Hoạt động ngoại khoá về các ứng dụng kĩ thuật của vật lí với việc phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa các ứng dụng kĩ thuật của một số kiến thức chương Các định luật bảo toàn (Vật lí lớp 10) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên (Trang 57 - 61)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA CÁC ỨNG DỤNG KĨ THUẬT CỦA VẬT LÍ

1.6. Hoạt động ngoại khoá về các ứng dụng kĩ thuật của vật lí với việc phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh

1.6.1. Các biện pháp phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh trong HĐNK về ứng dụng kĩ thuật vật lí

- Áp dụng phương pháp dạy học ứng dụng kĩ thuật theo mỗi con đường sao cho phù hợp với nội dung ứng dụng kĩ thuật cũng như trình độ tư duy của học sinh để phát huy được tính tích cực và sáng tạo của họ

- Nói lên ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu: Các ứng dụng kĩ thuật của vật lí.

- Tạo ra các tình huống có vấn đề, kích thích được óc tò mò, khoa học, ham hiểu biết của các em lôi cuốn các em tự nguyên tham gia vào HĐNK.

- Nội dung GV đưa ra phải mới nhưng không phải quá xa lạ với HS. Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, với suy nghĩ hàng ngày, thoả mãn nhu cầu nhận thức của các em.

- Tiến hành của hoạt động ở những mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của HS để HS có thể tự lực giải quyết từng vấn đề.

- Phát huy tối đa hoạt động của HS hay nhất là tổ chức tình huống có vấn đề, tăng cường vấn đáp tìm tòi, tạo ra các cuộc tranh luận, thảo luận, đòi hỏi nêu dự đoán giả thuyết, các phương án, các giải pháp. Bằng sự tổ chức điều khiển hợp lí các hoạt động của từng cá nhân và tập thể HS.

- Phát triển kinh nghiệm sống của HS trong hoạt động.

- Hướng dẫn HS vận dụng, ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống, kĩ thuật.

- Hướng dẫn HS từng bước giải quyết những vấn đề vướng mắc, tránh làm thay các em cũng như phó mặc các em tự giải quyết những vấn đề phức tạp vượt quá khả năng của các em.

- GV thường xuyên kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỉ luật kịp thời, đúng mức các nhóm.

- Tạo không khí đạo đức lành mạnh trong các nhóm, trong lớp, trong trường, tôn vinh sự học nói chung và biểu dương những HS có ý tưởng hay, sáng tạo.

1.6.2. Các tiêu chí đánh giá tính tích cực và sáng tạo của học sinh trong HĐNK về ứng dụng kĩ thuật vật lí

Tính tích cực và sáng tạo của HS khi tham gia hoạt động ngoại khóa nói chung và hoạt động ngoại khóa về các ứng dụng kĩ thuật của Vật lí nói riêng được đánh giá qua các tiêu chí sau:

* Tiêu chí đánh giá tính tích cực:

- HS tự nguyện tham gia vào hoạt động ngoại khóa, sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ GV giao cho.

- HS tích cực tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về các vấn đề liên quan tới ứng dụng kĩ thuật khi được GV giao nhiệm vụ.

- HS tích cực suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện yêu cầu mà GV giao cho.

- HS lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, biết đặt ra các câu hỏi, những thắc mắc cần giải quyết

- HS tích cực, hồ hởi tham gia xây dựng ý kiến, đề xuất các phương án, sáng tạo tìm ra các giải pháp kĩ thuật độc đáo để tham gia vào quá trình chế tạo các mô hình ứng dụng kĩ thuật.

- Các em mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình với GV, với các bạn trong nhúm; mạnh dạn nhờ GV giỳp đỡ khi gặp vấn đề gỡ khú khăn hoặc chưa hiểu rừ; khi GV hướng dẫn thì các em chú ý lắng nghe và tích cực suy nghĩ theo hướng GV giúp đỡ và tự tìm ra cách giải quyết cho mình.

- Với những vấn đề khó, các em không nản chí mà cố gắng tìm tài liệu, nhờ cố vấn để hoàn thành nhiệm vụ sớm để cho ra những sản phẩm vừa hữu dụng, vừa đẹp và bền.

- Các em say sưa khi báo cáo sản phẩm và tích cực giải đáp các thắc mắc của thầy cô và bạn bè về sản phẩm của nhóm mình. Đồng thời, hồi hộp trước sự đánh giá về sản phẩm của nhóm mình.

- Các em phấn khởi, hào hứng khi tham gia ngoại khóa và sẵn sàng trả lời các câu hỏi của phiếu điều tra.

* Tiêu chí đánh giá tính sáng tạo:

- HS đưa ra được các phương án thiết kế, chế tạo dụng cụ và cùng một thí nghiệm có thể đưa ra được nhiều cách chế tạo khác nhau. Đề xuất được những sáng kiến kĩ thuật để thí nghiệm chính xác hơn, dụng cụ bền đẹp hơn,…

- HS tự tay thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và diễn đạt thí nghiệm. Trong quá trình thiết kế, chế tạo đó, bằng sự tự lực, sáng tạo mà mỗi nhóm làm ra các sảm phẩm riêng, độc đáo của nhóm mình.

- HS cố gắng vận dụng các kiến thức đã được học vào trong thực tế một cách kinh hoạt để giải thích được một số ứng dụng kĩ thuật có liên quan.

- Thông qua kết quả của phiếu điều tra, sau khi học ngoại khóa HS đã trả lời được những câu hỏi mà trước khi ngoại khóa các em không trả lời được.

Kết luận chương 1

Hoạt động ngoại khóa nói chung và HĐNK vật lí nói riêng là một trong các hình thức dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông hiện nay. HĐNK có tác dụng hỗ trợ cho học nội khóa trong việc củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức, vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế đời sống và kĩ thuật; phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, góp phần hoàn thiện nhân cách của HS. HĐNK mang tính tự nguyện, có nội dung và hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, phương pháp tổ chức mềm dẻo, tạo ra sự hứng thú học tập cho HS. Quy trình tổ chức HĐNK không cứng nhắc, nó tùy thuộc vào nội dung, hình thức tổ chức và tình hình thực tiễn của nhà trường, GV và HS.

Khi tham gia HĐNK về các ứng dụng kĩ thuật của vật lí, HS được phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của mình trong việc thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm, các thiết bị kĩ thuật, HS có nhiều điều kiện làm quen với những nguyên lí chủ yếu của những nghành sản xuất chính, đồng thời HS được rèn luyện những kĩ năng kĩ xảo cần thiết trong lao động sản xuất, trong việc sử dụng những công cụ đơn giản của nền sản xuất hiện đại.

Vì thế, nếu tổ chức tốt HĐNK các UDKT của vật lí đặc biệt là hoạt động thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm, các thiết bị kĩ thuật, kết hợp với việc báo cáo các sản phẩm mà HS chế tạo được và xây dựng sân chơi VL sẽ góp phần tăng hứng thú cho HS học tập. Tham gia HĐNK cũng là cơ hội giúp HS làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học đặc biệt là hoạt động thực nghiệm, đó là tiền đề cho sự học tập và nghiên cứu sau này của HS.

Việc nghiên cứu cơ sở lí luận về HĐNK các ứng dụng kĩ thuật của VL, đặc biệt là quy trình tổ chức HĐNK (nội dung, phương pháp, hình thức), các yêu cầu đối với việc thiết kế, chế tạo, sử dụng các DCTNĐG; các con đường dạy học các ứng dụng kĩ thuật của VL; tính tích cực, sáng tạo của HS là những căn cứ quan trọng để chúng tôi xây dựng quy trình HĐNK các UDKT chương “Các định luật bảo toàn”.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa các ứng dụng kĩ thuật của một số kiến thức chương Các định luật bảo toàn (Vật lí lớp 10) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)