Nếu như QTRRTD là thiết yếu trong sự phát triển của các NHTM, thì việc làm thế nào để xây dựng được một hệ thống QTRR hiệu quả đáp ứng được những mục tiêu đề ra và làm thế nào đánh giá được hiệu quả của hệ thống đó chính là mấu chốt trong hoạt động QTRRTD tại các NHTM.
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tế hoạt động quản trị RRTD tại các NHTM thuộc các nước phát triển đã trải qua rủi ro, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã đưa ra 17 nguyên tắc cho hoạt động QTRRTD ngân hàng. Đây có thể được xem như thước đo tốt nhất để đánh giá chất lượng hoạt động QTRRTD của các NHTM theo các thông lệ quốc tế.
Các nguyên tắc này bao gồm:
1. Xây dựng và thường xuyên đánh giá chiến lược QTRRTD;
2. Xây dựng chính sách và thủ tục để xác định, đo lường, quản lý và kiểm soát rủi ro; 3. Xác định và quản lý rủi ro ở tất cả các sản phẩm và hoạt động;
4. Xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn cấp tín dụng rõ ràng; 5. Xây dựng các hạn mức chung và cho các cấp;
6. Thủ tục phê duyệt tín dụng rõ ràng;
7. Việc mở rộng tín dụng phải nằm trong tầm kiểm soát; 8. Phải có cơ chế quản lý thường xuyên danh mục rủi ro; 9. Có hệ thống quản lý các khoản tín dụng cụ thể;
10. Xây dựng hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ; 11. Có hệ thống thông tin thích hợp và hiệu quả; 12. Có hệ thống quản lý chất lượng danh mục dư nợ; 13. Đánh giá được các xu hướng của nền kinh tế;
15. Duy trì mức độ rủi ro ở mức phù hợp tiêu chuẩn nội bộ;
16. Có hệ thống cảnh báo sớm và thực hiện các biện pháp trong tình trạng có thể
xảy ra rủi ro tín dụng;
17. Phải có hệ thống kiểm soát có hiệu quả. [25]
Như vậy, trong xây dựng mô hình quản trị RRTD, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản:
Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng, bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như phân tách rạch ròi trách nhiệm giữa các bộ phận. Nâng cao năng lực của cán bộ quản trị rủi ro tín dụng
Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả, để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý RRTD. Trong thực tế, các chỉ tiêu đánh giá này được cụ thể hóa chi tiết hơn thành các câu hỏi dùng để thảo luận với bộ máy QTRRTD, cũng như các văn bản liên quan đến tín dụng của mỗi ngân hàng.
Mặc dù số lượng, trọng tâm sử dụng các chỉ tiêu có thể khác nhau, tùy thuộc mục đích, mức độ phát triển của ngân hàng được đánh giá nhưng phương pháp đánh giá cơ bản dựa vào 4 trụ cột chính bao gồm 3 trụ cột liên quan đến các yếu tố chủ quan của ngân hàng (Xây dựng môi trường QTRRTD; thực hành quy trình cấp tín dụng lành mạnh; duy trì hoạt động theo dõi, đo lường rủi ro) và một trụ cột liên quan đến vai trò của cơ quan giám sát và/hoặc cơ quan kiểm toán bên ngoài.
Những nguyên tắc QTRRTD của Basel cũng chính là những tiêu chí chủ yếu được sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả QTRRTD của các NHTM Việt Nam trong khuôn khổ đề tài này.
Khủng hoảng nợ dưới chuẩn Mỹ đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung, tạo ra các khoản lỗ hàng trăm tỷ USD cho các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới.
Nợ dưới chuẩn được hiểu là “các khoản cho vay các đối tượng có mức tín nhiệm thấp”. Những đối tượng đi vay này thường là những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp hoặc có lịch sử thanh toán không tốt trong quá khứ… và phần lớn là dân nhập cư Mỹ. Những đối tượng này tiềm ẩn nhiều rủi ro không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và do đó rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng truyền thống vốn chỉ dành cho những đối tượng trên chuẩn. Chính vì vậy, nợ dưới chuẩn tiềm ẩn mức độ rủi ro rất cao nhưng hứa hẹn mang lại lợi nhuận hấp dẫn.Tại Mỹ, nợ dưới chuẩn được thực hiện chủ yếu với các sản phẩm cho vay thế chấp mua nhà, thế chấp mua trả góp ô tô...
Sự bùng nổ của cho vay nợ dưới chuẩn bắt nguồn sâu xa từ sự bất cân đối của nguồn vốn tín dụng toàn cầu trong vài năm gần đây. Trong khi nguồn vốn tín dụng gia tăng từ các chính sách tiền tệ mở thì nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp sau các bê bối tài chính tại Mỹ như Enron, Worldcom và khủng hoảng các công ty công nghệ thông tin từ năm 2001 lại suy giảm. Điều này đã dẫn đến tình trạng thừa các nguồn vồn mà thị trường sử dụng không thực sự hiệu quả. Cho vay nợ dưới chuẩn là một biện pháp để giải quyết bài toán thừa vốn mà lại tối đa hóa lợi nhuận.
Ngân hàng đầu tư có lẽ là người hưởng lợi nhiều nhất. Cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn có lãi suất rất cao, do đó ngân hàng đầu tư vừa thu lãi từ cung cấp vốn cho công ty tài chính, vừa thu lãi từ nghiệp vụ chứng khoán hóa. Lợi nhuận cao kết hợp với lòng tham đã dẫn đến lạm dụng việc cho vay nợ dưới chuẩn. Các thủ tục thẩm định thực hiện bởi các đại lý cho vay diễn ra hết sức lỏng lẻo và việc tiếp cận vốn tín dụng mua nhà trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn bao giờ hết. Những người có thu nhập thấp, đặc biệt là dân định cư lần đầu tiên có cơ hội mua nhà. Cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn lan nhanh ra toàn nước Mỹ. Giá bất động sản tăng nhanh chóng.
Nếu như cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn mới bắt đầu hình thành từ những năm đầu 90 và phát triển rất chậm thì trong 5 năm gần đây con số này gia tăng một cách kỷ lục. Năm 2002, doanh số cho vay dưới chuẩn cung cấp cho thị trường khoảng 200 tỷ USD, năm 2003 là 320 tỷ, năm 2004 là 550 tỷ, năm 2005-2006 con số này đạt gần 700 tỷ USD hàng năm, chiếm khoảng 25% thị phần cho vay thế chấp mua nhà toàn nước Mỹ. Việc cho vay nợ dưới chuẩn một cách thái quá trong thời gian ngắn dẫn đến việc mất kiểm soát chất lượng tín dụng, chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 [34].
Khi nền kinh tế hoạt động không hiệu quả, lãi suất tăng tạo nên gánh nặng trả nợ với những người thu nhập thấp, thất nghiệp gia tăng thì rủi ro cho vay nợ dưới chuẩn bị ảnh hưởng nhanh nhất. Không trả được nợ, hàng loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát mại tài sản. Ngay lập tức, Cục dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu phải bơm số vốn khổng lồ vào thị trường. Từ tháng 9/2007, Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED đã liên tục 6 lần cắt giảm lãi suất chiết khấu đồng USD từ 5,25%/năm xuống mức hiện tại 2%/ năm và duy trì mức lãi suất thấp kỉ lục như vậy từ năm 2008 đến nay. Đây là những biện pháp rất mạnh nhằm cứu vãn nền kinh tế Mỹ khỏi cuộc khủng hoảng này. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng cho nước Mỹ và thế giới là rất lớn. Thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề. Thị trường trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa bị mất khả năng thanh khoản. Ngành xây dựng Mỹ đóng góp 15% GDP phải cắt giảm một nửa sản lượng và cắt 1-2 triệu công việc. Các khoản cho vay thế chấp không có khả năng thu hồi và giá trị tài sản đảm bảo từ những ngôi nhà bị sụt giảm là nguyên nhân giá trị đánh giá lại (mark to market) của các gói trái phiếu phát hành bị giảm giá không phanh, đặc biệt là các gói trái phiếu có rủi ro cao. Các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa nợ dưới chuẩn là người chịu hậu quả nặng nề. Dự báo số tổn thất do giảm giá trị trái phiếu cho toàn thị trường lên tới khoảng 220 tỷ–450 tỷ USD. Hàng loạt ngân hàng đầu tư trót nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro mà chưa kịp chuyển giao cho thị trường đã phải ghi nhận các khoản tổn thất lên đến hàng trăm tỷ USD như Citi (21 tỷ USD), Merrill Lynch (25 tỷ USD), UBS (18 tỷ USD), Morgan Stanley (10 tỷ USD), JP Morgan (2,2 tỷ USD), Bear Stearns (2 tỷ USD), Lehman Brothers (1,5 tỷ USD), Goldman Sachs (1,3 tỷ USD). Tổng thiệt hại tài chính của các ngân hàng đầu tư trong năm 2007 ước tính lên tới gần trăm tỷ USD. Hàng ngàn nhân viên phố Wall bị sa thải. Không chỉ thiệt hại về giảm giá trái phiếu, mảng kinh doanh nhiều lợi nhuận từ chứng khoán hóa của các ngân hàng đầu tư cũng bị tạm ngưng hoạt động. Cổ phiếu các ngân hàng đầu tư giảm giá mạnh trong 6 tháng cuối năm 2007. Với tổn thất nặng nề này, các ông chủ phố Wall lần lượt phải ra đi, cụ thể là các ông chủ UBS,
Tháng 9/2007, sản xuất toàn nước Mỹ sụt giảm mạnh nhất trong vòng 34 năm, với mức giảm 2,8% so với tháng 8, đơn cử sản lượng công nghiệp chế tạo giảm 2,6% trong tháng 9 và đến tháng 10, chỉ số của ngành công nghiệp này giảm chỉ còn 38,9 điểm từ mức 43,5 điểm trong tháng 9. Các nhà sản xuất lớn trong ngành đều đứng trên bờ vực phá sản. Không dừng lại ở đó, bóng đen khủng hoảng còn lan dần đến khu vực đồng EURO – khu vực đang có tiềm lực kinh tế ngang bằng với Mỹ và ngày càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với tình hình kinh tế, chính trị thế giới. Từ quý 2/2008, nhiều quốc gia trong khối EU như Anh, Pháp đều đạt “mức tăng trưởng âm”. Tốc độ tăng trưởng của cả khu vực “đồng EURO” quý 2/2008 chỉ đạt -0.2%, còn toàn EU là 0%. Đặc biệt từ cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2008 đến giữa năm 2009, có thể nói suy thoái kinh tế đã chế ngự trên diện rộng ở khu vực kinh tế lớn nhất nhì thế giới này. Tiếp đến là Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và cả các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có cả Việt Nam đều phải đối mặt với hậu quả của khủng hoảng.[3]
Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng, theo công bố của cục dự trữ liên bang Mỹ, trong năm 2008 có tổng cộng 26 ngân hàng phá sản, thế nhưng năm 2009, con số này đã lên tới 140 với hàng loạt vụ phá sản của các định chế tài chính có lịch sử lâu đời và tiềm lực tài chính bậc nhất thế giới như Lehman Brothers - ngân hàng lớn thứ tư nước Mỹ với số nhân viên lên tới hơn 26 nghìn, Washington Mutual - ngân hàng lớn thứ sáu nước Mỹ, hay Bear Stearn, ngân hàng danh tiếng trên phố Wall…Còn theo phân tích về triển vọng nền kinh tế Mỹ, các chuyên gia dự báo trong năm 2010, số lượng ngân hàng Mỹ phá sản thậm chí có thể lên tới con số 200.[34]
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra có khả năng sẽ ảnh hưởng lớn nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực như xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài…. Tuy nhiên do hệ thống tài chính Việt Nam dường như chưa hội nhập chung với hệ thống tài chính toàn cầu, chúng ta chỉ mới mở cửa tài khoản vốn vào mà hầu như chưa mở cửa dòng ra, do vậy lượng tiền Việt Nam đầu tư ra bên ngoài dường như không đáng kể và dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam chưa nhiều nên hệ thống tài chính của Việt nam sẽ không chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này so với các nước có mức độ hội nhập tài chính sâu rộng. Mặc dù vậy, Chính phủ và các cơ quan chức năng Việt Nam nói chung và các ngân hàng Việt Nam nói riêng, đều phải tự rút ra cho mình những bài học để nền kinh tế nước ta phát triển bền vững hơn trong quá trình hội nhập.
Các cơ quan chức năng của nước ta cần phải nhận thức được bài học về nguyên nhân khủng hoảng. Đặc biệt là về điều hành chính sách tiền tệ, nhất là khối lượng tín dụng tung ra quá dễ dãi và lãi suất thấp “dưới chuẩn”. Khủng hoảng tài chính Mỹ vừa qua, là kết quả của một chính sách cổ vũ mạnh mẽ cho việc xóa bỏ các mọi luật lệ và cơ quan quản lý kiểm soát của Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của nước Mỹ, bắt đầu từ việc cho phép các ngân hàng mở rộng chức năng hoạt động. Thay vì chỉ hoạt động trong phạm vi nhận tiền gửi rồi cho vay, thanh toán như trước đây, cơ chế mới cho phép các NHTM hoạt động như một công ty đầu tư tài chính – tạo vốn đầu tư (phát hành và buôn bán cổ phiếu công ty).[3]
Các ngân hàng Việt Nam cần chú ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, các cú sốc về tài chính có thể xảy ra thường xuyên hơn và do đó các tác động đến nền kinh tế Việt Nam cũng như các ngân hàng Việt Nam cũng diễn ra nhanh hơn. Vì vậy các ngân hàng cần xây dựng chiến lược xử lý khủng hoảng và các kế hoạch duy trì kinh doanh hợp lý.
Thứ hai, để phát triển bền vững, các ngân hàng cần có một chiến lược kinh doanh dài hạn, cẩn trọng hợp lý, tránh tăng trưởng quá nóng và chạy theo lợi nhuận trước mắt. Các ngân hàng không nên tập trung quá nhiều vào cho vay bất động sản mà phải tính đến khả năng kiểm soát, quản lý cũng như tính hiệu quả của các khoản tín dụng này, đặc biệt trong điều kiện thị trường thiếu hiệu quả và minh bạch thông tin như ở Việt Nam.
Thứ ba, việc quản trị rủi ro tại các ngân hàng nên được thắt chặt. Hệ thống QTRR, quản trị doanh nghiệp, giám sát độc lập có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện các rủi ro tiềm ẩn.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 2.1.1 Môi trường kinh tế
2.1.1.1 Kinh tế vĩ mô
Tuy chỉ trong một thời gian ngắn từ 2005 – 2009, nhưng tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam đã có những biến động hết sức phức tạp, nhất là những năm 2007 -2009.
Năm 2007 là năm đánh dấu những bước tiến mới trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, với những thời cơ và thách thức lớn đặt ra cho công cuộc cải cách và phát triển của Việt Nam. Trước việc mất giá tới 13% của đồng USD so với các đồng tiền khác, việc giá dầu, giá vàng tăng đến mức kỉ lục trong vòng 30 năm qua, tình trạng khủng hoảng trong ngành tài chính ngân hàng của Mỹ và các nền kinh tế lớn, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua những biến động lớn đầy thách thức đó và đạt được những kết quả hết sức tích cực. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 8,5%, mức tăng cao nhất trong 10 năm qua, xuất khẩu đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng kỉ lục, ước đạt 20 tỷ USD. Bên cạnh những kết quả đạt được, môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2007, nhất là lĩnh vực ngân hàng đã đối mặt với những yếu tố bất lợi do lạm phát cao và tỷ lệ nhập siêu lớn. Ngoài ra thị trường bất động sản, thị trường chững khoán và thị trường liên ngân hàng diễn biến bất thường; sự thay đổi trong chính sách vĩ mô điều tiết nền kinh tế - tài chính – tiền tệ ảnh hưởng không