Khi nền kinh tế hoạt động không hiệu quả, lãi suất tăng tạo nên gánh nặng trả nợ với những người thu nhập thấp, thất nghiệp gia tăng thì rủi ro cho vay nợ dưới chuẩn bị ảnh hưởng nhanh nhất. Không trả được nợ, hàng loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát mại tài sản. Ngay lập tức, Cục dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu phải bơm số vốn khổng lồ vào thị trường. Từ tháng 9/2007, Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED đã liên tục 6 lần cắt giảm lãi suất chiết khấu đồng USD từ 5,25%/năm xuống mức hiện tại 2%/ năm và duy trì mức lãi suất thấp kỉ lục như vậy từ năm 2008 đến nay. Đây là những biện pháp rất mạnh nhằm cứu vãn nền kinh tế Mỹ khỏi cuộc khủng hoảng này. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng cho nước Mỹ và thế giới là rất lớn. Thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề. Thị trường trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa bị mất khả năng thanh khoản. Ngành xây dựng Mỹ đóng góp 15% GDP phải cắt giảm một nửa sản lượng và cắt 1-2 triệu công việc. Các khoản cho vay thế chấp không có khả năng thu hồi và giá trị tài sản đảm bảo từ những ngôi nhà bị sụt giảm là nguyên nhân giá trị đánh giá lại (mark to market) của các gói trái phiếu phát hành bị giảm giá không phanh, đặc biệt là các gói trái phiếu có rủi ro cao. Các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa nợ dưới chuẩn là người chịu hậu quả nặng nề. Dự báo số tổn thất do giảm giá trị trái phiếu cho toàn thị trường lên tới khoảng 220 tỷ–450 tỷ USD. Hàng loạt ngân hàng đầu tư trót nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro mà chưa kịp chuyển giao cho thị trường đã phải ghi nhận các khoản tổn thất lên đến hàng trăm tỷ USD như Citi (21 tỷ USD), Merrill Lynch (25 tỷ USD), UBS (18 tỷ USD), Morgan Stanley (10 tỷ USD), JP Morgan (2,2 tỷ USD), Bear Stearns (2 tỷ USD), Lehman Brothers (1,5 tỷ USD), Goldman Sachs (1,3 tỷ USD). Tổng thiệt hại tài chính của các ngân hàng đầu tư trong năm 2007 ước tính lên tới gần trăm tỷ USD. Hàng ngàn nhân viên phố Wall bị sa thải. Không chỉ thiệt hại về giảm giá trái phiếu, mảng kinh doanh nhiều lợi nhuận từ chứng khoán hóa của các ngân hàng đầu tư cũng bị tạm ngưng hoạt động. Cổ phiếu các ngân hàng đầu tư giảm giá mạnh trong 6 tháng cuối năm 2007. Với tổn thất nặng nề này, các ông chủ phố Wall lần lượt phải ra đi, cụ thể là các ông chủ UBS,
Tháng 9/2007, sản xuất toàn nước Mỹ sụt giảm mạnh nhất trong vòng 34 năm, với mức giảm 2,8% so với tháng 8, đơn cử sản lượng công nghiệp chế tạo giảm 2,6% trong tháng 9 và đến tháng 10, chỉ số của ngành công nghiệp này giảm chỉ còn 38,9 điểm từ mức 43,5 điểm trong tháng 9. Các nhà sản xuất lớn trong ngành đều đứng trên bờ vực phá sản. Không dừng lại ở đó, bóng đen khủng hoảng còn lan dần đến khu vực đồng EURO – khu vực đang có tiềm lực kinh tế ngang bằng với Mỹ và ngày càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với tình hình kinh tế, chính trị thế giới. Từ quý 2/2008, nhiều quốc gia trong khối EU như Anh, Pháp đều đạt “mức tăng trưởng âm”. Tốc độ tăng trưởng của cả khu vực “đồng EURO” quý 2/2008 chỉ đạt -0.2%, còn toàn EU là 0%. Đặc biệt từ cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2008 đến giữa năm 2009, có thể nói suy thoái kinh tế đã chế ngự trên diện rộng ở khu vực kinh tế lớn nhất nhì thế giới này. Tiếp đến là Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và cả các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có cả Việt Nam đều phải đối mặt với hậu quả của khủng hoảng.[3]
Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng, theo công bố của cục dự trữ liên bang Mỹ, trong năm 2008 có tổng cộng 26 ngân hàng phá sản, thế nhưng năm 2009, con số này đã lên tới 140 với hàng loạt vụ phá sản của các định chế tài chính có lịch sử lâu đời và tiềm lực tài chính bậc nhất thế giới như Lehman Brothers - ngân hàng lớn thứ tư nước Mỹ với số nhân viên lên tới hơn 26 nghìn, Washington Mutual - ngân hàng lớn thứ sáu nước Mỹ, hay Bear Stearn, ngân hàng danh tiếng trên phố Wall…Còn theo phân tích về triển vọng nền kinh tế Mỹ, các chuyên gia dự báo trong năm 2010, số lượng ngân hàng Mỹ phá sản thậm chí có thể lên tới con số 200.[34]
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra có khả năng sẽ ảnh hưởng lớn nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực như xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài…. Tuy nhiên do hệ thống tài chính Việt Nam dường như chưa hội nhập chung với hệ thống tài chính toàn cầu, chúng ta chỉ mới mở cửa tài khoản vốn vào mà hầu như chưa mở cửa dòng ra, do vậy lượng tiền Việt Nam đầu tư ra bên ngoài dường như không đáng kể và dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam chưa nhiều nên hệ thống tài chính của Việt nam sẽ không chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này so với các nước có mức độ hội nhập tài chính sâu rộng. Mặc dù vậy, Chính phủ và các cơ quan chức năng Việt Nam nói chung và các ngân hàng Việt Nam nói riêng, đều phải tự rút ra cho mình những bài học để nền kinh tế nước ta phát triển bền vững hơn trong quá trình hội nhập.
Các cơ quan chức năng của nước ta cần phải nhận thức được bài học về nguyên nhân khủng hoảng. Đặc biệt là về điều hành chính sách tiền tệ, nhất là khối lượng tín dụng tung ra quá dễ dãi và lãi suất thấp “dưới chuẩn”. Khủng hoảng tài chính Mỹ vừa qua, là kết quả của một chính sách cổ vũ mạnh mẽ cho việc xóa bỏ các mọi luật lệ và cơ quan quản lý kiểm soát của Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của nước Mỹ, bắt đầu từ việc cho phép các ngân hàng mở rộng chức năng hoạt động. Thay vì chỉ hoạt động trong phạm vi nhận tiền gửi rồi cho vay, thanh toán như trước đây, cơ chế mới cho phép các NHTM hoạt động như một công ty đầu tư tài chính – tạo vốn đầu tư (phát hành và buôn bán cổ phiếu công ty).[3]
Các ngân hàng Việt Nam cần chú ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, các cú sốc về tài chính có thể xảy ra thường xuyên hơn và do đó các tác động đến nền kinh tế Việt Nam cũng như các ngân hàng Việt Nam cũng diễn ra nhanh hơn. Vì vậy các ngân hàng cần xây dựng chiến lược xử lý khủng hoảng và các kế hoạch duy trì kinh doanh hợp lý.
Thứ hai, để phát triển bền vững, các ngân hàng cần có một chiến lược kinh doanh dài hạn, cẩn trọng hợp lý, tránh tăng trưởng quá nóng và chạy theo lợi nhuận trước mắt. Các ngân hàng không nên tập trung quá nhiều vào cho vay bất động sản mà phải tính đến khả năng kiểm soát, quản lý cũng như tính hiệu quả của các khoản tín dụng này, đặc biệt trong điều kiện thị trường thiếu hiệu quả và minh bạch thông tin như ở Việt Nam.
Thứ ba, việc quản trị rủi ro tại các ngân hàng nên được thắt chặt. Hệ thống QTRR, quản trị doanh nghiệp, giám sát độc lập có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện các rủi ro tiềm ẩn.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 2.1.1 Môi trường kinh tế
2.1.1.1 Kinh tế vĩ mô
Tuy chỉ trong một thời gian ngắn từ 2005 – 2009, nhưng tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam đã có những biến động hết sức phức tạp, nhất là những năm 2007 -2009.
Năm 2007 là năm đánh dấu những bước tiến mới trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, với những thời cơ và thách thức lớn đặt ra cho công cuộc cải cách và phát triển của Việt Nam. Trước việc mất giá tới 13% của đồng USD so với các đồng tiền khác, việc giá dầu, giá vàng tăng đến mức kỉ lục trong vòng 30 năm qua, tình trạng khủng hoảng trong ngành tài chính ngân hàng của Mỹ và các nền kinh tế lớn, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua những biến động lớn đầy thách thức đó và đạt được những kết quả hết sức tích cực. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 8,5%, mức tăng cao nhất trong 10 năm qua, xuất khẩu đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng kỉ lục, ước đạt 20 tỷ USD. Bên cạnh những kết quả đạt được, môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2007, nhất là lĩnh vực ngân hàng đã đối mặt với những yếu tố bất lợi do lạm phát cao và tỷ lệ nhập siêu lớn. Ngoài ra thị trường bất động sản, thị trường chững khoán và thị trường liên ngân hàng diễn biến bất thường; sự thay đổi trong chính sách vĩ mô điều tiết nền kinh tế - tài chính – tiền tệ ảnh hưởng không nhỏ đến kinh doanh ngân hàng như tăng tỷ lệ dự trữ lên gấp đôi, hạn chế cho vay bất động sản và chứng khoán; sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với những ngân hàng nước ngoài diễn ra vô cùng gay gắt. [4]
Thế nhưng, năm 2008 mới thực sự là năm khó khăn nhất trong hơn một thập kỉ qua của Việt Nam và kể từ khi nước ta bắt đầu áp dụng chính sách đổi mới, dần hội nhập với kinh tế thế giới. Bắt đầu với khủng hoảng hệ thống tài chính toàn cầu đã dẫn tới suy thoái và suy giảm tăng trưởng kinh tế tại nhiều nền kinh tế lớn nhất trên thế giới như Mỹ, EU và nhiều nước châu Á, ảnh hưởng lớn tới Việt Nam. Diễn biến kinh tế Việt Nam trong năm rất phức tạp, nổi bật là lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm và giảm phát trong những tháng cuối năm, lãi suất biến động liên tục, thị trường chứng khoán suy giảm tới hơn 60% so với thời điểm 31/12/2007, thị trường bất động sản “vỡ bong bóng” với giá trị giảm hơn 50%, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài do tác động của các nền kinh tế khác bị rút khỏi Việt Nam khiến cho nguồn cung tài chính vào thị trường vốn Việt Nam suy giảm, chính sách thắt chặt nguồn cung tiền và hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát đã ảnh hưởng đến dòng tiền của các doanh nghiệp tại hầu hết các ngành nghề, tăng trưởng GDP không đạt kế hoạch (chỉ tăng 6,8% so với kế hoạch 8%), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007 và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007 khiến cán cân thanh toán là nhập siêu lớn hơn, gấp 1,2 lần so với năm 2007. [4]
Tiếp nối đà suy thoái của năm 2008, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã tiếp tục suy giảm sâu trong nửa đầu năm 2009 nhưng rồi đã gượng dậy, dần hồi phục trong nửa cuối năm. Nền kinh tế Việt Nam đã khá thành công khi đạt mức tăng trưởng tương đối cao so với các nước trong khu vực (5,32%) trong khi vẫn giữ được lạm phát ở mức thấp (6,52%), FDI giải ngân vẫn đạt mức cao, đời sống xã hội ổn định… Gói kích thích của Chính phủ mà trọng tâm là chương trình hỗ trợ lãi suất đã mang lại những hiệu ứng tích cực cho hoạt động ngân hàng. Nhưng những diễn biến phức tạp của lãi suất, tỷ giá, thanh khoản…cũng khiến cho hoạt động của các ngân hàng gặp không ít khó khăn. [4]
Năm 2010 được đánh giá là vẫn còn nhiều thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, đặc biệt là ngành ngân hàng nói riêng. Mặc dù kinh tê thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững, các nước phát triển vẫn còn gặp nhiều khó khăn và có thể ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Mục tiêu kinh tế tổng quát của Chính phủ và Quốc hội đề ra trong năm nay là tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát trở lại, tăng khả năng đảm bảo an sinh xã hội.
Tình hình kinh tế nước ta giai đoạn 2005 – 2009 được tóm lược trong hình 2.1.
Hình 2.1: Tình hình tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu và lạm phát nước ta giai đoạn 2005 -2010
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như quốc tế. Sau hiệp định AFTA là hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa kỳ và ngày 07/11/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Lộ trình hội nhập buộc các doanh nghiệp và cả các ngân hàng Việt Nam phải tuân thủ luật chơi quốc tế, mở cửa thị trường tài chính và cạnh tranh khốc liêt hơn.
Hội nhập quốc tế mang lại thị trường rộng lớn, khách hàng và quan trọng nhất là các ngân hàng được tiếp cận với tri thức và các thông lệ quốc tế hoàn chỉnh nhất, đặc biệt là về mảng tín dụng. Trong những năm vừa qua, hàng loạt các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ đã được triển khai nhanh chóng: thẻ tín dụng, thanh toán điện tử, tài trợ thương mại, internet banking, mobile banking… Những khái niệm và kiến thức về quản trị rủi ro cũng nhanh chóng được tiếp cận, nhất là việc chuyển giao công nghệ qua hình thức ngân hàng liên doanh.
Bên cạnh những cơ hội kể trên thì áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa và cả thị trường xuất khẩu cũng hết sức khốc liệt. Với việc thành lập và bành trướng thị phần nhanh chóng của các ngân hàng liên doanh, 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh, văn phòng của các ngân hàng nước ngoài trên thị trường tín dụng thời gian qua là minh chứng cụ thể. Điều này đã, đang và sẽ tiếp tục làm thay đổi tính chất hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, mà một trong những xu hướng đó là phải công khai, minh bạch về thông tin và không thể dựa dẫm vào bất kỳ một tổ chúc nào khác ngoài năng lực cạnh tranh cùa chính mình.
2.1.1.3 Quy định của pháp luật được bổ sung và hoàn thiện
Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và áp dụng các chuẩn mực, thông lệ tốt nhất của quốc tế chính là nền tảng để cho các TCTD duy trì và phát triển bền vững hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt
NHNN, cơ quan quản lý trực tiếp các ngân hàng, đã ban hành những quy định cụ thể, từng bước chuẩn hóa hoạt động tín dụng. Cụ thể là:
Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 về sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay.
Quyết định 457/2002/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, bao gồm: tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu, giới hạn tín dụng đối với khách hàng, tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn, giới hạn vốn góp cổ phần.
Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày 20/04/2005 yêu cầu các NHTM về việc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống.
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.