Tăng cường năng lực hoạt động của trung tâm TTTD (CIC) trực thuộc NHNN

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 96 - 99)

Hoạt động TTTD của ngành Ngân hàng Việt Nam thời gian qua đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ, hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động tín dụng của các NHTM. Tuy nhiên, TTTD của Việt Nam cũng mới ở giai đoạn đầu, chất lượng thông tin chưa thực sự tốt, chưa đảm bảo thông tin nhanh nhậy, kịp thời, chính xác. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp tích cực hơn nữa của NHNN và các NHTM để tiếp tục hoàn thiện và phát triển hoạt động TTTD. Vấn đề này càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết đối với hệ thống NHTM Việt Nam khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu còn chưa nhiều diễn biến phức tạp, mà tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn đạt mức tăng trưởng nóng (trung bình giai đoạn 2005-2009 là gần 35%/năm) cùng với sự phát triển đa dạng, phong phú về các loại hình sản phẩm dịch vụ cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Điều này thực sự đang đặt ra một thách thức to lớn cho các NHTM Việt Nam trong việc thu thập và chia sẻ TTTD về khách hàng nhằm nâng cao năng lực thẩm định, đưa ra các quyết định cho vay và quản lý tốt chất lượng tài sản cho vay, hạn chế các rủi ro, đặc biệt là RRTD. Để đảm bảo tăng cường tính hiệu quả của việc thu thập thông tin trợ giúp cho các NHTM, NHNN cần phải có các chủ trương tích cực hơn trong việc đưa ra các chính sách, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTTD cho ngày càng phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế.

Những giải pháp đề xuất bao gồm:

 Củng cố và phát triển hệ thống TTTD của ngành Ngân hàng đảm bảo gánh vác nhiệm vụ chính trị được giao bao gồm: Trung tâm TTTD; bộ phận thông tin tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; các trung tâm TTTD, các bộ phận Thông tin khách hàng tại các TCTD. Khi cần thiết, có thể thành lập một số chi nhánh trực thuộc Trung tâm TTTD. Toàn ngành cần thực hiện nghiêm túc Quy chế hoạt động TTTD ban hành kèm theo Quyết định 1117/2004/QĐ-NHNN ngày 8/9/2004 của Thống đốc NHNN và Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về hoạt động TTTD và các quyết định, chỉ thị của NHNN có liên quan đến hoạt

 CIC cần nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, triển khai đồng bộ công nghệ mới, hiện đại hoá và tự động hoá tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin; đẩy mạnh việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ có hiệu quả đối với hoạt động của các TCTD và phục vụ cho hoạt động giám sát của NHNN. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá XHTD doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế RRTD. Trong đó, việc áp dụng công nghệ thông tin được xem là yếu tố nền tảng không thể thiếu quyết định chất lượng cũng như hiệu quả thực sự của hoạt động TTTD. Với quy mô kho dữ liệu rất lớn, được thiết kế và xây dựng trên nền công nghệ tin học hiện đại (oracle), có thể truy xuất thông tin tức thời qua Website và kho lưu trữ dữ liệu lịch sử duy trì 5 năm một lợi thế to lớn để hệ thống thông tin tín dụng Việt Nam bước vào hội nhập quốc tế, hỗ trợ cho việc chấm điểm, XHTDNB khách hàng vay của các TCTD. Để duy trì và tăng cường hiệu quả của trung tâm, CIC cần thực hiện một số giải pháp như sau:

 Nâng cấp một số chương trình phần mềm tại CIC phục vụ cho việc kiểm tra đầu vào, so sánh, đối chiếu xử lý thông tin trước khi cập nhật, chương trình tự động trả lời thông tin, chương trình phân tích, XHTD doanh nghiệp, chương trình theo dõi báo cáo thông tin của các TCTD.

 Trang bị hệ thống bảo mật là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là hiện nay trang web của trung tâm đã triển khai để tạo điều kiện cho việc thu thập, cung cấp thông tin cũng như tạo thuận lợi cho người sử dụng trong việc khai thác thông tin.

 Cần phải chú trọng quan tâm nâng cấp hệ thống máy chủ và thiết bị để đáp ứng yêu cầu của việc tăng trưởng dữ liệu trong dịch vụ TTTD và cập nhật công nghệ sao cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của công nghệ và của ngành

 Khẩn trương xây dựng trung tâm dữ liệu (data center) và trung tâm phòng chống thảm họa để đảm đảm an toàn dữ liệu ngay cả khi có các sự cố như cháy, nổ, động đất…

 CIC cần kết hợp với thanh tra NHNN, chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố đôn đốc, kiểm tra định kì việc báo cáo, khai thác thông tin của các TCTD, đồng thời có biện pháp xử lý, kiên quyết, kịp thời đối với những đơn vị vi phạm chế độ báo cáo TTTD.

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w