Quy định của pháp luật được bổ sung và hoàn thiện

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 37 - 43)

Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và áp dụng các chuẩn mực, thông lệ tốt nhất của quốc tế chính là nền tảng để cho các TCTD duy trì và phát triển bền vững hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt

NHNN, cơ quan quản lý trực tiếp các ngân hàng, đã ban hành những quy định cụ thể, từng bước chuẩn hóa hoạt động tín dụng. Cụ thể là:

 Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 về sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay.

 Quyết định 457/2002/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, bao gồm: tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu, giới hạn tín dụng đối với khách hàng, tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn, giới hạn vốn góp cổ phần.

 Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày 20/04/2005 yêu cầu các NHTM về việc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống.

 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.  Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5 về sửa đổi bổ sung quy chế cho vay của

các TCTD đối với khách hàng theo hướng trao nhiều quyền phán quyết, tạo cơ sở pháp lý cho các NHTM chủ động thực hiện theo đặc thù kinh doanh.

 Chỉ thị 02/2006/CT-NHNN ngày 23/05/2006 về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh của các TCTD nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của các ngân hàng toàn, hiệu quả và bền vững.

 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động kinh doanh ngân hàng với một số tiêu chí chính như: quản lý rủi ro chặt chẽ hơn đối với các cam kết ngoại bảng, tăng độ an toàn cho hoạt động ngân hàng.

 Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007 về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó quy định tỷ lệ cho vay không vượt quá 3% tổng dư nợ.

 Đặc biệt, trong thời gian cuộc khủng kinh tế tài chính toàn cầu có nhiều diễn biến phức tạp, NHNN đã có các văn bản quy định, hướng dẫn kịp thời cho các NHTM đảm bảo an toàn vượt qua khủng hoảng và suy thoái kinh tế như: Chỉ thị số 05/2008/CT-NHNN ngày 09/10/2008 về một số biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các TCTD.

 Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định 457/2005/QĐ-NHNN về quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD.

 Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 22/5/2009 về một số biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các TCTD.

 Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 07/04/2010 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2010.

2.1.2 Các kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng

Theo số liệu công bố của NHNN Việt Nam, đến cuối năm 2008, hệ thống NHTM nước ta bao gồm: 5 NHTMNN, 40 NHTMCP, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 5 ngân hàng liên doanh, 39 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động kinh doanh chủ yếu và nguồn thu từ tín dụng cũng là chiếm tới 70 - 90% nguồn thu của các ngân hàng. Vì vậy, lợi nhuận tạo ra từ tín dụng cũng chiếm tỷ trọng cao nhất.

Thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, các NHTM quốc doanh đã tập trung nâng cao năng lực, xúc tiến quá trình cổ phần hóa, với việc cổ phần hóa thành công ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (năm 2007), và ngân hàng Công thương Việt Nam (năm 2008), còn 2 ngân hàng quốc doanh khác là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng song Cửu Long (MHB) cũng đã sẵn sàng cho quá trình cổ phần hóa. Các NHTMCP cũng đã có bước phát triển mạnh về quy mô, mạng lưới hoạt động, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thị phần cho vay nền kinh tế. Bên cạnh đó, hàng loạt các chi nhánh, văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động. Hiện nay, hầu hết các NHTM Việt Nam đều đang tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng và đã đạt được những hiệu quả rõ rệt. Đây là sự chuyển biến tích cực, đánh dấu bước phát triển đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống ngân hàng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển kinh tế.

Trong thời gian nước ta bị lạm phát cao năm 2008 (22,97%), các NHTM tuy bị gặp khó khăn về thanh khoản, về cho vay và đầu tư… nhưng do thực hiện tốt sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nên đã vượt qua và ổn định. Các NHTM nhà nước đã chủ động điều hành một cách linh hoạt cơ chế lãi suất và cho vay… góp phần kiềm chế lạm phát. Năm 2009, nền kinh tế và hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam đã vượt qua một cách thành công tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Kinh tế vĩ mô, hệ thống tài chính, ngân hàng tiếp tục được ổn định và tăng trưởng (Xem hình 2.2 và hình 2.3)

Hình 2.3: Thị phần cho vay nền kinh tế của các khối ngân hàng, giai đoạn 2006-2008

Nguồn: [4]

Năm 2006, tăng trưởng tín dụng tiếp tục có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Nguyên nhân là do các NHTM đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro

Tuy nhiên, năm 2007 lại là một năm tín dụng tăng trưởng nóng với dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng, đáp ứng có hiệu quả nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và của nền kinh tế. Trong năm này, tăng trưởng tín dụng cao nhất tập trung ở khối NHTMCP, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các TCTD phi ngân hàng, đạt mức tăng 105,27% , khối NHTMNN có mức tăng 31,09%. Điều này cũng giải thích cho sự tăng trưởng về thị phần cho vay của khối NHTMCP, từ 23,73% lên tới mức gần 34%, còn thị phần của khối NHTMNN lại sụt giảm đáng kể tới gần 10%.

Năm 2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 25,43 % thấp hơn rất nhiều so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do chính phủ và NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng hàng loạt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng như ấn định mức trần lãi suất, duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc… nhằm kiềm chế lạm phát leo thang và thâm hụt thương mại ngày càng lớn.

Năm 2009, theo báo cáo của NHNN, do tác động của các giải pháp kích thích kinh tế, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, hộ sản xuất tăng cao, kéo theo tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng ở mức cao 37,73% và vượt mục tiêu 30% mà Chính phủ và NHNN đề ra.

Những tháng đầu năm 2010, tín dụng cũng có xu hướng tăng trưởng trở lại sau những quyết định thắt chặt tiền tệ nhằm hạn chế lạm phát từ cuối năm 2009. Trong thời gian tới, NHNN xác định sẽ điều hành linh hoạt và theo nguyên tắc thị trường, công cụ nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ, công cụ dự trữ bắt buộc; điều chỉnh linh hoạt và thận trọng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, kết hợp với kiểm soát tín dụng theo mục tiêu kiềm chế tăng trưởng tín dụng ở mức 25%.

Danh mục tín dụng cũng ngày càng đa dạng, phong phú và cơ cấu tín dụng cũng có những chuyển biến tích cực. Trong những năm gần đây, với sự phát triển hết sức nhanh nhạy của khối NHTMCP, thị trường ngân hàng bán lẻ của Việt Nam đang có xu hướng mở rộng với nhiều chiến lược rõ ràng và mang tính chuyên sâu hơn. Trong đó, một số các sản phẩm đang được các NHTM quan tâm đầu tư phát triển như: thẻ tín dụng, dịch vụ thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, cho vay mua nhà trả góp, cho vay du học, cho vay mua ô tô…Cơ cấu tín dụng cũng có những thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo thường niên các năm của các NHTMNN, tỷ trọng cho vay khu vực ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài của các ngân hàng này đều tăng qua các năm.

2.2 CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 2.2.1 Về phía Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 37 - 43)