Ứng dụng hệ thống phần mềm ngân hàng lõi Core – banking trong hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 76 - 78)

Phần mềm core-banking là sự lựa chọn của hơn 580 tổ chức tài chính-ngân hàng tại 110 quốc gia trên thế giới trong đó phải kể đến các ngân hàng hàng đầu thế giới như HSBC, Deutsche Bank, Industrial Bank of Korea, Banque de France…. Có thể hiểu ngân hàng lõi (core banking) là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng…Thông qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Về bản chất đây là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, QTRR… trong hệ thống ngân hàng. Về đặc điểm, core banking chính là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một hệ thống ngân hàng. Hệ thống thông tin ở đây bao gồm thông tin về tiền, tài sản thế chấp, giao dịch, giấy tờ, sổ sách kế toán, dữ liệu máy tính và hệ thống thông tin (core banking)... Tất cả các giao dịch được chuyển qua hệ thống core banking và trong một khoảng thời gian cực kì ngắn vẫn duy trì hoạt động đồng thời xử lý thông tin trong suốt thời gian hoạt động, hay có thể nói Core Banking là hệ thống để tập trung hóa dữ liệu ở bất cứ nơi đâu, hay lúc nào.

Phần mềm lõi corebanking được coi là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của hệ thống NHTM hiện đại, ngoài lợi ích rõ ràng về khai thác sản phẩm, dịch vụ cả về số lượng và chất lượng, mà nó còn có khả năng quản lý rủi ro ở tầm vĩ mô, kiểm soát an toàn, xử lý giao dịch tự động nhanh chóng. Core banking là có thể giúp các ngân hàng QTRR tốt hơn như giúp ngân hàng QTRR thị trường, quản lý RRTD, thanh khoản và tác nghiệp…với nhiều mức quản lý khác nhau, nhờ sự ưu việt tập trung hóa của Core banking mà việc quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn, nâng cao việc quản lý tài khoản khách hàng, quản lý tài sản đồng thời kịp thời được cung cấp các báo cáo phục vụ cho mục đích quản lý và nâng cao chất lượng điều hành.

Có thể thấy, ở nước ta, việc sử dụng corebanking hiện đại trong 3 năm gần đây diễn ra như một xu thế tất yếu. Năm 2005, Việt Nam mới chỉ có 7 ngân hàng triển khai corebanking, nhưng đến nay đã có gần 50 ngân hàng quốc doanh và cổ phần, tức là trên 80% ngân hàng Việt Nam đã và đang tiếp cận dần với hệ thống corebanking theo hướng ngân hàng hiện đại và online. Đối với một số ngân hàng đang dùng các phần mềm cũ thì chậm và hầu như thông tin không nối trực tiếp trong hệ thống nội bộ ngân hàng (Offline).

Cùng với việc xây dựng hệ thống XHTDNB và chuyển đổi mô hình QTRRTD hiện đại, việc ứng dụng mô hình ngân hàng lõi này đã thực sự mang lại hiệu quả tích cực cho các NHTM Việt Nam trong việc QTRRTD.

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 76 - 78)