Mô hình QTRR truyền thống của các NHTM Việt Nam đều có nguyên lý giống nhau là đều tồn tại hai cấp quyết định là tại chi nhánh và Hội sở chính với sự tham gia của hai cấp Hội đồng tín dụng tương ứng, tuy nhiên có sự khác nhau về giá trị mức phân quyền. Còn quản trị RRTD có mức độ phân quyền cao với quyền quyết định và quản lý được giao cho các chi nhánh. Cấp chi nhánh được quyền quyết định các khoản vay có giá trị nhỏ. Các khoản vay có giá trị lớn hơn được đưa ra Hội đồng tín dụng quyết định hoặc được tái thẩm định bởi Bộ phận tái thẩm định tại Hội sở chính.
Tuy nhiên, để chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM Việt Nam đã thực hiện một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử hoạt động của mình trong việc tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình quản lý từ chiều ngang sang chiều dọc. Trước đây các ngân hàng trao quyền cho các giám đốc chi nhánh, khu vực rất nhiều, các giám đốc này chỉ cần báo cáo kết quả cuối cùng lên hội sở chính. Đến nay nhiều ngân hàng đã nhận thức được vấn đề, chỉ có quản trị tập trung mới có thể kiểm soát được tình hình tốt nhất, đặc biệt là phòng ngừa rủi ro hiệu quả, nhất là sau khi trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 – 2009. Cuộc khủng hoảng lần này cũng đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết, đồng thời cũng là một cơ hội rất lớn cho các ngân hàng trong việc tái cấu trúc mô hình hoạt động của mình.
Theo mô hình mới này, bộ máy QTRRTD của ngân hàng từ hội sở chính đến các chi nhánh có sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ. Cụ thể: các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng sẽ được quản lý tập trung tại hội sở chính, còn các chi nhánh chủ yếu làm chức năng “bán hàng” đồng thời, bộ máy QTRRTD ngân hàng còn phải thường xuyên giám sát, xây dựng các chính sách RRTD, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư…
2.2.2.4.1 Khối Ngân hàng TMNN
Vietcombank ngân hàng tiến bộ nhất trong việc quản lý tập trung về nguồn vốn và thanh toán quốc tế. Đây cũng là ngân có hệ thống ngân hàng lõi tốt nhất trong số các ngân hàng quốc doanh. Trong tiến trình chuẩn bị cổ phần hóa, Vietcombank có chuyển đổi nhanh từ một mô hình quản lý theo chiều ngang sang một mô hình theo chiều dọc, các nghiệp vụ chính được quản lý và phê duyệt tập trung tại hội sở chính.
Sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình NHTMCP, VCB đã và đang xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm rủi ro xuống mức thấp nhất, theo như mô hình tại hình 2.5.
Hình 2.5: Mô hình Quản trị rủi ro của Vietcombank:
Nguồn [12 (2008)]
Hoạt động QTRR tại VCB được thực hiện như sau:
Hệ thống phân cấp, thẩm quyền ra quyết định tín dụng cụ thể, rõ ràng theo nguyên tắc thận trọng, có tính chất tập thể.
Quy trình ra quyết định tín dụng đảm bảo tách bạch giữa khâu thẩm định và ra quyết định. Các tiêu chuẩn cấp tín dụng được quy định rõ ràng và công khai. Mọi diễn biến đối với khoản tín dụng đã cấp được thể hiện chính xác và cập nhật trên hệ thống.
Ủy ban Quản lý RR
Hội đồng xử lý RR cơ sở Các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh
P.QHKHDN, P. tín dụng SMEs, P. KH thể nhân Phòng quản lý rủi ro tín dụng Hội đồng tín dụng TW Hội đồng quản trị Hội đồng xử lý RR Phó TGĐ Quản lý RR Tổng giám đốc Phòng chính sách tín dụng Hội đồng miễn giảm lãi
Giám đốc chi nhánh Các PGĐ chi nhánh Hội đồng tín
Phòng Quản lý rủi ro tín dụng trực thuộc trụ sở chính có nhiệm vụ đánh giá rủi ro theo tổng thể danh mục và rà soát rủi ro trực tiếp đối với các khoản cấp tín dụng lớn, có tính chất phức tạp.
Phân cấp thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng tại Vietcombank được thể hiện theo bảng 2.5:
Bảng 2.5: Phân cấp thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng tại VCB
Nguồn [12 (2008)]
Tại Cấp thẩm quyền phê duyệt Thẩm quyền giới hạn tín dụng Hội đồng quản trị Trên 10% đến 15% vốn điều lệ Hội
sở chính
1 Hội đồng tín dụng trung ương Trên 300 tỷ đồng đến 10% Vốn điều lệ
2 Tổng giám đốc/ Phó TGĐ phụ trách khách hàng và TGĐ/Phó TGĐ phụ trách rủi ro Trên 200-300 tỷ đồng đến 10% Vốn điều lệ 3 Tổng giám đốc/Phó TGĐ phụ trách rủi ro Từ 150 đến 200 tỷ đồng
4 Phòng quản lý rủi ro tại hội sở chính và
bộ phận đặt tại thành phố Hồ Chí Minh Dưới 150 tỷ đồng Chi
nhán h
5 Hội đồng tín dụng cơ sở Dưới 80 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Công thương (Viettinbank)
Viettin Bank đã xây dựng chiến lược QTRR, trong đó Hội đồng quản trị có trách nhiệm xem xét và thông qua các chính sách QTRR của Viettinbank, ban điều hành có trách nhiệm thực hiện và phát triển các chiến lược và chính sách đó.
Chức năng QTRR của Viettin được thực hiện bởi Khối QTRR. Khối này được tách riêng khỏi các giao dịch và báo cáo trực tiếp lên Ban điều hành. Chính sách QTRRTD của Viettin được ban hành từ cuối năm 2004, với những nguyên tắc chung là đa dạng hóa danh mục đầu tư, quá trình xét duyệt và phê chuẩn đa cấp, quy trình giám sát thường xuyên và kiểm soát hạn mức tín dụng. Căn cứ vào thị trường tín dụng mục tiêu và chiến lược tín dụng tổng thể của Viettin, cũng như kết quả tình hình hoạt động trong quá khứ, sự thay đổi của thị trường và nhu cầu vốn dự kiến, Phòng quản lý RRTD và đầu tư đề xuất mức tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng, các giới hạn tín dụng toàn hệ thống theo sản phẩm, loại tiền, lĩnh vực ngành hàng, thành phần kinh tế, khách hàng, nhóm khách hàng…Các đề xuất của Phòng sau đó sẽ được trình Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị để phê duyệt.
Chức năng QTRRTD hằng ngày của Viettin Bank do các phòng của Khối QTRR phối hợp với Phòng Kế hoạch và Hỗ trợ ALCO thực hiện. Ban kiểm tra, kiểm soát tiến hành đánh giá định kì và đánh giá đột xuất các hoạt động cấp tín dụng để đảm bảo phù hợp với hướng dẫn của ngân hàng và với quy định của pháp luật. Chức năng đánh giá tài sản đảm bảo do các Phòng Khách hàng và quản lý rủi ro tại các chi nhánh đảm trách tại thời điểm cho vay và định giá lại ít nhất 1 lần/năm hoặc đột xuất theo quy định của Viettin Bank. [6] Những ưu điểm không thể phủ nhận của mô hình QTRR hiện đại và chặt chẽ này đã giúp cho Viettinbank kiểm soát rủi ro và luôn duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất trong khối các NHTMNN.
BIDV là ngân hàng đi đầu của Việt Nam trong việc xây dựng bộ máy quản trị rủi ro chuyên biệt theo thông lệ quốc tê, đảm bảo tách bạch giữa các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh và chức năng giám sát trong quy trình, đưa hoạt động quản trị rủi ro trở nên chuyên nghiệp hơn. Với việc triển khai kế hoạch tái cấu trúc với dự án mang tên TA2 được sự tư vấn của các chuyên gia ngân hàng ING (Hà Lan), hoạt động của ngân hàng đã được chia thành các khối chuyên biệt, bao gồm:
Khối ngân hàng bán buôn
Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới Khối vốn và kinh doanh vốn
Khối quản lý rủi ro
Khối tác nghiệp
Khối tài chính – kế toán Khối Hỗ trợ
Trong mô hình mới (tại hình 2.6) này Hội đồng quản lý rủi ro sẽ chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về công tác QTRR tại BIDV và đồng thời sẽ quản lý hoạt động của Khối quản lý rủi ro.
Hình 2.6: Mô hình quản lý rủi ro hiện đại của BIDV
Nguồn [1 (2008)]
Việc tách bạch bộ máy quản trị rủi ro đã bước đầu đưa ngân hàng tiếp cận với mô hình quản trị hiện đại phổ biến ở các ngân hàng trên thế giới, cho phép BIDV nhận biết và quản trị rủi ro một cách hiệu quả. Thực tế tỷ lệ nợ xấu từ năm 2005 – 2009 của ngân hàng giảm một cách rõ rệt đã là minh chứng tốt nhất cho điều này. Tuy nhiên, BIDV vẫn cần có những nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện và triển khai nhằm đem lại hiệu quả phát triển bền vững cho ngân hàng, nhất là khi nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.
2.2.2.4.2 Khối các NHTMCP
Bộ máy QTRR của hầu hết các NHTMCP hiện nay đều đã có sự phân tách chức năng, nhiệm vụ tác nghiệp và QTRR, với sự xuất hiện của Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO). Tuy nhiên, mức độ chuyên nghiệp hóa cũng như vai trò của các ủy ban này đến đâu thì còn tùy thuộc vào chính sách tín dụng và chính sách
Hội đồng Quản lý rủi ro
Ban quản lý tín dụng Ban quản lý rủi ro thị
trường và tác nghiệp Khối Quản lý rủi ro Phó TGĐ Quản lý rủi ro
Tổng giám đốc Hội đồng Quản trị
Ban quản lý RRTD
Để tiến hành xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng, ACB tổ chức thành 3 cấp: Ban tín dụng tại các chi nhánh, ban tín dụng hội sở, ban tín dụng phía bắc và cao nhất là Hội đồng tín dụng. Bên cạnh việc đưa ra quyết định cấp tín dụng, Hội đồng tín dụng còn quyết định các vấn đề liên quan đến chính sách tín dụng, quản lý RRTD, hạn mức phán quyết của các ban tín dụng. Nguyên tắc cấp tín dụng dựa trên cơ sở nhất trí của các thành viên xét duyệt. Có thể nói, việc phân tách chức năng, nhiệm vụ của các ban như trên đã trợ giúp nhiều cho ACB trong việc chuyên nghiệp hóa công tác QTRRTD.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Sacombank hiện là ngân hàng có khả năng QTRR nằm trong tốp đầu của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Đây là kết quả đạt được từ một bộ máy QTRR chuyên nghiệp theo chuẩn mực quốc tế, bao gồm: Các Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban kiếm toán, Hội đồng tín dụng cấp cao trực thuộc hội đồng quản trị và Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát; Các Ủy ban tín dụng, Ủy ban quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO), Phòng quản lý rủi ro trực thuộc Ban điều hành; Các cấp quản lý, kiểm soát viên, bộ phận kiểm toán độc lập…trực thuộc các đơn vị kinh doanh trực tiếp. Riêng về QTRRTD, Sacombank đã xây dựng chính sách tín dụng cùng với hệ thống hạn mức phán quyết, quy trình cấp tín dụng cụ thể, nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan giữa đề xuất tham mưu và phán quyết. Cùng với hệ thống XHTDNB, hệ thống QTRR này đã giúp Sacombank duy trì được tốc độ tăng trưởng với chất lượng tín dụng đảm bảo, nợ xấu luôn ở mức thấp. [19 (2009)]
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank):
Tại Techcombank, cấu trúc quản trị RRTD dựa trên các nguyên tắc kiểm soát và quản trị RRTD đi liền với chính sách tín dụng. Các hạn mức và đo lường RRTD được áp dụng cho từng khách hàng, từng ngành nghề.
Với sự hỗ trợ và tư vấn của các chuyên gia từ ngân hàng HSBC – vốn là đối tác chiến lược của Techcombank, một loạt các hệ thống báo cáo kiểm soát rủi ro đã được áp dụng tại Techcombank bao gồm: Hệ thống báo cáo kiểm soát rủi ro sản phẩm thấu chi tín chấp F2 với các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới như net flow, net core,…; Hệ thống chấm điểm RRTD bán lẻ dành riêng cho sản phẩm F2; hệ thống chấm điểm RRTD doanh nghiệp theo phương pháp định tính. [9] Hệ thống quản trị RRTD với bộ báo cáo này đã giúp ban lãnh đạo Techcombank có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về diễn biến chất lượng tín dụng của toàn hệ thống. Mô hình QTRR của Techcombank được thể hiện cụ thể ở hình 2.7.
Hình 2.7: Mô hình quản trị rủi ro của Techcombank
Nguồn: [9] Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB:
Tại VIB, các nghiệp vụ kinh doanh chủ chốt được quản lý tập trung tại trụ sở chính, còn các chi nhánh chủ yếu thực hiện chức năng “bán hàng”. Với mô hình này, gần như tất cả các hồ sơ tín dụng đều được chuyển về trung ương phê duyệt đã tạo ra sự phân
Hội đồng quản trị UB Kiểm toán &
Quản lý rủi ro UB Quản lý tài sản Nợ và Có Ban Tổng Giám Đốc Khối Quản Trị RRTD Quản trị RRTD Chính sách tín dụng Giám sát tín dụng và quản lý khoản vay
có vấn đề Định giá và quản lý
tài sản đảm bảo Thẩm định và phê
Vấn đề QTRR luôn được VP Bank quan tâm hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và tránh được những sai lầm. Bộ máy quản trị RRTD của VP Bank được tổ chức một cách chặt chẽ theo nhiều cấp quản lý, bao gồm:
Ban Kiểm soát do Hội dồng quản trị bầu, Ban tín dụng ở mỗi chi nhánh cấp 1; Hội đồng tín dụng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm giải quyết các khoản
vay vượt hạn mức của chi nhánh cấp 1;
Phòng quản lý rủi ro thuộc Hội sở chính có chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng, và quản lý, đánh giá, phòng ngừa RRTD.
Hệ thống đánh giá và QTRR của VP Bank được duy trì liên tục, nhằm chủ động ngăn ngừa rủi ro, cũng như kịp thời phát hiện để có giải pháp khắc phục. Nhờ có cơ chế QTRR như trên mà nhiều năm qua, VPBank đã hạn chế được rủi ro trong mọi hoạt động của mình và đạt kết quả kinh doanh cao. [11]
Nhiều NHTMCP khác tiếp tục tái cấu trúc bộ máy hoạt động theo mô hình tổ chức mới, tiến gần chuẩn mực quốc tế của một ngân hàng hiện đại trong đó lấy định hướng khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động, đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt hơn, rủi ro được kiểm soát chặt như: Ngân hàng TMCP Hàng Hải đã hoàn thành việc tách hoạt động ngân hàng ra làm 3 khối riêng biệt: Khối kinh doanh, khối QTRR, khối hỗ trợ; hay Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu đã hoàn thành hiện đại hóa mô hình quản trị và nhiều ngân hàng khác đang tích cực hoàn thiện, nâng cao năng lực QTRR của Ban điều hành của mình.