KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ (Trang 128 - 130)

- Đưa giáo dục môi trường vào các buổi học ngoại khoá trong trường học, đồng thời phát hành sách, tranh, ảnh tuyên truyền trong trường học.

Dưới đây là mô hình tuyên truyền bảo tồn thiên nhiên:

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ

5.1. Kết luận:

Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng, mức độ tham gia và vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý rừng, những nhân tố cản trở hoặc thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quản lý bền vững tài nguyên rừng ở vùng đệm VQG Xuân Sơn có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng, ĐDSH ở khu vực nghiên cứu: Do ban quản lý VQG đang trong giai đoạn hoàn thiện về tổ chức và cơ sở vật chất nên hoạt động quản lý rừng được phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Tân Sơn và chính quyền địa phương xã Xuân Đài, và các tổ chức cộng đồng địa phương.

Đây là mô hình quản lý tài nguyên rừng, ĐDSH hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực bởi nó khai thác được các nguồn lực trên địa bàn. Tuy nhiên do thiếu thống nhất chỉ đạo và phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, vai trò của cộng đồng còn mờ nhạt, thiếu những tổ chức và luật lệ cộng đồng cho quản lý tài nguyên. Vì vậy, cần phải có tiếng nói chung giữa các bên với cộng đồng địa phương để cùng nhau phát triển bền vững.

2. Sự phụ thuộc của cộng đồng vào tài nguyên rừng là tương đối lớn: Cộng đồng dân cư vùng đệm VQG đa dạng về thành phần dân tộc, điều kiện kinh tế xã hội còn ở mức thấp, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy sức ép lên tài nguyên rừng và ĐDSH là rất lớn, các hoạt động khai thác tài nguyên của cộng đồng rất đa dạng, một số hoạt động gây nguy hại nghiêm trọng đến sự phát triển của VQG. Tuy nhiên mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng ở mỗi cộng đồng, thôn bản là khác nhau, những hộ nghèo phụ thuộc nhiều hơn vào tài nguyên thiên nhiên so với hộ khá.

3. Những đặc điểm kinh tế, xã hội và nhân văn cơ bản hiện nay ở khu vực nghiên cứu là thu nhập bình quân trên đầu người thấp, chủ yếu là sản xuất thuần nông, nền sản xuất mang tính tự cấp, tự túc, hiệu quả kinh tế của quản lý rừng và đất rừng còn rất thấp, tập quán khai thác tài nguyên lạc hậu, trình độ văn hoá còn hạn chế, kiến thức bản địa phong phú nhưng chưa được phát huy đầy đủ.

4. Nguyên nhân chủ yếu cản trở sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng là: Nhu cầu và khả năng tiền mặt chưa đáp ứng nhu cầu người dân, nền sản xuất tự cấp tự túc giới hạn trong hộ gia đình, tập quán sản xuất lạc hậu, kiến thức bản địa chưa được phát huy, công nghệ chế biến nông lâm sản và thị trường tiêu thụ chưa phát triển, trình độ dân trí thấp và ý thức chấp hành pháp luật kém, hoạt động khuyến nông khuyến lâm chưa phát triển.

5. Trên cơ sở phân tích những thông tin thu thập được trong quá trình điều tra, kết hợp với những ý kiến đề xuất của người dân địa phương và khuyến nghị của các chuyên gia, đề tài đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút cộng

đồng tích cực tham gia quản lý bền vững tài nguyên rừng tại vùng đệm VQG Xuân Sơn như sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w