, sự biến động của thị trường, khả năng quản lý doanh nghiệp của bộ máy lãnh đạo…Một điều dễ nhận thấy là, các chỉ tiêu định lượng thì dễ xác định và dễ đạt được sự thống nhất trong sự đánh giá, nhưng các chỉ tiêu định tính thì hoàn toàn ngược lại. Việc thu thập thông tin định tính cần thiết và chính xác về doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng với các ngân hàng. Nguyên nhân xuất phát từ thực trạng thiếu minh bạch, công khai tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã tồn tại từ lâu. Việc tìm kiếm thông tin cực kì khó khăn và tình trạng thông tin bất cân xứng là một tổn tại chua thể khắc phục được trên thị trường Việt Nam hiện nay. Mặc dù trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, thực hiện phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cảnh báo…góp phần tích cực trong sự phát triển của ngành

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 80 - 92)