Qui trình, phương pháp và hình thức tổ chức ngoại khóa về các ứng dụng kĩ thuật của một số kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” và dự kiến các bước tổ chức

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa các ứng dụng kĩ thuật của một số kiến thức chương Các định luật bảo toàn (Vật lí lớp 10) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên (Trang 80 - 92)

Chương 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA CÁC ỨNG DỤNG KĨ THUẬT CỦA MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

2.4. Đề xuất nội dung, quy trình, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa các ứng dụng kĩ thuật của một số kiến thức chương “Các định luật bảo toàn”

2.4.3. Qui trình, phương pháp và hình thức tổ chức ngoại khóa về các ứng dụng kĩ thuật của một số kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” và dự kiến các bước tổ chức

tổ chức.

2.4.3.1. Kế hoạch tổ chức ngoại khóa chương “Các định luật bảo toàn”

* Tư tưởng chủ đạo:

- Để cho các em vui chơi, vừa học tập, rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng tổ chức, kĩ năng giao tiếp và xử lí tình huống nhanh.

- Để nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, kiểm tra lại chất lượng dạy và học trong giờ chính khoá.

* Thời gian tiến hành

- Dự kiến từ 20/1/2014 đến 8/3/2014 * Phương tiện hỗ trợ

- Ampli, loa đài, micro, máy tính, máy chiếu, tài liệu liên quan...

*Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- Lập kế hoạch cụ thể về buổi ngoại khóa, đề xuất xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc Trung tâm GDTX, tổ bộ môn.

- Gặp gỡ, trao đổi với GV dạy bộ môn ở các lớp để cho học sinh thành lập đội chơi.

- Phối hợp với Đoàn trường, các tổ bộ môn phân công GV và HS chuẩn bị cơ sở vật chất: trang trí hội trường, máy tính, máy chiếu, ampli, loa đài, micro, ...phần thưởng cho các đội chơi và khán giả.

- Gặp gỡ trao đổi với các đội chơi để thông báo cho các em về thời gian, hình thức và chủ đề buổi ngoại khóa để các em chủ động về kiến thức, tạo mối liên kết, gắn bó giữa các thành viên trong đội chơi.

- Trao đổi với tổ chuyên môn thống nhất về: Thành phần ban giám khảo, thư kí, người dẫn chương trình, số lượng khán giả.

2. Học sinh:

- Ôn tập các kiến thức về phần “Các định luật bảo toàn”.

- Kết hợp với giáo viên hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Chuẩn bị bảng, bút và cờ hiệu.

- Một số tiết mục văn nghệ.

3. Địa điểm tổ chức

- Trong phòng hội trường của Trung tâm.

* Tiến trình

Nội dung thứ nhất: GV giao và hướng dẫn các nhóm HS nghiên cứu thiết kế và chế tạo TN mô hình về ứng dụng kĩ thuật của phần kiến thức “Các định luật bảo toàn”.

HS thực hiện các nhiệm vụ

Nội dung thứ hai: Tổ chức cho HS một buổi để các em ra mắt sản phẩm mà nhóm mình chế tạo được kết hợp với phần thi Olympia giữa các nhóm và sự giao lưu giữa các nhóm với khán giả.

* Tiến trình chi tiết của buổi ngoại khóa A. TỔNG QUAN

- Thời gian: 7h30, thứ 7, ngày 08 tháng 3 năm 2014.

- Địa điểm: Hội trường Trung tâm GDTX Lương Tài I. Thành phần tham dự

1. Đại biểu: Ban giám đốc

2. Giáo viên: Các thành viên trong tổ văn hóa và tổ nghề 3. Học sinh: Học sinh khối 10,11,12

II. Nội dung

- Học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa báo cáo sản phẩm ứng dụng kĩ thuật của chương “Các định luật bảo toàn” mà các em đã thiết kế, chế tạo được và tiến hành cho các sản phẩm đó hoạt động.

C

CHƯƠƠNGNG TTRÌNNHH

VẬVT T LÍ KKHOHOAA HHỌỌCC ĐĐỜI I SSỐỐNNGG –KĨ TTHHUẬUẬTT

Văn nghệ

Trả lời nhanh + Ô chữ + Phản ứng nhanh + Giải thích hiện tượng

Khán giả trổ tài

Tổng kết, trao giải

- Thi “Đường lên đỉnh Olympia” với các nội dung như: Thi trả lời nhanh, thi giải ô chữ, thi phản ứng nhanh, thi giải thích hiện tượng và phần khán giải trổ tài.

III. Ban tổ chức:

1. Biên soạn nội dung, viết kịch bản: Cô Hoa phụ trách chính 2. Ban giám khảo: Thầy An, thầy Tiền, cô Hiền, cô Hằng 3. Phụ trách kĩ thuật: Thầy Chinh, em Ba (học sinh lớp 11A1) 4. Thư kí: Cô Thủy, em Bích (học sinh lớp 12A1)

5. Dẫn chương trình: em Phương và em Yến (học sinh lớp 11A1) IV: Hình thức:

Các nhóm tham gia ngoại khóa chia làm 4 đội chơi, mỗi đội có 6 thành viên B. CHI TIẾT

I. Ổn định tổ chức, giới thiệu đại biểu - Văn nghệ chào mừng.

- Tuyên bố lí do.

- Giới thiệu đại biểu, thành phần trong ban giám khảo, ban thư kí của chương trình.

- Các đội giới thiệu về tên đội, các thành viên của đội mình.

II. Hội vui vật lí phần "Các định luật bảo toàn" lớp 10 (Người dẫn chương trình giới thiệu)

Chương trình ngoại khóa vật lí của chúng ta mang tên: “VẬT LÍ – KHOA HỌC- ĐỜI SỐNG - KĨ THUẬT” bao gồm các phần chơi mang tên như sau:

Phần 1: Ra mắt sản phẩm ( tối đa 50 điểm): Hs tham gia ngoại khóa báo cáo sản phẩm vật lí đã chế tạo được và tiến hành cho sản phẩm hoạt động.

 Nhóm 1 (Đội xe đua): Báo cáo việc chế tạo xe chuyển động bằng phản lực, và cho nó hoạt động

 Nhóm 2 (con quay Mac-xoen): Báo cáo việc chế tạo con quay Mac-xoen và cho con quay hoạt động

 Nhóm 3 (Đội phong điện): Báo cáo việc chế tạo mô hình phong điện và cho sản phẩm hoạt động.

 Nhóm 4 ( Đội hộp số): Báo cáo việc chế tạo mô hình xe có bộ phận hộp số xe máy và cho sản phẩm hoạt động.

* Tiêu chí chấm điểm phần này như sau:

Tiêu chí 1 (10điểm): Mục đích, ý tưởng sáng tạo của việc thiết kế, chế tạo và tiến hành cho sản phẩm hoạt động được.

Tiêu chí 2 (10điểm): Yếu tố thẩm mĩ, kĩ thuật, tiện ích, bền, rẻ…của sản phẩm.

Tiêu chí 3 (10điểm): Cách bố trí sản phẩm khoa học, dễ nhìn.

Tiêu chí 4 (10điểm): Độ thành công của hoạt động của sản phẩm.

Tiêu chí 5 (10điểm): Thuyết minh sản phẩm Phần 2: Văn nghệ

Các tiết mục văn nghệ của HS trong đội văn nghệ.

Phần 3: Trả lời nhanh [14], [27]

Thể lệ phần thi như sau:

Ở PHẦN CHƠI NÀY CÁC ĐỘI CÙNG DÙNG BẢNG THAM GIA TRẢ LỜI CÂU HỎI. THỜI GIAN SUY NGHĨ CHO MỖI CÂU HỎI LÀ 15S. ĐIỂM CHO MỖI CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG LÀ 10 ĐIỂM.

Câu 1. Chuyển động nào dưới đây là chuyển động bằng phản lực?

A. Vận động viên bơi lội đang bơi.

B. Chuyển động của máy bay trực thang đang cất cánh.

C. Chuyển động của vận động viên nhảy cầu đang nhảy.

D. Chuyển động của con Sứa.

Câu 2. Một quả bưởi có khối lượng 1,5kg rơi tự do từ động cao 4m xuống đất, lấy g =10m/s2. Động năng của quả bưởi trước khi chạm đất là:

A. 60N B. 600N C. 6N D. 300N

Câu 3: Từ mối quan hệ giữa động năng và thế năng của vật rơi tự do cho ta biết:

A. Động năng của vật được bảo toàn B. Thế năng của vật được bảo toàn C. Cơ năng của vật được bảo toàn

D. Động năng và thế năng cùng tăng hoặc cùng giảm

Câu 4. Một vận động viên có khối lượng 70kg chạy đều hết quãng đường 400m trong thời gian 40 s. Động năng của vận động viên đó là:

A. 350N ` B. 3500N C. 7000N D. 2800N

Câu 5. Một gàu nước khối lượng 10kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5 m trong thời gian 1 phút 40 giây, lấy g =10 m/s2. Công suất trung bình của lực kéo là:

A. 50W B. 500W C. 5W D. 351,5W

Câu 6. Người ta nói: “Không thể tự nắm tóc mình mà nhấc mình lên được”.

Câu nói này có cơ sở khoa học không? Em hãy giải thích

A. Có cơ sở khoa học. Vì: tay mình với tóc chỉ là một vật nên không tương tác với nhau được.

B. Có cơ sở khoa học. Vì: Sợi tóc nhỏ nên không thể nhấc người có khối lượng lên được

C. Có cơ sở khoa học. Vì: Theo định luật bảo toàn động lượng, nội lực không gây được gia tốc cho hệ.

Câu 7. Một xe chở cát khối lượng 38 kg đang chuyển động trên đường nằm ngang không ma sát với vận tốc 1m/s. Một vật nhỏ khối lượng 2 kg đang bay với vận tốc 7 m/s (đối với mặt đất) cùng chiều với xe, đến đập vào xe và nằm yên trong đó.

Vận tốc của xe sau va chạm là:

A. 1,3 m/s B. 13m/s C. 1m/s D. 7m/s

Câu 8. Công cơ học là đại lượng:

A. luôn luôn không đổi B. luôn luôn dương hoặc bằng không C. có thể âm, dương hoặc bằng không D. luôn luôn dương

Câu 9. Biểu thức của động năng

A.m v

. B. . 2

2

1mv C. ( )2

2

1kl D. mgz

Câu 10. Nếu vận tốc của vật tăng lên gấp đôi thì thương số giữa động lượng và động năng của vật sẽ như thế nào?

A. tăng lên 2 lần B. giảm 2 lần C. không đổi D. không xác định được

Phần 4: Ô chữ [20], [21], [28]

Thể lệ phần thi như sau:

- Mỗi đội sẽ có 2 lượt lựa chọn ô chữ hàng ngang. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi của hàng là 30s, trả lời đúng được 10 điểm

- Nếu đội chọn câu hỏi trả lời sai hoặc không có câu trả lời thì các đội còn lại phất cờ để giành quyền trả lời, trả lời đúng được 10 điểm, sai trừ 5 điểm, có tối đa 2 đội trả lời câu hỏi cho một hàng,

- Nếu không có câu trả lời thì khán giả được quyền trả lời.

- Các đội có thể phất cờ trả lời từ khóa (ô chữ hàng dọc) bất cứ lúc nào. Trả lời đúng được 50 điểm, trả lời sai sẽ bị mất quyền chơi trong phần thi này. Ô chữ các đội chơi không trả lời được sẽ giành cho khán giả.

Câu hỏi tương ứng với các từ hàng ngang:

Hàng ngang số 1: (Gồm 3 chữ cái): Động năng, thế năng, cơ năng đều có đơn vị là? JUN

Hàng ngang số 2: (Gồm 6 chữ cái): Đại lượng này bằng tổng động năng và thế năng? CƠ NĂNG

Hàng ngang số 3: (Gồm 7 chữ cái): Trong hệ kín, động lượng của hệ vật được…? BẢO TOÀN

Hàng ngang số 4: (Gồm 8 chữ cái): ): Đây là dạng năng lượng đặc biệt có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, quang năng, nhiệt năng? ĐIỆN NĂNG

Hàng ngang số 5( gồm 5 chữ cái): Đây là môn khoa học nghiên cứu về cấu tạo, tính chất và phương thức vận động của vật chất? VẬT LÝ

Hàng ngang số 6: (Gồm 9 chữ cái): Đại lượng vật lí đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa vật đó với vật khác? ĐỘNG LƯỢNG

Hàng ngang số 7: (Gồm 9 chữ cái): Đại lượng này có biểu thức bằng F.t? XUNG LƯỢNG

Hàng ngang số 8: (Gồm 9 chữ cái): Quá trình biến đổi giữa các dạng năng lượng gọi là gỡ? CHUYỂN HểA

Hàng ngang số 9: (Gồm 8 chữ cái): Đây là dạng năng lượng có được do vật chuyển động? ĐỘNG NĂNG

J U N

C Ơ N Ă N G

B Ả O T O À N

Đ I Ệ N N Ă N G

V Ậ T L Ý

Đ Ộ N G L Ư Ợ N G

X U N G L Ư N G

C H U Y Ể N H ể A

Đ Ộ N G N Ă N G

Từ khóa: NĂNG LƯỢNG Phần 5: Phản ứng nhanh

Ban tổ chức có các gói câu hỏi sau:

Gói 1: Cu-lông, vôn kế, nhật thực, chân không, rơi tự do, mắt Gói 2: Niu tơn, điện giật, con lắc lò xo, súng, hấp dẫn, sao chổi

Gói 3: Ampere, gương phẳng, sao hôm, nguyệt thực, đàn hồi, ống nhòm Gói 4: Ohm, gương chiếu hậu, sét, cầu vồng, nam châm, lực kế

Cách chơi và luật chơi:

+ Trên màn hình có các gói câu hỏi về sự kiện, hiện tượng, danh nhân vật lí, dụng cụ thí nghiệm. HS dùng ngôn ngữ hoặc kết hợp động tác tay chân để diễn đạt thông tin trong gói câu hỏi

+ mỗi đội có 02 HS trả lời 01 gói câu hỏi: 1 HS gợi ý, 1 HS đọc và viết câu trả lời. Khi gợi ý không được dùng từ có trong thông tin, không dùng tiếng lóng, tiếng nước ngoài, nếu vi phạm sẽ không được tính điểm. Nếu thông tin khó, HS có thể bỏ qua, còn thời gian thì quay lại tar lời.

+ Thời gian cho mỗi gói là 90 giây, sau 90 giây căn cứ vào số thông tin đưa ra để ban giám khảo tính điểm, mỗi thông tin đúng được 10 điểm, thời gian được tính khi đồng hồ đếm ngược bắt đầu.

+ Ban tổ chức trao quà cho đội thắng cuộc.

Phần 6: Giải thích hiện tượng [14], [28]

Thể lệ phần thi như sau:

- Các đội bốc thăm câu hỏi và thứ tự thi. Thời gian suy nghĩ là 1 phút. Mỗi câu hỏi chỉ có một đội được tham gia trả lời. Trả lời đúng được 30 đ, trả lời sai bị trừ 10 điểm.

Hiện tượng 1: Một người lái thuyền đang đứng ở mũi thuyền. Thuyền đậu sát bờ trên mặt nước yên lặng. Khi thấy có khách đi thuyền, người lái đã đi từ mũi thuyền xuống lái thuyền để đón khách. Hỏi người lái thuyền có đón được khách không? Tại sao?

Hiện tượng 2: Một người làm xiếc nằm trên mặt đất rồi cho đặt lên ngực mình một tảng đá to. Sau đó cho người khác lấy búa tạ đập vào tảng đá đó. Khi tảng đá vỡ, người làm xiếc vẫn đứng dậy vui cười chào khán giả. Điều gì giúp anh ta thoát khỏi

“mối nguy hiểm” trên?

Hiện tượng 3: Một quả bóng sau khi đập thẳng xuống sàn nhà, nó nảy lên cao hơn so với vị trí ban đầu. Hãy giải thích?

Hiện tượng 4: Khi xe đạp xuống dốc, mặc dù không đạp nữa nhưng xe chạy xuống càng nhanh. Hãy giải thích hiện tượng trên về mặt năng lượng (giả sử bỏ qua ma sát )?

Phần 7: Khán giả trổ tài

Trong thời gian thư kí tổng hợp điểm của các đội chơi. Ban tổ chức có thể tổ chức một số trò chơi dành cho khán giả.

Trò chơi 1: Giải thích hiện tượng:

Hiện tượng 1: Giải thích hiện tượng súng giật khi bắn?

Hiện tượng 2: Một em bé đang thổi hơi vào quả bóng bay. Khi bóng căng, do sơ ý quả bóng bay tuột khỏi tay. Hỏi quả bóng sẽ chuyển động như thế nào?

Tại sao?

Trò chơi 2: Ai khéo hơn Cách chơi và luật chơi:

Ban tổ chức mời 4 khán giả chia làm 4 đội chơi, mỗi đội có 02 cái ly giống hệt nhau (chẳng hạn như ly mì vifon) và 01 tờ giấy A4. Ban đầu 2 ly úp ngược lên nhau,

tờ giấy A4 ở giữa. Các em dùng tay kéo tờ giấy A4 ra, sau khi kéo ra, 2 ly vẫn còn ở trạng thái đứng yên như lúc ban đầu. các đội được làm thử 3 lần trước khi chơi. Khi nghe hiệu lệnh của ban tổ chức, các đội đồng loạt kéo tờ giấy A4 ra, đội nào thực hiện thành công sẽ là đội thắng cuộc và được nhận phần thưởng. Ban tổ chức giải thích thêm về lý thuyết có liên quan đến trò chơi này:

Khi thời gian tương tác quá ngắn thì sự truyền tương tác là không đáng kể t

F p 

 .

Do đó, khi kéo thật nhanh tờ giấy A4 thì dường như trạng thái ban đầu của 2 ly không đổi.

Trò chơi 3: Mô tả đồ vật

- Đây là phần thi mô tả các đồ vật đơn giản ứng dụng các hiện tượng, nguyên tắc vật lí thường gặp trong đời sống hoặc được sử dụng trong các thí nghiệm. Các đồ vật này được phân làm 3 bộ ở trong 3 thùng đồ kín chỉ có 1 mặt hở, mỗi bộ chứa 8 đồ vật:

+ Bộ 1: Lò xo, đèn cồn, lực kế, quả cân, con chuột máy tính, bật lửa, kẹp giấy, bút bi.

+ Bộ 2: Con lật đật, bút chì, đồng hồ, đinh sắt, thước thẳng, đĩa CD, nến, quả pin.

+ Bộ 3: kính mắt, bút lông, viên bi, eke , viên phấn, dây điện, máy tính bỏ túi, băng dính.

- Thể lệ:

+ Có 3 cặp chơi, trong mỗi cặp thi: HS số 1 thò tay vào thùng đồ tìm và mô tả đồ vật (HS này bị bịt mắt bằng 1 chiếc khăn), HS số 2 đoán và ghi tên đồ vật lên bảng. Từ mô tả không được trùng và láy tên đồ vật. sau khi HS số 2 ghi tên đồ xong, HS số 1 đặt đồ vào khay cạnh đó.

+ Thời gian cho mỗi cặp chơi là 180 giây + Mỗi đồ đúng được 10 điểm

- Ban tổ chức trao phần thưởng cho từng cặp chơi.

III. Tổng kết- trao giải

- Ban thư kí báo cáo kết quả thi của các đội.

- Trao phần thưởng cho các đội.

- Lãnh đạo Trung tâm phát biểu ý kiến về buổi ngoại khóa.

- Tổng kết rút kinh nghiệm.

2.4.3.2. Hình thức tổ chức ngoại khóa chương “Các định luật bảo toàn”

Sau khi xây dựng được mục tiêu và nội dung của hoạt động ngoại khóa, chúng tôi dự kiến tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa từ 20/01/2014 đến 08/03/2014.

- Chúng tôi dự kiến chia HS thành 04 nhóm, dựa theo lớp, trình độ, nơi ở và sở thích của mỗi HS. Mỗi nhóm từ 6 đến 8 HS, trong đó có một nhóm trưởng và một thư kí. Tiếp theo GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm. Mỗi nhóm phải nghiên cứu thiết kế và chế tạo TN mô hình về ứng dụng kĩ thuật của phần kiến thức “Các định luật bảo toàn” và biểu diễn để giải quyết các nhiệm vụ được giao. Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.

- Việc giao nhiệm vụ cho các nhóm được GV bố trí gặp gỡ riêng từng nhóm.

Làm như vậy, vừa đảm bảo bí mật của các nhiệm vụ, vừa có thể giúp cho GV bao quát được tình hình HS để có kế hoạch định hướng cũng như giúp đỡ các em khi gặp khó khăn, đảm bảo cho nhiệm vụ được hoàn thành. Việc tổ chức các nhóm thông qua ý nguyện của học sinh. Các em sẽ đăng kí tham gia vào các nhóm, nghiên cứu các các ứng dụng kĩ thuật khác nhau về “Các định luật bảo toàn”

+ Nhóm 1: Thực hiện nhiệm vụ 1 + Nhóm 2: Thực hiện nhiệm vụ 2 + Nhóm 3: Thực hiện nhiệm vụ 3 + Nhóm 4: Thực hiện nhiệm vụ 4

Các nhóm HS sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình tại nhà, tại phòng thực hành của Trung tâm. Các em có thể xin trợ giúp của giáo viên hoặc các lực lượng khác khi gặp khó khăn

- HS ở các nhóm tự tìm tài liệu, vận dụng kiến thức đã học, suy nghĩ để tìm phương án thiết kế, chế tạo TN mô hình về ứng dụng kĩ thuật . GV đến làm việc với từng nhóm để nghe HS trình bày các phương án của nhóm mình. Nếu HS chưa nghĩ ra hay chưa có phương án hợp lí thì GV giúp đỡ theo từng mức độ khác nhau, yêu cầu đối với HS từ cao xuống thấp bằng cách GV đưa ra các câu hỏi gợi ý, định hướng để HS tiếp tục suy nghĩ, tìm cách giải quyết.

- GV đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển HS trong nhóm trao đổi thảo luận để tìm cách giải quyết những vấn đề được đưa ra, thông qua đó HS sẽ tìm ra các

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa các ứng dụng kĩ thuật của một số kiến thức chương Các định luật bảo toàn (Vật lí lớp 10) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên (Trang 80 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)