Điều hành linh hoạt giúp các NHTM Việt Nam vượt qua khủng hoảng

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 46 - 66)

Thành công đáng kể nhất của NHNN trong giai đoạn này phải kể đến là việc điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để tiếp tục kiềm chế lạm phát, chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, bằng việc giữ ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm an toàn của các TCTD. Với việc đưa ra những chỉ thị, hướng dẫn kịp thời chỉ đạo các TCTD theo dõi, dự báo và chủ động các biện pháp để ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra; chấp hành đúng các quy định về tỷ lệ an toàn; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, chú trọng phân tích, đánh giá, phân tích dự báo sát những biến động về cung cầu ngoại tệ trên thị trường có thể gây áp lực lên tỷ giá, có biện pháp can thiệp kịp thời để ổn định cung - cầu ngoại tệ và bình ổn tỷ giá trên thị trường. Điều này cùng với nỗ lực của các NHTM, không những đã giúp hệ thống NHTM nước ta tránh được bong bóng nhà đất, nguy cơ phá sản và vượt qua khủng hoảng, thậm chí hầu hết các ngân hàng đều có lãi, tiếp tục ổn định phát triển.

2.2.2 Về phía các ngân hàng thương mại

Thành tựu đáng kể nhất của các NHTM Việt Nam trong công tác quản trị RRTD thời gian qua là đã từng bước áp dụng các “nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng” được quy định trong Basel II, tiến dần đến việc QTRR theo thông lệ quốc tế và việc triển khai ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động quản trị, đặc biệt là QTRR nói riêng.

Thực hiện đề án tái cơ cấu NHTMNN và NHTMCP các NHTM Việt Nam đã từng bước lành mạnh hóa tài sản tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và từng bước hướng theo tiêu chuẩn quốc tế về hệ số an toàn vốn CAR 8%. Thông qua hoạt động tái cấp vốn của Chính phủ, hoạt động tăng vốn cổ phần, thành lập các công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản để xử lý nợ xấu, áp dụng cơ chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro và tích cực xử lý tài sản đảm bảo của các NHTM, xây dựng và triển khai hệ thống XHTDNB theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN, năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam đã được cải thiện nhiều qua các năm. Tính đến cuối năm 2009, các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của các NHTM Việt Nam (về hệ số an toàn vốn, chất lượng tài sản tín dụng, chỉ số thanh khoản, chỉ số sinh lời…) đều đạt mức khá cao và phần lớn đáp ứng được các thông lệ quốc tế, phản ánh được kết quả đạt được sau những nỗ lực cải cách hệ thống quản trị, lành mạnh hóa tài sản tín dụng, nâng cao năng lực tài chính của các NHTM, đặc biệt là các NHTM cổ phần từ năm 2005 trở lại đây.

2.2.2.1 Đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) và tỷ lệ nợ xấu 2.2.2.1.1 Hệ số an toàn vốn (CAR)

Hệ số an toàn vốn là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng. Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của NHTM trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như RRTD, rủi ro vận hành. Đây cũng là một trong 5 tiêu chuẩn quan trong nhất mà các NHTM phải đáp ứng để đảm bảo an toàn hoạt động, theo định hướng QTRR của Ngân hàng Nhà nước theo từng thời kỳ (4 tiêu chuẩn còn lại bao gồm yêu cầu vốn tự có, tỷ lệ khả năng chi trả (thanh khoản), giới hạn cho vay và bảo lãnh thương mại, giới hạn sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn). Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đến năm 2008, hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng phải đạt 8%, theo tiêu chuẩn của Basel I do Ủy ban giám sát các ngân hàng Basel ban hành.

Trong nỗ lực hội nhập, tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế về hệ số an toàn vốn, hệ thống NHTM Việt Nam đã có những bước cải thiện đáng kể trong việc tăng hệ số CAR nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình.

Khối NHTM cổ phần: Hệ số an toàn vốn của nhiều NHTMCP đã vượt mức 8% trong nhiều năm liền. (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1: Hệ số CAR của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009

Đơn vị: %

Tên Ngân hàng 2005 2006 2007 2008 2009 Trung bình

Á Châu 10,4 10,9 16,9 12,44 9,97 12,12

Sài Gòn Thương Tín 15,4 11,82 11,07 12,60 11,41 12,60

Phương Đông 8,6 16,84 20,78 21,64 28,71 19,31

Xuất Nhập khẩu 8,4 15,32 27 45,89 32,79 25,88

Sài Gòn Công Thương 8,1 10,14 12,02 14,42 15,87 12,11

Quân đội 7,2 15,47 14,21 12,35 11,12 12,07

Phát triển nhà Hà Nội 8,89 14 16 20 15 14,79

Kỹ thương 15,72 17,28 14,3 13,99 11,54 14,57

Ngoài quốc doanh (VP) 15 26 21 19 20,26 20,25

Việt Á 16,40 34,34 28,5 27,38 28,13 26,95

Nam Á 16,51 32,63 22,97 29,81 19,24 24,23

Hàng Hải 9,31 26,95 20,84 11,96 8,5 15,51

Đại Á - 92,47 66,1 48,68 31,84 59,77

Nguồn: [5], [7], [8], [9], [10], [11], [13], [15], [16], [17]

Khối NHTMNN: Hệ số an toàn vốn được cải thiện đáng kể, thể hiện trong bảng 2.2

Bảng 2.2: Hệ số CAR của các NHTMNN Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009

Đơn vị: %

Tên Ngân hàng 2005 2006 2007 2008 2009 Trung bình

VCB 9,5 9,3 9,2 8,9 8,1 9

Viettin Bank 5,2 5,2 11,6 12,0 8,1 8,42

BIDV 6,8 9,1 9,2 8,9 10 8,8

VBARD 4,8 4,97 7,2 - - 5,66

Nguồn: [1], [2], [6], [12]

Nhìn chung, giai đoạn trước khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ lan ra toàn cầu, tình hình hệ số an toàn vốn của hầu hết các ngân hàng TMCP và TMNN đều đã được cải thiện rõ rệt. Thế nhưng, khi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu lan rộng làm chao đảo nhiều nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới thì nền kinh tế Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Hệ thống NHTM Việt Nam đang phải chia sẻ, nói đúng hơn là gánh chịu bớt một phần khó khăn cho các doanh nghiệp từ chính nguồn vốn tự có của ngân hàng, kết hợp với nguồn vốn huy động kết hợp với hai dòng lãi suất “thị trường” và lãi suất “hỗ trợ” nhằm phục vụ cho gói kích cầu của chính phủ nhằm chống suy giảm kinh tế, trong đó đường đi của luồng vốn đã được định hình và theo hướng ưu tiên, mà không có lựa chọn nào khác. Đó chính là sự chia sẻ khó khăn của ngân hàng với doanh nghiệp. Vì lý do này, hệ số CAR của hệ thống NHTM nước ta đã bị suy giảm mạnh, nhưng vẫn đều đáp ứng được các thông lệ quốc tế. Đến cuối năm 2009, các ngân hàng quốc doanh ở mức 8 - 10% và các ngân hàng thương mại cổ phần phần lớn trên 12%, có những ngân hàng mới lên tới mức 30%, trừ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, các ngân hàng còn lại đều đạt mức chuẩn mà NHNN đề ra là 8%.

2.2.2.1.2 Khống chế nợ xấu ở mức cho phép:

Chất lượng tín dụng của các NHTM chủ yếu được đánh giá thông qua tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu cao hay thấp phản ánh rõ nét nhất RRTD, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc có kiểm soát được tỷ lệ này ở mức thấp hay không chính là biểu hiện rõ ràng cho hiệu quả của hệ thống QTRR của các NHTM. Thông lệ quốc tế cho phép tỷ lệ này duy trì ở mức từ 5% trở lại. Đối với các ngân hàng lớn trên thế giới, tỷ lệ này vào khoảng 3%.

Ở Việt Nam, nợ xấu trước đây không có khái niệm thống nhất, thường được hiểu bao gồm các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi, nợ khoanh và nợ chờ xử lý. Điều này gây nên một thực tế là tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM nước ta không phản ánh đúng thực chất. Đến ngày 22/04/2005, với việc ban hành quyết định 493 của NHNN, khái niệm nợ xấu đã được hiểu gần đúng với thông lệ quốc tế, bao gồm: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ có nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn, nhìn chung thì nợ xấu được hiểu là các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên (chi tiết được trình bày trong chương I). Trong đó quy định rõ việc xếp loại các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ vào các nhóm nợ, khắc phục được những bất cập trước đây.

Trong thời gian từ năm 2000 trở lại đây, không thể phủ nhận một thực tế là tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM đã được cải thiện nhiều, đặt biệt trong giai đoạn 2004 trở lại đây, hầu hết các ngân hàng đều đảm bảo tiêu chuẩn thông kệ quốc tế là tỷ lệ nợ xấu không quá 5%. Điều đó có thể thấy rõ thông qua hình 2.3 và hai bảng 2.4 và 2.5 sau:

Nguồn: [31]

Bảng 2.3: Tỷ tệ nợ xấu của Khối NHTMCP giai đoạn 2005 – 2009

Đơn vị: %

Tên Ngân hàng 2005 2006 2007 2008 2009 Trung bình

ACB 0,3 0,2 0,08 0,9 0,41 0,378

Sacombank 0,55 0,72 0,24 0,62 0,69 0,564

Eximbank 3,0 1,25 0,88 4,71 2,84 2,446

Sài Gòn Công Thương 0,2 0,48 0,42 0,69 1,78 0,71

Quân đội 1,08 2,7 1,01 1,83 1,97 1,72

Habubank 1,1 0,95 1,84 2,84 2,24 1,79

Techcombank 2,9 3,11 1,38 2,52 2 2,38

Ngoài quốc doanh (VP) 1,3 0,58 0,49 3,41 2,68 1,7

Việt Á 2,2 1,96 0,67 1,8 1,31 1,6

Nam Á 1,2 1,62 3,25 2,56 1,71 2,07

Hàng Hải 1,55 3,76 2,08 1,49 0,62 1,99

Đại Á - 0,26 0,06 0,58 0,13 0,26

Nguồn: [5], [7], [8], [9], [10], [11], [13], [15], [16], [17]

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu tại khối NHTMNN

Đơn vị: % Tên Ngân hàng 2005 2006 2007 2008 2009 Trung bình

VCB 3,4 2,7 3,87 4,61 2,47 3,41

Viettin Bank 1 1,4 2,3 1,81 0,6 1,42

BIDV 12,6 10,8 3,98 2,75 - 7,53

VBARD 1,1 1,9 2,5 2,68 - 2,05

Nguồn: [1], [2], [6], [12]

Năm 2005 là năm đầu tiên các NHTM tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493 của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu được phản ánh một cách chính xác hơn đã buộc các ngân hàng phải xem xét lại các quy trình và hệ thống QTRR của mình, đồng thời có biện pháp thắt chặt quản lý, do đó tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam, kể cả khối TMCP và khối TMNN đều đã cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2005 – 2007, ngoại trừ ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu cao do áp dụng phân loại nợ bằng phương pháp định tính theo điều 7 của quyết định 493 của NHNN. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu của khối ngân hàng quốc doanh trung bình là 4,7% trong năm 2007, khối ngân hàng thương mại cổ phần là 1,1% năm 2007 (2006 là 1,5%).

Tuy nhiên tỷ lệ này lại có xu hướng tăng mạnh trong năm 2008. Nguyên nhân của thực trạng này là do trong năm 2006 và 2007, đặc biệt là cuối năm 2007 là thời điểm bùng nổ của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán, các NHTM trong nước đã cho vay đầu tư bất động sản khá cao, có lúc, có ngân hàng các khoản cho vay này chiếm tới 25-30% tổng dư nợ tín dụng, thậm chí cao hơn. Theo báo cáo của NHNN thì dư nợ cho vay bất động sản tính đến cuối tháng 9/2008 là 115.500 tỷ VND, chiếm 9,15% tổng dư nợ toàn hệ thống. Bao nhiêu là nợ đã quá hạn hoặc khó đòi thì không có báo cáo. Đến cuối năm 2007, đầu 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và vỡ bong bóng bất động sản tại Mỹ, giá trị bất động sản tại thị trường Việt Nam giảm 30 - 40% và thị trường đóng băng. Tình trạng tương tự cũng xảy ra trên thị trường chứng khoán khiến giá trị và khả năng thanh khoản của các tài sản thế chấp cho các khoản vay của các doanh nghiệp bị giảm sút. Bên cạnh đó, tác động của suy thoái kinh tế còn ảnh hưởng mạnh đến cả nhu cầu tiêu dùng nội địa lẫn xuất khẩu. Những khó khăn này khiến không ít các doanh nghiệp lâm vào tình trạng không trả được nợ ngân hàng. Một con số NHNN đưa ra hồi cuối tháng 7/2008 cho biết, dựa vào khả năng trả nợ đúng hạn của các doanh nghiệp hiện đang có quan hệ tín dụng với các NHTM, có 23% số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả; 73,2% hoạt động trung bình và 3,8% doanh nghiệp gặp khó khăn, trong đó có 1,42% doanh nghiệp có khả năng mất vốn. Thêm vào đó, các ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn từ chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kìm chế lạm phát của Chính phủ và ngân hàng nhà nước hối cuối năm 2008.

Tuy nhiên, chính việc thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay cũng lại là một cơ hội để các ngân hàng cải thiện nợ xấu của mình bằng việc lựa chọn, đánh giá khách hàng trước cho vay kỹ lưỡng hơn. Đồng thời, việc thực hiện các gói kích cầu kinh tế bằng hỗ trợ lãi suất trong nỗ lực nhằm chống đỡ suy thoái kinh tế của chính phủ đã giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục kế hoạch kinh doanh để thu hồi vốn trả nợ vay ngân hàng. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản và thị trường chứng có dấu hiệu ấm dần đã giúp các ngân hàng thu hồi được các khoản nợ khó đòi của nhà đầu tư bất động sản còn tồn trong năm 2008. Nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng hiện đã giảm đáng kể so với thời điểm cuối năm 2008, đầu năm 2009. Mặc dù thị trường năm 2009 còn nhiều khó khăn, nhưng chất lượng tín dụng và sức khỏe doanh nghiệp đã phần nào được cải thiện.

2.2.2.2 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, NHTM có thể thực hiện phân loại nợ căn cứ theo kết quả xếp hạng khách hàng từ hệ thống XHTDNB - dựa trên sự đánh giá tổng hợp về tình hình tài chính, phi tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng... Điều này sẽ giúp các ngân hàng phân loại nợ và trích lập dự phòng một cách hoàn chỉnh hơn. Đây cũng là phương thức đang được các ngân hàng trên thế giới áp dụng.

Tại khoản 1 điều 4 của Quyết định này đã có quy định rõ ràng rằng trong thời gian tối đa ba (03) năm kể từ ngày Quy định này có hiệu lực, tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống XHTDNB để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.

Việc xây dựng Hệ thống XHTDNB sẽ giúp ngân hàng đánh giá được chất lượng tín dụng, cũng như đánh giá được các khách hàng đến quan hệ tín dụng tại ngân hàng. Đặc biệt, hệ thống này lượng hóa được RRTD của ngân hàng, rủi ro do khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay, hoặc rủi ro do ngân hàng phải thực hiện thay các nghĩa vụ cam

2.2.2.2.1 Tại các NHTMNN

Hiện nay, tất cả NHTMNN Việt Nam đều đã hoàn thành việc triển khai hệ thống XHTDNB để làm nền tảng cho việc tiến tới phân loại nợ theo phương pháp định tính quy định điều 7 quyết định 493 của NHNN.

Điểm giống nhau:

Hệ thống XHTDNB của các ngân hàng đều được xây dựng theo đặc thù hoạt động tín dụng và chiến lược phát triển riêng của mỗi ngân hàng trên nguyên tắc hạn chế tối đa ảnh hưởng của yếu tố chủ quan trong việc đánh giá các chỉ tiêu. Mỗi hệ thống đều gồm 3 cấu phần chủ yếu là hệ thống XHTDNB với khách hàng là tổ chức kinh doanh (doanh nghiệp), với cá nhân và với tổ chức tín dụng/định chế tài chính. Trong đó, cấu phần XHTDNB với khách hàng doanh nghiệp là cốt lõi bởi vì đây là nhóm khách hàng có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 46 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w