Các mục tiêu dạy học của chương “Các định luật bảo toàn”

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa các ứng dụng kĩ thuật của một số kiến thức chương Các định luật bảo toàn (Vật lí lớp 10) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên (Trang 66 - 69)

Chương 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA CÁC ỨNG DỤNG KĨ THUẬT CỦA MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

2.2. Các mục tiêu dạy học của chương “Các định luật bảo toàn”

2.2.1. Mục tiêu kiến thức.

* Sau khi hoạt động ngoại khóa xong chương “Các định luật bảo toàn”, HS cần đạt được các mục tiêu về kiến thức như sau:

“- Phát biểu được định nghĩa hệ cô lập.

- Định nghĩa động lượng và nêu được nội dung định luật bảo toàn động lượng áp dụng cho cơ hệ kín.” [1, tr. 123]

- Phân biệt được thuật ngữ “công” trong ngôn ngữ hằng ngày và “công” trong vật lí. Nắm vững được công cơ học phụ thuộc vào 2 yếu tố: Lực tác dụng và độ dời điểm đặt của lực theo phương của lực: AF.s.cos .

- Nêu được công là đại lượng vô hướng, có thể dương hoặc âm hoặc bằng không ứng với công phát động hoặc công cản hoặc công của trọng lực khi vật dịch chuyển theo phương nằm ngang.

- “Phát biểu được được định nghĩa và ý nghĩa của công suất” [1, tr. 127]

- Chú ý đơn vị công cũng là đơn vị năng lượng. Phân biệt được đơn vị công và công suất. Tránh nhầm lẫn giữa đơn vị công (KW.h) với đơn vị công suất (KW).

- Nêu được động năng là dạng năng lượng cơ học mà mọi vật có khi chuyển động và 2 yếu tố đặc trưng của động năng mà nó phụ thuộc cả vào đó là: khối lượng

và vận tốc: 2

2 1mv Wđ

- Nêu và viết được biểu thức mối quan hệ giữa công và năng lượng thể hiện

qua định lý động năng. 22 12

2 1 2

1

1

2 W mv mv

W

Ađđ  

- Nêu được cách tính công do trọng lực thực hiện khi vật dịch chuyển, từ đó suy ra được biểu thức của thế năng trọng trường Wtmgz. Nêu được mối quan hệ công của trọng lực và thế năng (Công của trọng lực bằng độ giảm thế năng, không phụ thuộc vào đường đi):

2

12 Wt1 Wt

A  

- “Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức của thế năng trọng trường” [1, tr. 134]

- Nêu được thế năng trong cơ học là dạng năng lượng của một vật chỉ phụ thuộc vào vị trí tương đối giữa vật với trái đất hoặc phụ thuộc trạng thái biến dạng của vật so với vị trí chưa biến dạng ban đầu.

- “Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức của thế năng đàn hồi” [1, tr. 134]

- Nêu được cách tính công của lực đàn hồi khi vật bị biến dạng, từ đó suy ra công thức tính thế năng đàn hồi: ( )2

2 1k l

Wt   , thế năng đàn hồi luôn dương.

- Phát biểu và viết được biểu thức mối liên hệ giữa công của lực đàn hồi bằng độ giảm thế năng đàn hồi: A12 Wđh1 Wđh2

- “Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường” [1, tr. 138]

- “Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi của lò xo” [1, tr. 138]

- Cần lưu ý: Công của lực cản (lực không thế) bằng độ biến thiên cơ năng. Độ biến thiên cơ năng này chuyển sang dạng năng lượng khác (nội năng, nhiệt năng...)

- Trình bày được quá trình biến đổi năng lượng của vật trong quá trình chuyển động: Thế năng giảm thì động năng tăng và ngược lại. Khi động năng của vật cực đại thì tại vị trí đó thế năng của vật bằng không và ngược lại: WWđWt

2.2.2. Mục tiêu kĩ năng.

* Sau khi hoạt động ngoại khóa xong chương “Các định luật bảo toàn”, HS cần rèn luyện được các kĩ năng như sau:

- Kĩ năng thực hành thí nghiệm: Kĩ năng quan sát (vị trí và quãng đường của xe lăn trong các lần làm thí nghiệm để đi đến nhận xét..., kĩ năng quan sát súng giật khi bắn, kĩ năng thao tác lắp đặt, thực hiện các thí nghiệm, kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo..., kĩ năng chế tạo và tiến hành các thí nghiệm với các dụng cụ thí nghiệm đơn giản...

- Kĩ năng thu lượm thông tin về kiến thức vật lí từ quan sát hiện tượng trong thực tế, từ thí nghiệm, từ SGK, từ tài liệu và trên internet,....

- Kĩ năng xử lý thông tin vật lí: Xử lí số liệu thực nghiệm, vẽ đồ thị, phân tích hiện tượng, suy luận tương tự, quy nạp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,...

- Kĩ năng truyền đạt thông tin vật lí: Báo cáo các sản phẩm vật lí đã chế tạo được và tiến hành thí nghiệm trên các sản phẩm đó, trình bày kết quả thí nghiệm, trình bày những hiểu biết, quan niệm của cá nhân, lập luận phản biện hoặc bảo vệ một quan điểm khoa học trước nhóm, trước tập thể...Có khả năng hoạt động nhóm, thảo luận, đề xuất ý tưởng giải quyết các vấn đề được đặt ra hoặc được giao

- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế như:

Súng giật khi bắn, nguyên tắc hoạt động của máy bay phản lực, của tên lửa vũ trụ, của hộp số xe máy, ô tô, của thác nước chảy làm quay tubin tạo ra dòng điện, của con quay nước, của con quay Mac-xoen, của cái cọn nước,...

- Vận dụng các công thức tính động lượng, định luật bảo toàn động lượng, động năng, thế năng, cơ năng, công, công suất...để giải các bài tập liên quan.

- Thiết kế, chế tạo được các thí nghiệm đơn giản, các thí nghiệm mô hình về một số ứng dụng kĩ thuật của chương “Các định luật bảo toàn”

- Kỹ năng hoạt động nhóm, thảo luận, đề xuất ý tưởng giải quyết các vấn đề được đặt ra hoặc được giao.

-Kỹ năng thuyết trình trước nhóm, trước đám đông, nâng cao khả năng ngôn ngữ, việc diễn đạt, trình bày ý tưởng.

2.2.3. Mục tiêu phát triển tư duy

Theo chúng tôi, để có thể góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Vật lí trong giai đoạn mới thì ngoài những mục tiêu chung như trước đây thì cần có thêm mục tiêu phát triển tư duy cho HS. Đối với chương “Các định luật bảo toàn” mục tiêu này thể hiện như sau:

- Biểu đạt các vấn đề dưới dạng các câu hỏi và đưa ra được các dự đoán, đề xuất được các giả thuyết, các phương án và giải pháp cụ thể của vấn đề.

- Nghiên cứu, tìm hiểu được các ứng dụng của kiến thức về “Các định luật bảo toàn” trong kĩ thuật cũng như trong thực tế đời sống.

- Nghiên cứu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị ứng dụng “Các định luật bảo toàn”.

- Thiết kế, chế tạo được các thí nghiệm mô hình, các thiết bị kĩ thuật về “Các định luật bảo toàn” từ các vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm và tiến hành các thí nghiệm với các dụng cụ thí nghiệm đã chế tạo được.

- Xây dựng tư duy phân tích và tổng hợp vấn đề.[6]

2.2.4. Mục tiêu tình cảm, thái độ.

- Có hứng thú học môn vật lí nói chung và những kiến thức về “Các định luật bảo toàn” nó riêng, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng nhưng đóng góp của vật lí cho sự tiến bộ của xã hội và nhưng công lao của các nhà khoa học.

- Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác Có ý thức trách nhiệm trước những nhiệm vụ được giao, có tinh thần hợp tác. Phát triển tốt tình cảm, mối quan hệ bạn bè, thầy cô. Có tinh thần nỗ lực phấn đấu cá nhân, sự tự tin vào bản thân trong học tập, sự khát khao khẳng định mình trước tập thể.

- Có đức tính kỉ luật, sáng tạo, nhanh nhạy trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

- Có ý thức vận dụng những kiến thức trong chương “Các định luật bảo toàn”

vào đời sống và kĩ thuật nhằm cải thiện đời sống và giữ gìn, bảo vệ môi trường sống tự nhiên.

- Củng cố thêm thế giới quan duy vật biện chứng. [6]

2.3. Điều tra thực trạng HĐNK và tình hình dạy học chương “Các định luật bảo

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa các ứng dụng kĩ thuật của một số kiến thức chương Các định luật bảo toàn (Vật lí lớp 10) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)